Viêm mũi dị ứng ở trẻ em: cách chữa an toàn cho bé
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý đường hô hấp phổ biến mà nhiều trẻ mắc phải. Các triệu chứng bệnh tái phát nhiều lần gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của các bé. Điều này khiến các bậc phụ huynh lo lắng và băn khoăn làm thế nào để ngăn chặn được nguồn cơn gây bệnh. Vậy hãy cùng tìm hiểu các vấn đề liên quan đến viêm mũi dị ứng ở trẻ em trong bài viết sau.
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em là như thế nào? Triệu chứng điển hình?
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em thực chất là một phản ứng quá mẫn của cơ thể trước sự tấn công, xâm nhập của các dị nguyên. Cụ thể, khi lớp niêm mạc trong mũi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng, chúng sẽ kích thích cơ thể tiết ra một hoạt chất trung gian gây khó chịu có tên là Histamin. Các histamin dạng tự do này làm giãn mạch máu và gây viêm nhiễm niêm mạc, dẫn đến tình trạng tình ngạt mũi, sổ mũi ở trẻ…
Viêm mũi dị ứng ở trẻ được chia làm 2 dạng:
- Viêm mũi dị ứng có chu kỳ: Bệnh sẽ xảy ra vào 1 hoặc nhiều thời điểm nhất định trong năm, đặc biệt là vào lúc giao mùa. Loại viêm mũi dị ứng này có thể dễ dàng đoán trước được. Do đó, mẹ nên chuẩn bị các phương pháp chăm sóc và phòng ngừa để giảm thiểu khả năng tái phát bệnh.
- Viêm mũi dị ứng không có chu kỳ: Bệnh dễ dàng bùng phát khi cơ thể trẻ bị tác động bởi các yếu tố thuận lợi. Tuy nhiên, tình trạng viêm ở trẻ không kịch phát, các triệu chứng sẽ tự lui dần trong ngày. Bệnh khó dự đoán và cũng dễ bị tái phát sau đó.
Nhìn chung, trẻ bị viêm mũi dị ứng ở dạng nào cũng sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình như sau:
- Tiết nhiều dịch mũi dạng nhầy, có màu trắng trong hoặc đục.
- Thường xuyên bị ngạt 1 hoặc cả 2 bên mũi, phải thở nhiều bằng miệng dẫn đến ngủ ngáy, thở khò khè.
- Ngứa mũi làm trẻ bị hắt xì liên tục, đồng thời bị ngứa, đỏ và chảy nhiều nước mắt.
- Đau họng, ho kèm nhức đầu, ù tai, suy giảm khứu giác.
- Trẻ bị mệt mỏi, kém ăn, quấy khóc,…
Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ em, điển hình như:
- Các chất kích ứng trong không khí: Một số trẻ rất dễ bị viêm mũi dị ứng khi tiếp xúc với các yếu tố gây kích ứng có trong không khí như phấn hoa, khói thuốc lá, bụi bẩn, nấm mốc…
- Ảnh hưởng của thời tiết, nhất là lúc giao mùa: Đây là một trong những nhân tố chính khiến trẻ bị viêm mũi dị ứng. Khi thời tiết thay đổi đột ngột, cơ thể trẻ có sức đề kháng yếu sẽ dễ bị nhiễm lạnh. Đồng thời các mạch máu dưới niêm mạc bị giãn ra, gây sưng viêm, dẫn đến tình trạng ngạt mũi, sổ mũi.
- Dị nguyên trong nhà: Môi trường sống hằng ngày có chứa rất nhiều các dị nguyên có khả năng gây kích ứng cho trẻ mà mẹ thường không để ý, điển hình như mạt bụi nhà, lông động vật, bông, vải sợi hóa học, gián,…
- Cơ địa dị ứng: Các chuyên gia y tế đã chứng minh yếu tố cơ địa có liên quan mật thiết đến bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Những trẻ bị viêm da dị ứng, eczema, mề đay mãn tính, tổ đỉa… thường rất dễ gặp phải tình trạng viêm mũi dị ứng.
