Viêm mũi dị ứng mãn tính: Nguyên nhân và cách chữa
Viêm mũi dị ứng mãn tính là căn bệnh phổ biến nhưng rất khó để điều trị dứt điểm. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây ra và có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Vậy viêm mũi dị ứng mãn tính có mức độ nghiêm trọng như thế nào? Làm sao để phòng ngừa và điều trị căn bệnh dị ứng này hiệu quả?
Viêm mũi dị ứng mãn tính là như thế nào? Triệu chứng nhận biết
Viêm mũi dị ứng là tình trạng niêm mạc khoang mũi và lớp niêm mạc bên dưới bị viêm nhiễm do một nguyên nhân nào đó. Tác nhân gây dị ứng thường là bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa hoặc lông của động vật. Viêm mũi dị ứng được chia thành 2 giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Trong đó, viêm mũi dị ứng mãn tính là tình trạng viêm mũi kéo dài, xảy ra thường xuyên và liên tục.
Trẻ em, người lớn có sức đề kháng yếu và cơ địa nhạy với các tác nhân gây dị ứng là những đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Bệnh có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Thậm chí, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm mũi dị ứng mãn tính có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
Viêm mũi dị ứng mãn tính thường rất dễ nhận biết thông qua các triệu chứng như:
- Hắt hơi nhiều lần trong ngày.
- Có cảm giác ngứa và đau mũi.
- Dịch mũi tiết ra liên tục, loãng và hơi nhầy.
- Dịch nhầy có màu sắc bất thường, ví dụ như trong suốt, xanh hoặc vàng.
- Nghẹt mũi dẫn đến khó thở.
- Niêm mạc mũi có hiện tượng sưng tấy.
- Mất khứu giác tạm thời.
- Cơ thể mệt mỏi, kèm theo sốt.
- Ho nhiều và ngứa rát họng.
- Mắt đau, ngứa và thường xuyên chảy nước mắt không rõ nguyên do.
- Vị giác bị ảnh hưởng, ăn không ngon.
- Hay bị mất ngủ.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng mãn tính
Nguyên nhân gây ra viêm mũi dị ứng mãn tính rất khó để xác định được cụ thể. Thông thường, khi tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên (yếu tố gây dị ứng) hệ miễn dịch của cá thể mắc bệnh sẽ có xu hướng sản sinh ra immunoglobulin E (IgE). Khi lượng IgE trong huyết tương tăng lên, histamine sẽ được giải phóng ra khỏi phức hợp với protein và gây ra viêm ở niêm mạc mũi. Trong một số trường hợp, histamine còn có thể gây ra các phản ứng ngoài da.
Các dị nguyên được cho là yếu tố trực tiếp kích thích các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bùng phát. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng: đây chỉ là tác nhân gây viêm mũi dị ứng ở một vài trường hợp nhất định. Thực tế, viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy cơ xuất hiện bởi các yếu tố sau:
- Yếu tố di truyền: Những người có người thân mắc các bệnh như hen suyễn, viêm xoang dị ứng, viêm mũi dị ứng và viêm da cơ địa thường có nguy cơ mắc viêm mũi dị ứng cao hơn so với bình thường.
- Cấu trúc mũi bất thường bẩm sinh: Niêm mạc mũi có thể trở nên nhạy cảm hơn với các yếu kích thích nếu bệnh nhân có các dị tật bẩm sinh liên quan đến cấu trúc mũi như vẹo mũi, gai vách ngăn…
- Các nguyên nhân khác: Viêm mũi dị ứng có liên hệ mật thiết với các yếu tố như ô nhiễm môi trường, hệ miễn dịch kém, tiếp xúc với hóa chất độc hại…
Viêm mũi dị ứng mãn tính có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?
Viêm mũi dị ứng mãn tính là một căn bệnh phổ biến nhưng lại rất khó để có thể điều trị dứt điểm. Tuy viêm mũi mãn tính không lây nhiễm, nhưng nó vẫn có thể phát tán vi khuẩn gây bệnh sang cho người khỏe mạnh.
Việc điều trị chỉ có thể giúp khắc phục các triệu chứng và cải thiện tình trạng bệnh tạm thời. Đặc biệt, viêm mũi dị ứng do các nguyên nhân bẩm sinh và cơ địa gần như rất khó điều trị dứt điểm.
Sự nguy hiểm của viêm mũi dị ứng mãn tính là ở các biến chứng mà bệnh gây ra. Nếu bệnh kéo dài mà không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra các biến chứng như:
- Viêm xoang: Mũi và xoang có mối liên hệ mật thiết với nhau. Chính vì thế, sưng viêm ở niêm mạc mũi trong thời gian dài có thể làm gián đoạn quá trình dẫn lưu dịch tiết hô hấp, khiến dịch ứ đọng và mô xoang sưng viêm theo.
- Viêm mũi dị ứng bội nhiễm: Dịch nhầy ứ đọng trong khoang mũi lâu ngày chính là điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và gây viêm mũi dị ứng bội nhiễm.
- Rối loạn giấc ngủ: Các triệu chứng của bệnh thường bùng phát mạnh vào ban đêm, khi nhiệt độ giảm thấp. Do đó, chất lượng giấc ngủ của người bệnh sẽ có thể bị ảnh hưởng. Cụ thể, bệnh nhân thường gặp phải chứng khó ngủ, ngủ chập chờn và không sâu giấc.
- Hen suyễn: Hen suyễn cũng là một biến chứng thường gặp của bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính. Bởi viêm mũi dị ứng trong thời gian dài và tái phát nhiều lần sẽ khiến phế quản trở nên nhạy cảm hơn và phải co thắt mạnh khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng.
