Viêm mũi họng là gì? Nguyên Nhân, triệu chứng và cách trị tốt nhất

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Viêm mũi họng (cảm lạnh) là căn bệnh dễ gặp phải khi thời tiết chuyển mùa và dễ chữa khỏi. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về bệnh dẫn đến những sai lầm trong quá trình điều trị gây ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe, công việc. Vậy viêm mũi họng là bệnh gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị bệnh ra sao? Những vấn đề này sẽ được làm rõ trong bài viết bên dưới.

Viêm mũi họng là gì?

Viêm mũi họng hay còn được dân gian gọi là cảm lạnh. Đây là thuật ngữ chỉ tình trạng tổn thương tại mũi và vòm họng. Bệnh lý này vô cùng phổ biến, bất cứ ai cũng từng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, thanh thiếu niên, người trưởng thành, người già đều dễ mắc phải nhưng trẻ em và những người có sức đề kháng kém thường xuyên tái phát bệnh đặc biệt khi thời tiết trở lạnh, nhiễm virus… Trung bình, trẻ em bị nhiễm bệnh từ 6 đến 8 lần/năm trong khi người lớn là 2 – 4 lần/năm.

Viêm mũi họng là bệnh lành tính có thể tự khỏi nếu được chăm sóc tốt. Tuy nhiên nếu tình trạng viêm nhiễm này có thể kéo dài tới 3 tuần sẽ dễ gây ra những tổn thương, viêm mũi, viêm họng nghiêm trọng hơn ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.

Hiện tượng viêm sưng tại mũi họng, dễ gặp ở mọi đối tượng
Hiện tượng viêm sưng tại mũi họng, dễ gặp ở mọi đối tượng

Phân loại theo mức độ viêm mũi họng gồm các dạng: Viêm mũi họng cấp (xuất hiện đột ngột trong vài ngày rồi từ khỏi, thường gặp ở trẻ nhỏ) và viêm mũi họng mãn tính (dễ tái phát, bệnh kéo dài từ ngày này sang ngày khác kéo theo các triệu chứng sưng viêm bên trong).

Chia theo các triệu chứng bệnh gồm có:

  • Viêm mũi họng dị ứng: Là tình trạng mũi, họng bị viêm nhiễm do cơ thể kích ứng với các dị nguyên từ bên ngoài.
  • Viêm mũi họng xuất tiết: Tình trạng mũi, họng chứa dịch nhiều dịch nhầy, đờm
  • Viêm mũi họng bội nhiễm: Ngoài bệnh nền, bệnh nhân còn bị nhiễm thêm các loại virus, vi khuẩn khiến bệnh diễn biến nặng nề hơn.
  • Viêm mũi họng xung huyết: Là tình trạng sưng đỏ, phù nề tại niêm mạc mũi, họng.

Triệu chứng bệnh viêm mũi họng dễ gặp

Đây là căn bệnh dễ nhận qua các triệu chứng lâm sàng như:

  • Ho, đau rát họng: Dấu hiệu này vô cùng đặc trưng mà bất cứ người bệnh nào cũng gặp phải. Ban đầu bạn sẽ thấy cổ họng khô ngứa khó chịu, sau đó đau rát, xuất hiện những cơn ho theo đợt hoặc kéo dài.
  • Khan tiếng, mất tiếng: Khi viêm sưng họng, ho kéo dài kết hợp với dịch đờm khiến người bệnh bị khàn tiếng, thậm chí mất tiếng. Biểu hiện này thường gặp vào sáng sớm khi người bệnh ngủ dậy.
  • Sổ mũi: Ban đầu dịch mũi loãng, trong sau vài ngày có thể chuyển màu đục hơn, đặc lại, có màu vàng hoặc xanh.
  • Hắt hơi: Là triệu chứng sớm, điển hình của bệnh xảy ra khi mũi bị kích thích, ngứa mũi.
  • Nghẹt mũi: Người bệnh có thể bị tắc một bên mũi hoặc cả 2 bên, một phần do niêm mạc bị viêm sưng thêm nữa là do dịch mũi đặc gây bít tắc.
  • Người mệt mỏi: Khi mắc phải căn bệnh này, bạn sẽ thấy người mệt mỏi, người không còn sức, khó tập trung vào học tập, làm việc.
  • Các triệu chứng khác: Sốt nhẹ, chảy nước mắt, ngứa mắt, đau đầu, cơ bắp đau.

