Viêm mũi dị ứng bội nhiễm: Nguyên nhân và cách chữa an toàn, hiệu quả
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là bệnh lý hô hấp có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bệnh. Sớm nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân sẽ giúp bạn định hướng cách chữa phù hợp, hiệu quả.
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Viêm mũi dị ứng bội nhiễm là tình trạng tiến triển của viêm mũi dị ứng sau một thời gian kéo dài mà không được chữa trị. Bất kể là người có hệ miễn dịch yếu hay khoẻ mạnh đều có thể bị viêm mũi.
Bệnh có thể xuất hiện quanh năm hoặc vào một thời điểm nhất định trong mùa. Nếu chủ quan, không chữa trị, về lâu dài viêm mũi sẽ có thể dẫn tới những bệnh lý nghiêm trọng khác như viêm xoang, khó chữa trị dứt điểm.

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà bạn hoặc bất kỳ ai cũng có thể bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Tuy nhiên có một số nguyên nhân chính phải kể đến như sau:
- Do viêm mũi dị ứng để lâu, không được chữa trị.
- Do cơ thể dễ dàng bị ảnh hưởng bởi những tác động mà virus, vi khuẩn xâm nhập gây ra.
- Do bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật… hoặc mỹ phẩm, hoá chất.
- Do nguyên nhân khách quan đến từ cơ địa của người bị viêm mũi dị ứng.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Viêm mũi bội nhiễm không phải căn bệnh gây nguy hiểm đến tính mạng con người. Tuy nhiên, bệnh sẽ gây ra những khó chịu về lâu dài với những triệu chứng và biến chứng dưới đây.
Triệu chứng viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Viêm mũi dị ứng kéo dài sẽ gây ra tình trạng bội nhiễm. Triệu chứng của tình trạng này diễn ra như sau:
- Hắt hơi: Không phải chỉ hắt hơi một, hai cái. Người mắc bệnh có thể bị hắt hơi liên tục, một tràng dài vài chục cái. Hắt hơi theo kiểu này thường không để lại cảm giác dễ chịu như hắt hơi thông thường. Thậm chí người bệnh còn gặp phải tình trạng nhức đầu, mệt mỏi.

- Sổ mũi: Nước mũi sẽ tự nhiên chảy ra mà không thể điều khiển được. Trong một số trường hợp bạn có thể bị chảy mũi sau họng. Khi viêm mũi đã trở thành bội nhiễm, nước mũi không lỏng, mà đặc nghẹt, thường có màu vàng một xanh. Thậm chí còn gây ra cả mùi hôi khó chịu.
- Nghẹt mũi: Nghẹt một bên mũi, sau đó sẽ nghẹt nố bên còn lại hoặc nghẹt đôi bên là biểu hiện của viêm mũi dị ứng tình trạng bội nhiễm. Triệu chứng này sẽ càng nặng hơn khi bạn tiếp xúc với luồng khí lạnh từ điều hoà,…
- Ngứa mũi: Ngứa mũi sẽ khiến người mắc bệnh phải cảm thấy cực kỳ khó chịu và thường xuyên dụi mũi. Dụi mũi tần suất nhiều, mạnh có thể sẽ khiến mũi đỏ hoản hoặc sưng lên. Nhưng không dừng lại ở đó, bệnh còn gây ra những khó chịu hơn cho người bệnh như ngứa mắt và ngứa vòm họng.
- Một số triệu chứng khác: Bên cạnh những triệu chứng chính của trên thì người bệnh cũng có thể sẽ bị quầng thâm mắt, phù mí mắt, hoặc bị phù nề.
Biến chứng viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Nếu người bệnh bị viêm mũi dị ứng tình trạng bội nhiễm lâu ngày không được chữa, thường sẽ để lại các biến chứng nặng như:
- Viêm xoang: Do các cuốn mũi bị sưng nề gây tắc nghẽn các lỗ dẫn lưu từ xoang xuống mũi.
- Viêm mũi xoang nhiễm trùng: Tình trạng này xuất hiện là do dịch tiết bị ứ đọng lâu ngày trong mũi nhưng không được xử lý.
- Viêm họng, viêm phế quản, viêm amidan: Do người bệnh bị tịt mũi và thường xuyên phải thở bằng miệng.
- Biến chứng khác: Trong trường hợp nặng, bệnh nhân rất có thể sẽ bị các biến chứng ở tai, mắt. Đồng thời gây ra tình trạng giấc ngủ bị rối loạn, nặng nhất là bị viêm xoang.