- Yếu tố di truyền: Khi trẻ có cha, mẹ bị dị ứng thì nguy cơ cao cũng sẽ bị mắc viêm mũi dị ứng. Theo thống kê, nếu cả cha và mẹ bị dị ứng thì có đến hơn 50% trẻ cũng bị dị ứng tương tự. Nếu chỉ cha hoặc mẹ bị thì tỷ lệ này giảm xuống còn 30%.
Viêm mũi dị ứng ở trẻ em có nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng là 1 bệnh lý đường hô hấp rất phổ biến ở trẻ em. Về bản chất, đây chỉ là phản ứng quá mẫn của cơ thể trẻ nhằm tự bảo vệ khi có các dị nguyên tấn công đường hô hấp. Tình trạng này không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe trẻ nếu được chăm sóc cẩn thận. Tuy nhiên, nếu để viêm mũi kéo dài, các triệu chứng khó chịu không chỉ làm ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt, vui chơi hàng ngày của trẻ nhỏ mà còn dẫn đến nhiều biến chứng xấu.
Một hệ quả thường gặp nhất của viêm mũi dị ứng ở trẻ em là bệnh chuyển sang giai đoạn quá phát mãn tính. Trẻ thường xuyên bị khó thở, nhức đầu, tai ù, mắt sưng ngứa, khứu giác suy giảm rõ rệt, thậm chí là không ngửi được. Lúc này, bệnh trở nên phức tạp và khó kiểm soát hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, trẻ còn có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm khác như:
- Viêm xoang cấp hoặc mạn tính: Khi dịch tiết ứ đọng quá nhiều sẽ làm hình thành nên các ổ viêm, dẫn đến tắc các lỗ xoang. Bệnh gây nên các vấn đề xấu như: Đau nhức từng cơn và có chu kỳ ở vùng mặt, chảy nhiều dịch mủ mũi, thường xuyên nghẹt mũi cả 2 bên, đặc biệt là về đêm, không nhận biệt được mùi vị…
- Viêm họng, viêm thanh quản, viêm amidan…: Các biến chứng đường hô hấp này xuất hiện do vi khuẩn từ niêm mạc mũi lây lan ra khắp hệ thống tai mũi họng. Chúng có thể làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ nếu không sớm được điều trị dứt điểm.
- Hen suyễn: Viêm mũi dị ứng kéo dài có thể sẽ làm xuất hiện các cơn hen suyễn cấp và mạn tính. Biến chứng này thường gây nên tình trạng thở nhanh, thở rít, ngực bị co ép, ho từng cơn khó dứt. Hen suyễn khá nguy hiểm do có thể làm ngừng hô hấp đột ngột dẫn đến tử vong.
Viêm mũi dị ứng trong nhiều trường hợp có thể gây ra những ảnh hưởng nhất định tới sức khỏe của trẻ. Vì vậy, mẹ cần chú ý theo dõi, kiểm soát tốt bệnh viêm mũi của con, tránh để tình trạng kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng.
Biện pháp chẩn đoán trẻ bị viêm mũi dị ứng
Đối với viêm mũi dị ứng ở trẻ, việc kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh là vô cùng cần thiết. Để làm được điều đó, mẹ cần xác định được nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng ở trẻ. Và tốt nhất, bạn nên chủ động cho trẻ thăm khám ở các cơ sở y tế uy tín để có kết quả chẩn đoán cụ thể và chính xác .
Để định hướng được các nhóm dị nguyên gây bệnh, bác sĩ có thể tiến hành khai thác tiền sử dị ứng trong gia đình và bản thân trẻ. Sau đó là thăm khám lâm sàng và thực hiện một số xét nghiệm cần thiết như:
- Xét nghiệm tế bào dịch mũi tìm bạch cầu: Trẻ được xem là dương tính nếu tỷ lệ bạch cầu Eo trên 1%.
- Xét nghiệm phát hiện kháng thể IgE: Bác sĩ sẽ có được kết quả về nồng độ IgE thông qua phản ứng phân hủy mastocyte theo phương pháp Ishimova-LM.