Nguyên nhân gây viêm mũi họng phổ biến nhất

Để việc điều trị và phòng ngừa hiệu quả, mọi người cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau đây là những yếu tố khiến tình trạng viêm tại mũi họng dễ phát sinh:

  • Vi khuẩn, virus: Đây được xem là yếu tố chính khiến mũi họng bị viêm sưng. Bởi khi xâm nhập vào cơ thể chúng gây khiến ức chế hoạt động của các cơ quan này đồng thời làm tổn thương niêm mạc gây ra các triệu chứng bệnh.
  • Thay đổi thời tiết: Sự thay đổi thời tiết thất thường từ nắng sang mưa, nóng sang lạnh, ẩm ướt… khiến cơ thể không kịp thích nghi, trong đó mũi họng là cửa ngõ của cơ quan hô hấp dễ bị ảnh hưởng.
  • Hệ miễn dịch kém: Những người mới ốm dậy, trẻ nhỏ, người già… có sức đề kháng kém khiến virus, dị nguyên từ bên ngoài dễ tấn công.
  • Thói quen xấu: La hét, hút thuốc lá, ăn nhiều đồ cay nóng, uống nước lạnh, dùng tay ngoáy mũi… là những thói quen mà rất nhiều gặp phải. Chính những yếu tố này gây tổn thương họng, tạo điều kiện thuận lợi để tình trạng viêm sưng, nhiễm khuẩn xảy ra.
  • Tính chất nghề nghiệp: MC, phát thanh viên, giáo viên, ca sĩ hay những người ngồi trong môi trường điều hòa máy lạnh nhiều cũng dễ mắc phải căn bệnh này.
  • Tiền sử bệnh lý: Người mắc bệnh lý dị ứng, viêm loét dạ dày, trào ngược, bệnh nhân tiểu đường… dễ bị viêm sưng mũi họng.
  • Các nguyên nhân khác: Thường xuyên thức khuya, ăn uống không đủ chất… khiến cơ thể suy nhược, sức đề kháng kém dễ mắc bệnh.
Những nguyên nhân dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp
Những nguyên nhân dễ gây viêm nhiễm đường hô hấp

Bệnh viêm mũi họng có nguy hiểm không? Có lây không?

Dù bệnh lành tính, có thể tự khỏi sau vài ngày, tuy nhiên nếu bệnh chuyển sang mãn tính không được điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe đặc biệt là gây ra những biến chứng như:

  • Viêm xoang: Tình trạng viêm mũi và họng kéo dài, dịch nhầy ứ đọng lại tạo điều kiện để vi khuẩn, virus tấn công các ổ xoang và gây bệnh.
  • Viêm tai giữa: Bởi tai mũi họng có liên quan đến nhau nên khi mũi và họng cùng bị viêm nhiễm ắt kéo theo tai gặp vấn đề. Khi đó tai bị viêm, đau nhức, tiết dịch vàng, sốt…
  • Các bệnh nhiễm trùng khác: Viêm phế quản, viêm thanh quản, viêm phổi, viêm họng liên cầu khuẩn

Viêm mũi họng có lây không? Theo các chuyên gia, đây là căn bệnh truyền nhiễm thường gặp nhất ở người, dễ dàng lây lan quan các con đường như:

  • Tiếp xúc trực tiếp: Khi nói chuyện, giao tiếp người bệnh hắt hơi, ho khiến vi khuẩn qua đường không khí xâm nhập vào người chưa mắc bệnh.
  • Qua các vật trung gian: Vi khuẩn, virus từ người bệnh có thể bám vào bề mặt của các đồ vật xung quanh nếu bạn vô tình chạm phải rồi đưa lên mặt, mũi rất dễ nhiễm bệnh.
  • Dùng chung đồ cá nhân: Dùng chung khăn mặt, bàn chải đánh răng, ăn chung thìa, bát đũa…

Bệnh có thể truyền nhiễm từ 1 – 2 ngày sau khi tiếp xúc. Do đó những người thân trong gia đình thường có nguy cơ bị lây nhiễm cao.

Các phương pháp điều trị viêm mũi họng phổ biến hiện nay

Tùy vào mức độ nặng nhẹ và đối tượng mắc bệnh mà mọi người có thể tự cân đối, lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với bản thân mình cũng như người thân. Hiện có 3 cách chính gồm các mẹo dân gian, dùng thuốc tây y và thuốc đông y để chữa bệnh.