Biện pháp điều trị viêm mũi dị ứng hiệu quả
Trên thực tế, việc điều trị viêm mũi dị ứng tính trạng nhẹ hay bội nhiễm đều khó khăn và mất nhiều thời gian. Để có được hướng điều trị đúng nhất, thì các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm tìm ra nguyên nhân. Một số biện pháp điều trị thông thường mà chúng tôi chia sẻ tới bạn đọc:
Mẹo dân gian giảm viêm mũi dị ứng
Mẹo dân gian là một trong những biện pháp cải thiện viêm mũi dị ứng đơn giản nhất được nhiều người sử dụng. Phần lớn đều là những bài thuốc được chế từ những cây cỏ và thảo dược rất dễ tìm quanh nhà. Có thể kể đến:
- Cây có hoa ngũ sắc: Cây có chứa một số thành phần như: geratocromen, cadinen,… có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Để có thể sử dụng, người bệnh cần giã nát lấy nước cốt, rồi nhét bông thấm nước vào mỗi lỗ mũi là được.
- Dùng cây xuyến chi chữa viêm mũi: Tinh dầu trong thảo dược này có dược tính khá cao, giúp chống viêm, giảm phù nề niêm mạc rất tốt. Người bệnh có thể chữa viêm mũi dị ứng bằng cách giã nát cây xuyến, rồi dùng nước cốt nhỏ vào mũi rồi xì ra để làm sạch dịch nhầy trong mũi.
- Chữa viêm mũi bằng tỏi: Tỏi chứa hàm lượng lớn chất allicin có tác dụng giảm xung huyết niêm mạc, chống sưng viêm, phù nề. Cách chữa viêm mũi bằng tỏi rất đơn giản, chỉ cần dùng nước cốt tỏi pha với mật ong theo tỷ lệ 1:2, rồi dùng bông thấm ướt và nhét vào mũi khoảng 10-15 phút. Sau đó dùng nước muối sinh lý rửa lại khoang mũi để loại bỏ dịch nhầy.
Xem thêm: 10 cách điều trị viêm mũi dị ứng bằng dân gian tại nhà an toàn, hiệu quả

Bài thuốc này tương đối hiệu quả với tình trạng bệnh nhẹ, và có thể làm giảm đi các triệu chứng của bệnh.Tuy nhiên, nếu bệnh ở thể nặng, nếu muốn điều trị dứt điểm thì bạn nên đến các cơ sở chuyên khoa để được thăm khám.
Thuốc Tây y chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm
Thuốc Tây là một trong những biện pháp tốt giúp cải thiện triệu chứng lâm sàng của bệnh viêm mũi dị ứng. Đồng thời có thể ức chế được các vi khuẩn gây bội nhiễm. Một số các loại thuốc phổ biến có:
- Thuốc kháng Histamin: Thuốc giúp chế quá trình giải phóng Histamin của hệ miễn dịch vào da và niêm mạc. Từ đó đẩy lùi các triệu chứng liên quan đến hệ hô hấp và các bộ phận xung quanh. Một số loại kháng histamin thường dùng có loratadin, cetirizine, clorpheniramin, fexofenadine,… Thuốc có tác dụng nhanh nhưng có thể gây tác dụng phụ như buồn ngủ, ảnh hưởng tới hiệu quả làm việc và học tập.
- Thuốc kháng sinh: Để có thể sử dụng thuốc kháng sinh, các bác sĩ cần phải tiến hành xét nghiệm và nuôi cấy bệnh phẩm để xác định chủng gây nên bệnh. Sau đó mới đưa ra được phác đồ điều trị hiệu quả. Các loại kháng sinh dùng để điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm thường gặp là Penicillin và nhóm kháng sinh chứa Sulfur.
- Thuốc co mạch – chống phù nề: Thuốc co mạch được chọn để điều trị bệnh viêm mũi dị ứng tình trạng nhẹ, bội nhiễm và xoang. Không chỉ làm giảm hẳn các triệu chứng của bệnh, thuốc còn giúp làm giảm hiện tượng phù nề nghiêm trọng.
- Thuốc Corticoid: Bao gồm dạng xịt và hít. Thuốc có tác dụng chống dị ứng mạch và kháng viêm hiệu quả. Làm giảm tối đa các triệu chứng như ngạt mũi, khó thở ở người bệnh.

Chữa viêm mũi dị ứng bội nhiễm bằng thuốc Đông y
Ngoài các mẹo dân gian và nhóm thuốc Tây, những bài thuốc cổ truyền Đông y cũng được nhiều người áp dụng. Dù tác dụng khá chậm nhưng thuốc lại an toàn và mang đến hiệu quả điều trị lâu dài cho người bệnh.
Trong Đông y người ta thường nói bốc thuốc theo biểu hiện lâm sàng, các căn nguyên gây ra bệnh lý và mức độ bệnh. Như vậy, tùy theo từng thể bệnh và cơ địa từng người mà thầy thuốc sẽ kê đơn phù hợp. Dưới đây là những thể bệnh thường gặp:
- Thể phong hàn phạm phế: Người mắc chứng bệnh này sẽ có biểu hiện chảy nhiều nước mũi, nghẹt mũi, ngứa, hắt hơi theo đợt và thường xuyên có cảm giác ớn lạnh. Chữa bệnh thể này cần dùng các vị thuốc có tính cay, nóng có khả năng sơ phong, tán hàn như ké đầu ngựa, gừng, mã đề, quế chi, bạch chỉ, kinh giới, quả đại táo…
- Thể phong nhiệt phạm phế: Người bệnh thể này thường có triệu chứng nghẹt mũi, giảm khứu giác, đổ mồ hôi liên tục, sốt, đau đầu. Các vị thuốc dùng chữa bệnh thể này cần có tính mát, có khả năng giúp khu phong, tán nhiệt, thông khiếu như kim ngân hoa, bồ công anh, lá dâu tằm, ké đầu ngựa, rau diếp cá, cúc tần, cam thảo, kinh giới…
- Thể phế, tỳ khí hư: Có thể nhận biết thể bệnh này qua các dấu hiệu như nước mũi chảy nhiều, bệnh nhân bị ngứa mũi và hắt hơi liên tục khi tiếp xúc với dị nguyên. Bệnh kéo dài sẽ gây suy nhược, hơi thở ngắn hoặc thậm chí khó thở. Điều trị thể bệnh này cần tập trung bồi bổ khí huyết và thông khiếu bằng các dược liệu như rễ đinh lăng, ý dĩ sao vàng, đẳng sâm, ngũ vị tử, mã đề, bạc hà, ké đầu ngựa.
Mỗi thể bệnh sẽ có các vị thuốc, cách thức áp dụng khác nhau. Vì thế, người bệnh không được tự ý bốc thuốc mà phải có chỉ định từ các lương y.

Cách phòng ngừa bệnh viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng thường là bệnh mãn tính, khó điều trị dứt điểm. Vì thế, ngay khi chưa có dấu hiệu, bạn nên áp dụng một số biện pháp phòng ngừa hiệu quả sau:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại dị nguyên gây ra viêm mũi dị ứng. Đó là các loại nấm mốc xuất phát từ không gian ô nhiễm quanh nhà. Hoặc các loại lông vật nuôi, phấn hoa, hoá chất.
- Nên mang theo và đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường. Bởi viêm mũi dị ứng cũng thường được gây ra do tình trạng ô nhiễm ở trong không khí.
- Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là mũi, cổ, ngực. Tránh tiếp xúc với khí lạnh để bảo vệ hệ hô hấp.
- Nên tạo ra thói quen sinh hoạt sạch sẽ, lành mạnh: ngủ đủ giấc, ngủ đúng giờ, không thức khuya, bổ sung chế độ dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng , tăng cường tập thể dục.
- Thường xuyên lau dọn, vệ sinh không gian xung quanh.
- Vệ sinh sạch sẽ cơ thể cũng là một trong những cách phòng chống bệnh viêm mũi dị ứng hiệu quả. Nên sử dụng nước muối sinh lý có nồng độ 0,9% để vệ sinh mũi.

Xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà bạn có thể bị viêm mũi dị ứng bội nhiễm. Vì vậy, nếu phát hiện cơ thể đang có những triệu chứng kể trên, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành làm xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán, xác định cụ thể nguyên nhân. Từ đó đưa ra đánh giá sơ bộ và phác đồ điều trị viêm mũi dị ứng bội nhiễm sao cho phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm:
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!