- Mắc bệnh về hô hấp khác: Bệnh có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm thanh quản, viêm tai giữa, viêm họng và viêm VA. Nguyên nhân là bới các cơ quan trong hệ hô hấp đều có tác động qua lại lẫn nhau.
Ngoài ra, bệnh còn có thể gây ra tình trạng phì đại mũi khiến mũi bị thoái hóa hoặc phù nề. Đây cũng chính là nguyên nhân gây nên chứng nghẹt mũi và ngưng thở khi ngủ. Trong một số trường hợp, viêm niêm mạc mũi kéo dài trong nhiều năm có thể khiến polyp mũi hình thành.
Cách chữa viêm mũi dị ứng mãn tính
Viêm mũi dị ứng mãn tính có thể được điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y hoặc bằng các phương pháp điều trị tại nhà. Cách chữa theo từng phương pháp cụ thể như sau:
Chữa viêm mũi dị ứng mãn tính tại nhà
Các triệu chứng của bệnh có thể được cải thiện thông qua một số biện pháp đơn giản tại nhà. Bệnh nhân có thể thử một trong các cách sau đây:
- Dùng nước muối vệ sinh sạch sẽ khoang mũi:
Thường xuyên vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý có thể làm giảm tình trạng nghẹt mũi và giúp việc loại bỏ chất nhầy trong mũi trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nhờ đặc tính sát khuẩn mạnh, nước muối sinh lý còn giúp giảm hiện tượng sưng viêm, vi khuẩn và các yếu tố dị nguyên ở niêm mạc mũi.
Bệnh nhân có thể dùng các loại nước muối pha sẵn được bán ở các quầy thuốc Tây hoặc tự pha nước muối theo đúng tỷ lệ tại nhà. Bạn đọc quan tâm đến các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng tại nhà có thể tìm hiểu qua bài viết: 10 cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian tại nhà an toàn, hiệu quả.
- Xông mũi bằng tinh dầu:
Xông mũi có thể giúp loại bỏ các yếu tố dị nguyên và làm loãng chất nhầy ứ đọng bên trong mũi. Nhờ đó mà các triệu chứng của bệnh có thể được cải thiện và thuyên giảm một cách nhanh chóng. Để xông mũi, bệnh nhân có thể sử dụng các loại tinh dầu như bạc hà, cây trà, cây tràm, khuynh diệp, hương thảo…
- Sử dụng các mẹo chữa dân gian:
Viêm mũi dị ứng có thể được điều trị bằng các loại thảo dược từ tự nhiên như ngải cứu, tầm ma, hoa ngũ sắc, gừng… Tuy nhiên, trước khi áp dụng các biện pháp này, bệnh nhân nên hỏi qua ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.
Chữa viêm mũi dị ứng mãn tính bằng thuốc Tây
Sử dụng các loại thuốc tân dược được xem là phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả nhất hiện nay. Bệnh nhân có thể được chỉ định một số loại thuốc như thuốc kháng histamin, thuốc kháng viêm, thuốc kháng sinh, thuốc giảm ho… Các loại thuốc thường được dùng để chữa trị tình trạng dị ứng mãn tính gồm có:
- Thuốc Dimenhydrinat.
- Thuốc Promethazine.
- Thuốc Cinarizin.
- Thuốc Alimemazin.
- Thuốc Diphenhydramine.
- Thuốc Clorpheniramin.
- Thuốc Fexofenadine.
- Thuốc Loratadine.
Việc sử dụng thuốc trị viêm mũi dị ứng phải tuân theo chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc để điều trị hoặc sử dụng thuốc quá liều lượng quy định.
Ngoài thuốc uống, bệnh nhân cũng có thể sử dụng các loại thuốc xịt chuyên trị viêm mũi dị ứng. Những loại thuốc này thường chứa các hoạt chất kháng histamin và hoạt chất kháng viêm. Thuốc có thể tác động trực tiếp lên vách mũi và làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh.
Điều trị bằng các bài thuốc Đông y
Theo Đông y, viêm mũi dị ứng xuất phát từ việc rối loạn công năng tạng phủ, thận, tỳ và phế khi bị phong hàn, tà khí xâm nhập. Do đó, các bài thuốc Đông y trị viêm mũi dị ứng mãn tính thường tập trung vào việc khu phong, tán hàn, trừ thấp, tiêu viêm, giảm tiết dịch…
Đông y thường sử dụng các loại thảo dược tự nhiên có lượng kháng sinh cao và gia giảm theo tỉ lệ chuẩn sao cho phù hợp với thể trạng của từng bệnh nhân. Chính vì thế mà phương pháp điều trị bằng Đông y thường an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ. Các vị thuốc được dụng trong điều trị căn bệnh này thường là ké đầu ngựa, bồ công anh, kim ngân hoa, kinh giới, đẳng sâm, bạc hà, mã đề…
Cách phòng ngừa bệnh hiệu quả
Viêm mũi dị ứng mãn tính hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng các biện pháp sau đây:
- Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân kích hoạt dị ứng như khói thuốc lá, bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật…
- Giữ ấm đường thở, đặc biệt là vào những ngày trời trở lạnh.
- Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, giữ không gian sống luôn sạch sẽ và thoáng mát.
- Vệ sinh răng miệng đều đặn và đúng cách, thường xuyên dùng chỉ nha khoa và nước súc miệng.
- Xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin và khoáng chất.
- Hạn chế sử dụng cà phê, bia, rượu, thuốc lá, nhất là trong thời gian điều trị.
- Đeo khẩu trang khi ra ngoài hoặc khi đến những nơi đông người.
- Không tự ý mua thuốc để điều trị viêm mũi dị ứng cấp tính.
Viêm mũi dị ứng mãn tính không được điều trị đúng cách có thể gây ra các biến chứng vô cùng nguy hiểm. Do đó, khi mắc bệnh lý này, bạn nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị sớm.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!