- Test lẩy da: Bác sĩ sẽ dùng phương pháp đa dị nguyên qua da, tức là thử nhiều giọt chiết xuất dị nguyên gây dị ứng để xác định được nhóm tác nhân gây bệnh.
Các cách chữa trị viêm mũi dị ứng cho trẻ
Khi trẻ bị viêm mũi dị ứng, mẹ cần áp dụng các biện pháp chữa trị kịp thời, tránh để bệnh kéo dài. Hiện nay có rất nhiều phương pháp chữa bệnh hiệu quả, bao gồm cả điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà bằng mẹo dân gian hoặc dùng thuốc Tây y, thuốc Đông y. Để có thể cải thiện tốt tình trạng bệnh của trẻ, mẹ cần hiểu rõ đặc điểm và cách áp dụng từng phương pháp này.
Mẹo dân gian chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ em
Mẹo dân gian khá hiệu quả và lành tính nhưng có dược tính thấp. Do đó, mẹ chỉ nên áp dụng phương pháp này khi mới phát hiện các triệu chứng viêm mũi dị ứng ở trẻ. Cụ thể có 2 cách chữa sau:
- Dùng nước muối loãng: Nước muối có tính sát trùng, kháng khuẩn cao. Đồng thời giúp loại bỏ các dịch tiết trong niêm mạc mũi. Do đó, mẹ có thể cải thiện tình trạng dị ứng viêm mũi ở trẻ bằng cách lấy nước muối sinh lý rửa nhẹ lần lượt từng bên mũi của trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên rửa quá nhiều sẽ gây khô mũi và ngứa mũi.
- Xông hơi nước ấm pha với tinh dầu: Cho trẻ xông với nước ấm có pha thêm một chút tinh dầu bạc hà sẽ giúp cải thiện nhanh các triệu chứng dị ứng khó chịu.
- Dùng cây cà gai: Đốt cây cà gai đã phơi khô đốt để cho trẻ hít phần khói trong 5 phút. Áp dụng đều đặn 2 ngày một lần sẽ giúp trẻ giảm bớt tình trạng ngạt mũi, sổ mũi…
- Cây xuyến chi: Xuyến chi có tính mát, tác dụng giải độc, kháng viêm, tiêu sưng hiệu quả. Dùng nước cốt xuyến chi thấm mũi cho trẻ rồi hướng dẫn trẻ xì nhẹ lần lượt từng bên mũi để làm dịu niêm mạc và giảm lượng dịch tiết tích tụ nhiều.
Trị viêm mũi dị ứng cho trẻ bằng thuốc Tây y
Thuốc Tây là một phương pháp phổ biến và rất hữu hiệu trong việc cải thiện nhanh các triệu chứng khó chịu của viêm mũi. Tuy nhiên, với đặc điểm có chứa nhiều hóa chất phức tạp, thuốc chỉ nên dùng cho trẻ khi có sự tư vấn của bác sĩ chuyên khoa. Một số loại thuốc phổ biến thường được chỉ định chữa viêm mũi dị ứng ở trẻ gồm:
- Thuốc mũi dạng nhỏ hoặc xịt chứa NaCl 0.9%: Loại thuốc thông mũi có tác dụng loại bỏ bớt các vi khuẩn và dịch nhầy ứ đọng trong khoang mũi. Từ đó giúp khoang mũi sạch và thông hơn. Thuốc có thể dùng được cho nhiều đối tượng, bao gồm cả trẻ em.
- Thuốc thông, xịt mũi: Các loại thuốc này giúp cải thiện nhanh chóng triệu chứng của viêm mũi dị ứng như sổ mũi, ngạt mũi,… Với hoạt lực mạnh, mẹ nên thận trọng khi dùng thuốc thông xịt mũi cho trẻ.
