[Hỏi đáp] Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không?
Viêm mũi dị ứng là bệnh hô hấp thường gặp, chiếm từ 17 – 25% dân số trên thế giới. Không chỉ gây ra những khó chịu trong đời sống sinh hoạt, nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Vậy, viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không? Nếu chữa được thì bằng cách nào, bao lâu thì khỏi? Tìm lời giải đáp ngay sau đây.
Viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không? Bao lâu thì khỏi?
Viêm mũi dị ứng là một thể bệnh liên quan đến đường hô hấp, có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào. Bệnh thường gây nên những triệu chứng như: ngứa mũi (có thể kèm theo ngứa mắt, ngứa vòm họng), hắt xì hơi, chảy nước mũi liên tục và đau đầu dai dẳng.
Về lâu dài, nếu không chữa trị bệnh sẽ càng nặng hơn. Do tâm lý lo sợ, nên nhiều người bị mắc thường đặt ra câu hỏi: liệu viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không? Câu trả lời là hoàn toàn CÓ. Tuy nhiên, kết quả còn phụ thuộc vào tác nhân gây bệnh, đề kháng của người bệnh và mức độ của bệnh.
Nếu ở mức độ nhẹ, có thể chữa trị khỏi dứt điểm viêm mũi dị ứng bằng nhiều phương pháp khác nhau. Nhưng nếu đã chuyển sang thể nặng thì quá trình điều trị sẽ phức tạp và tốn thời gian hơn. Đặc biệt khi bệnh đã nặng tới mức viêm mũi dị ứng bội nhiễm hoặc viêm xoang thì còn để lại nhiều biến chứng phức tạp.
Ngoài ra, viêm mũi dị ứng còn nằm trong loại bệnh có khả năng di truyền qua nhiều thế hệ. Có nghĩa rằng nếu trong gia đình có 1 người bị, thì thế hệ sau của người đó cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh. Trường hợp này thường dai dẳng và khó chữa. Vì vậy, chúng ta cần phải chủ động hơn trong quá trình phát hiện và điều trị.
Khả năng chữa khỏi bệnh là cao, tuy nhiên thời gian là bao lâu thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Đó là tình trạng phát bệnh, nguyên nhân gây bệnh, và cơ thể người bệnh. Vậy nên, nếu phát hiện ra bệnh thì bạn hãy đi thăm khám để có hướng điều trị sớm.
Viêm mũi dị ứng có nguy hiểm không?
Viêm mũi dị ứng không gây ảnh hương nghiêm trọng tới tính mạng. Tuy nhiên, người mắc bệnh sẽ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, nhức đầu, khó chịu, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Đặc biệt với những người thường xuyên chịu áp lực, căng thẳng từ công việc như học sinh và người đi làm.
Tùy vào các yếu tố và nguyên nhân gây bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phác đồ điều trị phù hợp. Thông thường, viêm mũi dị ứng được chia thành các trường hợp từ nhẹ đến nặng như sau:
- Viêm mũi dị ứng do ảnh hưởng từ nghề nghiệp: Môi trường làm việc độc hại, tiếp xúc nhiều với các tác nhân gây viêm mũi như bụi bẩn, bụi gỗ, bụi phấn, lông thú, phấn hoa, hóa chất độc hại…)
- Viêm mũi dị ứng không thường xuyên: Đây là tình trạng chỉ phát bệnh khi tiếp xúc với nguồn gây bệnh như phấn hoa, lông vật nuôi, bụi bẩn,.. Khi không còn tiếp xúc, các triệu chứng sẽ tự thuyên giảm.
- Viêm mũi dị ứng theo mùa: Tình trạng này thường kéo dài và mức độ nặng hơn chút so với dị ứng không thường xuyên. Yếu tố tác động chủ yếu gây bệnh là không khí và ẩm mốc ngoài trời.
- Viêm mũi dị ứng quanh năm: Tình trạng dị ứng quanh năm thường phức tạp và khó điều trị. Chỉ cần bạn tiếp xúc với các tác nhân như bụi, lông động vật, nấm mốc,.. thì bạn ngay lập tức sẽ ngứa mũi, hắt xì liên tục. Đặc biệt kéo dài, gây khó chịu khi thời tiết thay đổi.
Ngoài ra, bệnh viêm mũi dị ứng còn được Hiệp hội Viêm mũi dị ứng quốc tế phân loại dựa vào khoảng thời gian phát và diễn ra bệnh. Đó là 2 loại: viêm mũi dị ứng gián đoạn và viêm mũi dị ứng dai dẳng. Trong đó, viêm mũi dị ứng gián đoạn thường phát triệu chứng trong thời gian dưới 4 ngày/tuần và dưới 4 tuần/năm. Còn viêm mũi dị ứng dai dẳng được thì thường phát triệu chứng trong thời gian dài hơn. Tức là nhiều hơn 4 ngày/1 tuần và 4 tuần/1 năm.
Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ còn để lại nhiều những biến chứng nguy hiểm. Trong đó phải kể đến:
- Biến chứng bệnh thường gặp là viêm mũi dị ứng bội nhiễm, nặng hơn là viêm xoang. Đây thường là những căn bệnh mãn tính, khó mà chữa khỏi.
- Các biến chứng ảnh hưởng tới hệ hô hấp như: hen suyễn, viêm họng, viêm amidan,… và một số căn bệnh liên quan như viêm tai giữa, polyp có trong mũi.
Biện pháp điều trị và phòng ngừa viêm mũi dị ứng
Việc điều trị luôn mang tính cấp bách nếu người bệnh không muốn sống chung với viêm mũi dị ứng cả đời. Có một số các cách điều trị hiệu quả cùng những biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà bạn nên tìm hiểu trong phần dưới đây.
Những cách chữa viêm mũi dị ứng
Hiện nay, có rất nhiều các liệu pháp chữa viêm mũi dị ứng ra đời. Có thể kể đến là:
Dùng thuốc điều trị
Biện pháp thứ 2 cũng là biện pháp mà hầu hết các trường hợp bị mắc viêm mũi dị ứng đều phải sử dụng. Đó là dùng thuốc điều trị viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên cách này chỉ mang tính chất làm thuyên giảm triệu chứng, hoặc khống chế bệnh trong một khoảng thời gian. Khi thuốc hết tác dụng, bạn lại phải tiếp tục liệu trình. Những loại thuốc thường dùng có: Thuốc kháng histamin, thuốc kháng Leukotriene, thuốc kháng sinh, steroids,…
Để có thể sử dụng thuốc, người bệnh cần xin ý kiến và tuân theo chỉ định của bác sĩ. Đặc biệt không được kéo dài thời gian uống thuốc quá 7 ngày, đối với bất kỳ loại thuốc nào. Bên cạnh thuốc Tây, bạn có thể tham khảo các loại thuốc Nam đặc trị, vừa nâng cao sức đề kháng, bồi bổ sức khỏe, lại giúp chữa bệnh hiệu quả. Đặc biệt không xảy ra tác dụng phụ hoặc biến chứng nguy hiểm.
Phẫu thuật
Trong một số trường hợp bệnh như viêm mũi dị ứng có polyp, hay thoái hóa cuốn mũi,… thì có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Tuy nhiên, bạn cần học cách chấp nhận rủi ro, bởi trong 100% ca, vẫn sẽ có 1 – 5% ca không thành công do một số nguyên nhân khách quan nhất định.
Sử dụng liệu pháp miễn dịch
Liệu pháp miễn dịch dùng để xác định tác nhân nào dẫn đến viêm mũi dị ứng. Sau đó, các bác sĩ sẽ tiêm các chất kháng nguyên vào cơ thể để sản sinh ra kháng thể bảo vệ. Khi cơ thể đã thích ứng được chất kháng nguyên thì bệnh sẽ thuyên giảm.
Phòng ngừa mắc bệnh viêm mũi dị ứng
Cách đơn giản và dễ thực hiện nhất để phòng ngừa viêm mũi dị ứng chính là thay đổi chế độ sinh hoạt sao cho phù hợp. Bạn cần tránh và hạn chế tiếp xúc trực tiếp với các tác nhân gây bệnh như phấn hoa, lông động vật, bụi bẩn,… Nếu tiếp xúc với lý do công việc thì bạn cần phải chuẩn bị chị khẩu trang để đeo trong suốt quá trình làm việc. Đồng thời thực hiện một số các quy tắc sau:
- Giữ vệ sinh thật sạch cho mũi, nên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh.
- Tránh ngoáy mũi hay gãi mũi bằng tay.
- Không nên sử dụng máy lạnh hay tiếp xúc với không khí lạnh quá lâu.
- Tránh ăn uống đồ lạnh.
- Tránh căng thẳng, mệt mỏi.
- Ăn uống và nghỉ ngơi điều độ.
- Tăng cường rèn luyện sức khỏe bằng cách thường xuyên tập thể dục.
- Không nên sử dụng đồ uống có cồn, các chất kích thích như rượu, bia,…
Hy vọng sau khi tham khảo xong bài viết, bạn đọc đã biết được viêm mũi dị ứng có chữa khỏi được không cũng như những thông tin quan trọng khác liên quan đến bệnh. Nếu phát hiện mình đang gặp phải một số những triệu chứng kể trên, lời khuyên mà chúng tôi đưa ra là bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!