Mẹo dân gian chữa viêm mũi họng cấp tính

Đây là phương pháp thích hợp với trường hợp vị viêm nhẹ, ở giai đoạn cấp tính. Chỉ cần dùng vài nguyên liệu dễ kiếm bạn có thể tự thực hiện tại nhà giúp cải thiện các triệu chứng bệnh mà không cần đến bệnh viện.

  • Xông hơi: Đây là mẹo được dân gian truyền miệng từ đời này sang đời khác, hiện vẫn được nhiều người tin tưởng áp dụng mang lại hiệu quả tốt. Mọi người cần chuẩn bị lá bưởi, hương nhu, lá sả, lá tre. Đem tất cả rửa sạch rồi cho vào nồi thêm 1 – 2 lít nước. Đun sôi khoảng 15 phút để tinh chất từ các loại lá này tiết ra. Lấy một cái ghế đặt cạnh nồi nước, chùm chăn kín người cùng nồi nước sau đó mở vung để hơi nước bốc lên. Hít hơi nước này và xông đến khi mồ hôi toát ra ướt người thì dừng lại. Lấy khăn bông khô lau sạch mồ hôi và thay quần áo khác.
  • Uống nước tía tô, kinh giới chữa viêm mũi họng: Lấy lá tía tô và lá kinh giới mỗi loại 1 nắm. Rửa sạch sau đó cho vào nồi thêm 2 bát con nước đun sôi đến khi cạn còn 1/2 số nước ban đầu, chắt ra uống khi còn ấm. Ngày uống 2 lần giúp người thoải mái, cải thiện các triệu chứng bệnh.
  • Uống trà gừng: Bởi gừng có tính cay nóng giúp làm ấm cơ thể, tăng tuần hoàn máu, tăng quá trình tiết mồ hôi đồng thời chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Khi kết hợp với mật ong càng giúp tăng thêm tác dụng trị viêm sưng tại mũi họng. Chỉ cần dùng một củ gừng, thái lát mỏng cho vào nồi cùng 500ml nước đun sôi khoảng 10 phút. Đổ nước gừng ra cốc, thêm chanh và mật ong vào khuấy đều uống khi còn ấm.
Trà gừng giúp làm dịu lại các triệu chứng hắt hơi, đau họng 
Trà gừng giúp làm dịu lại các triệu chứng hắt hơi, đau họng

Rất nhiều người đã đạt được kết quả tốt sau khi áp dụng một trong những mẹo kể trên. Tuy nhiên khi thực hiện bạn cần kiên trì kết hợp nghỉ ngơi, ăn uống đủ chất nhằm mang lại kết quả tốt. Trường hợp bị viêm mũi họng kéo dài nên thăm khám, dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

Thuốc tây y

Viêm mũi họng uống thuốc gì? Do hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu do đó các loại thuốc hiện được dùng chỉ giúp cải thiện triệu chứng. Rất nhiều loại thuốc mọi người có thể sử dụng theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa gồm:

  • Thuốc thông mũi: Giảm các triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi thường dùng nhất là Pseudoephedrine và Phenylephrine
  • Thuốc trị ho: Dùng trong trường hợp người bệnh có các triệu chứng viêm sưng, ho kéo dài, loại bỏ đờm khỏi họng loại thuốc điều trị gồm có Codein, Dextromethorphan và Toplexil.
  • Thuốc xịt, rửa mũi: Gốm nước muối sinh lý và các loại thuốc đặc trị viêm mũi khác dùng cho các trẻ nhỏ.
  • Thuốc kháng histamin: Sử dụng cho người có cơ địa dị ứng, bị kích thích bởi các yếu tố thời tiết, chất dễ gây dị ứng. Nhờ vậy giảm ngứa, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mắt…
  • Thuốc kháng sinh trị viêm mũi họng: Dùng trong trường hợp người bị bệnh do nhiễm virus, vi khuẩn thuốc giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh ngừa nhiễm trùng.
  • Sử dụng các loại thuốc kháng viêm không steroid: Tác dụng chống viêm hiệu quả với các loại như ibuprofen, Aspirin…

Ngoài ra các loại thuốc bổ, vitamin C, A… cũng được chỉ định nhằm tăng cường sức đề kháng giúp ngăn ngừa tác nhân gây bệnh xâm nhập.