- Thuốc kháng histamin: Nhóm thuốc histamin có khả năng ức chế sự hoạt động của các kháng thể gây dị ứng histamin. Do đó chúng được sử dụng khá phổ biến trong trị viêm mũi dị ứng ở trẻ. Một số loại thuốc có thể được dùng cho trẻ em gồm levocetirizin, loratadin, azelastine, cetirizine…
- Thuốc chứa corticosteroid: Thuốc chỉ được dùng khi tình trạng viêm mũi dị ứng ở trẻ trở nên nghiêm trọng hoặc quá phát thành mãn tính. Loại thuốc này có thể gây ra một số biến chứng làm ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ. Do đó, mẹ cần tuân theo mọi hướng dẫn của bác sĩ khi cho trẻ dùng thuốc chứa corticosteroid.
Xem thêm: Top 13 loại thuốc trị viêm mũi dị ứng tốt nhất hiện nay
Lưu ý: Thuốc Tây y có thể gây ra một số tác dụng phụ điển hình như táo bón, buồn nôn, chóng mặt, dạ dày… Do đó, mẹ không nên lạm dụng chúng và tuyệt đối tuân theo mọi chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, nếu mẹ phát hiện ra các biểu hiện bất thường ở trẻ thì nên báo ngay cho các chuyên gia biết để có biện pháp xử lý kịp thời.
Dùng thuốc Đông y chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ
Thuốc Đông y là 1 phương pháp chữa viêm mũi dị ứng cho trẻ an toàn được nhiều mẹ ưu tiên lựa chọn. Theo Đông y, khi thể trạng suy yếu; thận, tỳ hoặc phế bị suy hư sẽ tạo điều kiện cho các yếu tố bên ngoài xâm nhập vào cơ thể, gây ra viêm mũi dị ứng. Để trị bệnh, các bài thuốc Đông y tập trung vào điều tiết cơ thể, loại bỏ các yếu tố phong – hàn – nhiệt, cân bằng âm dương, dưỡng khí bổ thận.
Đông y sử dụng các loại dược liệu quý như kim ngân, ké đầu ngựa, hoa ngũ sắc, kinh giới… để bào chế và kết hợp thành các bài thuốc phù hợp với thể trạng từng người. Do đó, ngoài khả năng chữa bệnh tận gốc, toàn diện, thuốc đông y còn có tính an toàn cao, có thể sử dụng cho nhiều người, bao gồm những đối tượng nhạy cảm như bà bầu, trẻ em…
Tuy nhiên, thời gian phát huy tác dụng ngắn hay dài còn phụ thuộc vào yếu tố cơ địa mỗi người. Vì vậy, người bệnh cần phải kiên trì áp dụng đều đặn mới có thể đạt được kết quả tốt.
Cách chăm sóc và phòng ngừa viêm mũi dị ứng cho trẻ
Viêm mũi dị ứng ở trẻ rất dễ tái phát và kéo dài dai dẳng nếu không được chăm sóc đúng cách. Do đó, trong và sau quá trình điều trị, mẹ nên lưu ý một số vấn đề trong cách xử lý và phòng ngừa bệnh cho trẻ như sau:
- Vệ sinh cơ thể cho trẻ hằng ngày bằng nước ấm, đặc biệt chú ý vùng tai mũi họng để loại bỏ các dị nguyên, dịch nhầy tích tụ.
- Vào mùa lạnh, mẹ cần giữ ấm cơ thể trẻ, nhất là vùng ngực, cổ, bàn chân, tránh để trẻ bị nhiễm lạnh.
- Che chắn cẩn thận khi đưa trẻ ra ngoài nhằm hạn chế việc trẻ tiếp xúc với các dị nguyên trong môi trường.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, chú ý khu vực trẻ nằm. Đồng thời giặt giũ chăn ga, gối đệm định kỳ.
- Không nuôi chó mèo trong nhà và không để trẻ tiếp xúc, chơi đùa với chúng.
- Cho trẻ uống đủ nước nhằm làm loãng dịch tiết, hạn chế tình trạng ứ đọng nước mũi trong khoang mũi trẻ.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học để tăng sức đề kháng cho trẻ. Tích cực cho trẻ thu nạp các loại rau xanh, hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Trên đây là các thông tin liên quan đến bệnh viêm mũi dị ứng ở trẻ em. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích làm cơ sở trong việc xác định và chữa trị bệnh cho con.
Thông tin hữu ích cho bạn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!