Viêm mũi dị ứng có lây không? Có di truyền không?
Viêm mũi dị ứng là bệnh lý phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, với các biểu hiện như sổ mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt. Do liên quan đến hệ hô hấp nên có nhiều người thắc mắc không biết viêm mũi dị ứng có lây không? Có di truyền không? Các biện pháp phòng tránh viêm mũi dị ứng là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thông tin này để quý bạn đọc cùng hiểu rõ hơn.
Viêm mũi dị ứng có lây không?
Viêm mũi dị ứng là phản ứng của cơ thể với các tác nhân gây dị ứng xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Một số dị nguyên thường gặp là bụi, phấn hoa, hóa chất, bông, vải, sợi, lông chó mèo, ký sinh trùng, các loại khói,… Triệu chứng thường gặp của viêm mũi dị ứng là ngứa mũi, hắt hơi, chảy dịch mũi, nghẹt mũi, ù tai, giảm khứu giác. Bệnh nếu để lâu sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Viêm mũi dị ứng có lây không?
Có nhiều ý kiến cho rằng, do là bệnh lý hô hấp nên viêm mũi dị ứng có khả năng lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế, điều này là không có căn cứ.
Xét về nguyên nhân gây bệnh, viêm mũi dị ứng là bệnh tự phát, do cơ thể phản ứng lại với dị nguyên gây kích ứng. Những dị nguyên này có thể gây dị ứng cho người này nhưng lại không tác động đến người khác. Vậy nên bệnh không có khả năng lây lan.
Bên cạnh đó, những biểu hiện như hắt hơi, nghẹt mũi, ho,… cũng chỉ là phản ứng đơn thuần của cơ thể để chống lại các dị nguyên. Vi khuẩn trong dịch nhầy nước mũi, trong nước bọt và hơi thở của bệnh nhân viêm mũi đều không có nhiều khả năng lây nhiễm. Điều này cũng khẳng định rằng, không có trường hợp mắc bệnh do tiếp xúc, nói chuyện hay ở gần những người bị viêm mũi dị ứng.

Tóm lại, bệnh viêm mũi dị ứng không lây lan từ người sang người. Nên chúng ta cũng cần quá quan ngại khi tiếp xúc, nói chuyện, ở gần với những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên, để đảm bảo vệ sinh và sức khỏe thì những người bình thường cũng vẫn nên tránh tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh.
Viêm mũi dị ứng có di truyền không?
Viêm mũi dị ứng không lây lan nhưng lại có khả năng di truyền. Theo thống kê, tỷ lệ di truyền từ cha mẹ sang con cái chiếm 70%. Điều đó chứng tỏ nếu trong gia đình bạn có cha hoặc mẹ bị viêm mũi dị ứng thì khả năng cao bạn sẽ gặp phải tình trạng này.
Đặc biệt, xu hướng di truyền của viêm mũi dị ứng còn liên quan đến các loại dị ứng khác như hen suyễn và Eczema. Theo các nhà nghiên cứu, có 40% bệnh nhân bị viêm mũi dị ứng bị hen suyễn và 80% người hen suyễn xuất hiện các triệu chứng của viêm mũi dị ứng.
Biện pháp phòng ngừa và điều trị viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra cảm giác khó chịu, đau nhức, gây ảnh hưởng đến đời sống hằng ngày của người bệnh. Ngoài ra, nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh còn gây ra một số biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, cần có những biện pháp phòng ngừa và phương thức điều trị để hạn chế những ảnh hưởng xấu mà bệnh lý này mang lại.
Biện pháp phòng ngừa viêm mũi dị ứng:
Để ngăn chặn các triệu chứng viêm mũi dị ứng gây ra, các bạn cần chú ý thực hiện những điều sau:
- Luôn giữ không gian nơi ở thoáng mát, sạch sẽ, tránh tình trạng ẩm mốc.
- Thường xuyên giặt ga giường, gối, mùng mền – nơi chứa các tác nhân gây viêm mũi dị ứng.
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với môi trường khói bụi, ô nhiễm và không khí chứa các hóa chất độc hại. Trường hợp bất khả kháng cần mang khẩu trang che kín miệng và mũi.
- Xây dựng chế độ ăn hợp lý, bổ sung các chất dinh dưỡng như vitamin C, omega-3, các thực phẩm ấm, các thực phẩm giàu men vi sinh.
- Tránh ăn các loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh, các chế phẩm từ sữa, các loại hạt vỏ cứng,…
- Có lối sống lành mạnh, rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường đề kháng để chống lại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
- Vệ sinh mũi hằng ngày, không dùng tay ngoáy mũi.
Các phương pháp điều trị viêm mũi dị ứng
Ngăn chặn các triệu chứng của viêm mũi dị ứng bằng các phương pháp điều trị cũng làm giảm thiểu nguy cơ nặng thêm của bệnh và không gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Có nhiều cách thức để điều trị viêm mũi tại nhà: dùng mẹo dân gian, Tây Y và Đông Y. Mỗi phương pháp điều trị đều có những ưu điểm nổi trội khác nhau. Hãy cùng tìm hiểu các cách điều trị dưới đây để lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng bệnh của mình.

- Điều trị bằng mẹo dân gian: Đây là phương pháp được nhiều người áp dụng ngay khi các triệu chứng của viêm mũi dị ứng chỉ mới khởi phát. Người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc đơn giản như tỏi, mật ong, hoa ngũ sắc, lá bèo cái,… để cải thiện.
- Dùng thuốc Tây Y: Nhiều người lựa chọn phương pháp Tây Y để chữa trị bệnh viêm mũi dị ứng bởi tính hiệu quả tức thời của nó. Một số loại thuốc thường dùng là thuốc kháng Histamin, thuốc xịt hoặc nhỏ mũi có tác dụng làm sạch mũi như Flixonase, Aladka, Avamys, Otrivin,…
- Dùng thuốc Đông Y: Đông y sử dụng các loại thảo dược có khả năng khu phong, tán hàn, trừ thấp, tiêu viêm… chữa trị bệnh từ sâu bên trong, mang lại hiệu quả lâu dài. Dược liệu thường dùng có kim ngân hoa, ké đầu ngựa, cúc tần, rau diếp cá, bồ công anh, lá dâu tằm, mã đề, bạc hà, kinh giới, cam thảo nam…
Trên đây là toàn bộ giải đáp về vấn đề “Viêm mũi dị ứng có lây không?”. Mặc dù không lây, không nguy hiểm tới tính mạng nhưng bệnh có thể di truyền và gây ra những rắc rối cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, người bị bệnh nên chú ý đến các biện pháp phòng ngừa, chữa trị bệnh để bảo vệ sức khỏe của mình và người thân.
Bài viết liên quan:
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!