Các loại thuốc tây kể trên có thể dùng theo đơn hoặc theo đơn của bác sĩ. Tuy nhiên để an toàn, chữa đúng bệnh, hạn chế rủi ro với sức khỏe bạn nên thăm khám, nghe theo tư vấn của chuyên gia đặc biệt là với trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai và đang cho con bú.

Bài thuốc đông y

Theo đông y, viêm mũi họng (cảm lạnh) là thương hàn do khí lạnh xâm nhập chính khí không can nổi hàn khí dẫn đến tạng phủ, kinh lạc bị tổn thương gây ra các triệu chứng bệnh. Chính vì vậy để trị dứt điểm các chứng bệnh này nhất là với trường hợp mãn tính, kéo dài cần phải tác động vào căn nguyên, đẩy lùi tà khí, cân bằng âm dương, tăng cường chức năng tạng phủ.

Trên cơ chế trị bệnh này, các lương y, thầy thuốc đã kết hợp các loại thảo dược theo công thức bí truyền chữa bệnh theo thể trạng từng người.  Hiệu quả trị bệnh viêm sưng mũi họng trong đông y đã được công nhận, rất nhiều phương thuốc được kế thừa từ đời này qua đời khác.

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường, nổi tiếng trong giới y học cổ truyền bởi các bài thuốc nam của người Việt cho hiệu quả trị bệnh tận gốc lại an toàn với mọi đối tượng từ trẻ nhỏ đến người già. Trong đó bài thuốc chữa viêm mũi họng của đơn vị đã lưu truyền 150 năm qua, giúp hàng trăm ngàn người đánh bại viêm mũi, viêm họng cấp, mãn tính.

Bài thuốc sẽ được gia giảm cho từng người, ngoài thuốc đặc trị, lương y có thể chỉ định thêm thuốc giải độc tiêu viêm hay thuốc xịt mũi giúp mang lại tác dụng trị bệnh cả trong và ngoài. Bài thuốc đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc do đó bạn hoàn toàn yên tâm về chất lượng, độ an toàn của phương thuốc này.

Biện pháp phòng ngừa viêm mũi họng

Chỉ cần một vài thay đổi nhỏ về thời tiết, sức đề kháng kém bạn có thể dễ dàng mắc phải tình trạng này. Chính vì vậy để tránh mắc bệnh hãy cùng chủ động phòng ngừa qua những thói quen nhỏ nhất.

Biện pháp phòng ngừa hiệu quả, tránh viêm mũi họng
Biện pháp phòng ngừa hiệu quả, tránh viêm mũi họng
  • Tiến hành đánh răng, rửa mặt vệ sinh mũi thường xuyên.
  • Từ bỏ những thói quen xấu như lấy tay ngoáy mũi, xì, khạc nhổ, la hét quá nhiều.
  • Sử dụng khẩu trang vải, khẩu trang y tế khi đi ra ngoài, đến những nơi đông người.
  • Giữ ấm cơ thể đặc biệt là vùng mặt, cổ khi thời tiết chuyển mùa đặc biệt là mùa đông.
  • Thường xuyên uống nước ấm và tắm với nước ấm để thư giãn cơ thể.
  • Bỏ hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng đồ lạnh, cay nóng…
  • Xây dựng thực đơn khoa học, bổ sung đầy đủ dưỡng chất đặc biệt là các loại vitamin và chất khoáng.
  • Dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ thường xuyên, giặt gối, chăn, ga đệm.
  • Hạn chế sử dụng điều hòa, máy lạnh thay vào đó có thể đầu tư máy lọc không khí giúp không gian sống thoáng đãng đặc biệt tốt cho trẻ.
  • Uống đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày, tùy đối tượng.
  • Tập luyện thể thao thường xuyên nhằm tăng cường sức đề kháng chống sự xâm nhập của tác nhân gây hại.
  • Không nêm làm việc quá sức hay thường xuyên thức quá khuya.

Viêm mũi họng là căn bệnh phổ biến và dễ tái phát lại nếu bạn không biết cách bảo vệ cơ thể trước tác nhân gây bệnh. Hy vọng qua những thông tin trên, mọi người đã trang bị cho mình những kiến thức để sớm phát hiện, xử lý đúng cách bảo vệ sức khỏe cho mình và những người thân yêu trong gia đình.

THÔNG TIN HỮU ÍCH:

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo