Viêm mũi: Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Viêm mũi hay sổ mũi là hiện tượng khá phổ biến, dễ xảy ra với nhiều người. Đó thường là dấu hiệu của cảm lạnh hoặc dị ứng nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý nguy hiểm cần được điều trị y tế nhằm ngăn ngừa biến chứng. Vậy viêm mũi là gì, thường có triệu chứng như thế nào, có những cách gì để điều trị bệnh? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn toàn bộ thông tin liên quan. 

Viêm mũi là gì? Các dạng bệnh thường gặp

Viêm mũi là tình trạng lớp niêm mạc bao phủ trong mũi bị kích thích, thậm chí viêm nhiễm gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, hắt hơi, xuất hiện đờm trong họng. Hầu hết các trường hợp, đây là dấu hiệu của cảm lạnh hoặc dị ứng. Tình trạng này có thường gây ra nhiều bất tiện, khó chịu cho người bệnh. Ngoài ra, nếu không được xử lý kịp thời, đúng cách,  nó có thể dẫn tới hàng loạt những biến chứng nguy hiểm.

Viêm mũi là hiện tượng phổ biến, xảy ra với rất nhiều người.
Viêm mũi là hiện tượng phổ biến, xảy ra với rất nhiều người.

Viêm mũi thường được chia thành hai loại chính và viêm mũi xuất tiết và viêm mũi do vi khuẩn. Tình trạng này cũng có thể biểu hiện ở dạng cấp tính hoặc mãn tính. Nếu không được xử lý đúng cách, dứt điểm, tình trạng cấp tính có thể chuyển thành dạng mãn tính, thậm chí nghiêm trọng  hơn còn dẫn tới viêm tai giữa, mất khứu giác, hen suyễn,…

Ngoài ra, một số dạng bệnh thường gặp cũng phải kể tới:

Viêm mũi dị ứng

Viêm mũi dị ứng là hiện tượng mũi bị kích thích do các dị nguyên phổ biến như lông vật nuôi trong nhà, bụi bẩn, phấn hoa. Dạng bệnh này được chia thành hai loại là có chu kỳ và không có chu kỳ. Nguyên nhân là do cơ thể phản ứng quá mức với các dị nguyên, giải phóng lượng histamin làm xuất hiện hàng loạt các biểu hiện bất thường. 

Viêm mũi phù nề

Đây là một dạng của viêm mũi dị ứng nhưng nghiêm trọng hơn do niêm mạc mũi bị sưng phồng lên nghiêm trọng. Nguyên nhân là do tiếp xúc với các dị nguyên, niêm mạc mũi bị kích thích và trở nên sưng tấy khiến người bệnh vô cùng khó chịu, mũi sưng tấy còn làm mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Viêm mũi xoang

Đây là tình trạng viêm niêm mạc mũi và các xoang cạnh mũi. Bệnh do nhiều nguyên nhân gây nên, phổ biến nhất là: Vi khuẩn, siêu vi, dị ứng… Bệnh thường xuất hiện ở trẻ dưới 6 tuổi và được chia thành các thể gồm cấp tính, bán cấp, mãn tính. Khi mắc bệnh, niêm mạc mũi bị phù nề, xuất hiện tình trạng tắc lỗ thông mũi xoang, ứ đọng dịch trong xoang và viêm xoang.

Vị trí các xoang mũi
Vị trí các xoang mũi

Viêm mũi họng

Thông thường hơn thì tình trạng này được gọi là cảm lạnh. Lúc này, các ống mũi và vòm họng bị sưng do nhiễm trùng đường hô hấp trên. Virus và vi khuẩn là những nguyên nhân chính gây ra bệnh. Ngoài ra, chúng có thể lây nhiễm từ người bị bệnh sang người khỏe mạnh thông qua các con đường như: Hắt xì, ho, nói chuyện hay tiếp xúc với dịch nhầy từ mũi của người bệnh.

Viêm VA

VA là tổ chức bao gồm nhiều tế bào bạch cầu đảm nhận vai trò miễn dịch tại vùng hầu họng từ lúc trẻ mới sinh tới khi 9-10 tuổi thì teo dần. Nếu bị vi khuẩn, virus tấn công, VA có thể bị viêm nhiễm. Tình trạng viêm có thể lan sang các bộ phận lân cận như amidan, xoang hay mũi.

Viêm mũi xuất tiết

Đây là cụm từ chuyên môn dùng để chỉ hiện tượng viêm xuất hiện kèm biểu hiện mũi và họng có dịch nhầy. Hiện tượng này thường bắt gặp trong trường hợp viêm họng cấp tính hoặc cảm cúm. Lượng dịch ứ đọng càng nhiều, không được loại bỏ sẽ càng ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, thậm chí có thể gây biến chứng khá nguy hiểm như: Giảm thị lực do khối viêm hoặc dịch chèn ép lên các dây thần kinh thị giác, viêm họng, ho kéo dài và viêm phế quản.

Viêm mũi vận mạch

Bệnh lý này hay còn được gọi là viêm mũi vô căn do không tìm được nguyên nhân rõ ràng. Nó có nhiều điểm tương đồng với viêm mũi dị ứng vì các triệu chứng khá giống nhau. Theo thống kê, có khoảng 20% vận động viên chạy hoặc bơi lội có biểu hiện viêm mũi vận mạch trong quá trình tập luyện.

Vận động viên bơi lội có nguy cơ viêm mũi cao hơn
Vận động viên bơi lội có nguy cơ viêm mũi cao hơn

Viêm mũi xung huyết

Viêm mũi xung huyết là tình trạng niêm mạc mũi bị tổn thương, viêm nhiễm, sưng tấy và thậm chí là chảy máu. Nguyên nhân là do vi khuẩn, vi rút, nấm hoặc do thói quen ngoáy mũi làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ các mạch máu trong mũi dẫn tới xung huyết. Niêm mạc bị tổn thương lại là cơ hội thuận lợi cho vi khuẩn, vi rút xâm nhập.

Viêm mũi mủ

Đây là tình trạng nhiễm khuẩn hình thành các ổ mủ tại vùng mũi. Chúng gây bít tắc đường thở, khiến người bệnh hắt xì hơi liên tục, mũi nghẹt, khó thở, thậm chí phải thở bằng đường miệng. Mủ chảy xuống vùng cổ họng còn dẫn tới hiện tượng viêm họng, viêm amidan.

Các đối tượng thường dễ mắc bệnh

Khi hệ miễn dịch suy yếu, sức đề kháng kém, cơ thể dễ mắc bệnh nhất. Theo đó, những đối tượng dễ mắc bệnh nhất chính là: Trẻ em, phụ nữ mang thai và người đang có hệ miễn dịch suy giảm.

  • Viêm mũi ở trẻ em: Trong nhóm trẻ em, viêm mũi ở trẻ sơ sinh lại phổ biến nhất. Nguyên nhân chính là do trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện như ở người lớn. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho tác nhân gây viêm nhiễm xâm nhập. Tình trạng bệnh nếu không được điều trị hiệu quả có thể chuyển sang thể mãn tính ở trẻ em. Hiện tượng này kéo dài dai dẳng, đe dọa gây ra hàng loạt ảnh hưởng nghiêm trọng
  • Phụ nữ mang thai: Trong quá trình mang thai, cơ thể chị em trải qua những thay đổi nhất định, trong đó hệ miễn dịch cũng suy giảm tạo điều kiện cho nhiều căn bệnh viêm nhiễm xuất hiện. Do lo lắng việc điều trị có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự phát triển của thai nhi. Nhiều chị em đắn đo khi sử dụng bất cứ loại thuốc nào khiến căn bệnh có cơ hội phát triển nặng thêm.
Nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai gặp phải hiện tượng viêm mũi
Nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai gặp phải hiện tượng viêm mũi

Nguyên nhân gây bệnh là gì?

Có nhiều nguyên nhân gây viêm mũi, trong đó phải kể tới một số nguyên nhân điển hình như sau:

  • Thay đổi thời tiết: Thời tiết thay đổi đột ngột làm niêm mạc mũi bị kích ứng, gây ra viêm nhiễm
  • Do môi trường ô nhiễm: Bụi bẩn, hóa chất, không khí ô nhiễm… đều có thể dễ dàng tác động tới niêm mạc mũi, làm gia tăng khả năng mắc bệnh.
  • Do bệnh lý lân cận: Các bệnh viêm amidan, viêm họng, viêm xoang,… đều có thể là nguyên nhân dẫn tới viêm mũi.
  • Lạm dụng thuốc: Nhiều người lạm dụng thuốc nhỏ mũi trong thời gian dài hoặc phụ thuộc vào các loại thuốc hạ huyết áp cũng có thể dẫn tới bệnh.

Triệu chứng viêm mũi thường gặp

Có nhiều biểu hiện giúp sớm nhận biết bệnh, trong đó phải kể tới một số triệu chứng điển hình dưới đây:

  • Tắc nghẹt mũi: Bệnh gây ra tình trạng nghẹt mũi, đặc điểm này có tính thất thường, thường giảm vào ban ngày và nặng hơn vào đêm. Tình trạng nghẹt mũi có thể khiến khứu giác giảm, gây ra chóng mặt, đau đầu, giọng nói bị thay đổi.
  • Dịch mũi chảy nhiều: Đây là triệu chứng tiêu biểu của bệnh. Người bệnh có thể xuất hiện niêm dịch hoặc niêm mủ, nhất là sau khi viêm nhiễm phát tác theo mùa.
  • Suy giảm khứu giác: Triệu chứng này xuất hiện do niêm mạc mũi sưng phù, gây tắc mũi, cản trở đường đi của không khí. Nếu kéo dài, chức năng khứu giác sẽ suy giảm hoặc mất dần.
  • Đau đầu chóng mặt: Thường xuất hiện ở các trường hợp bệnh mãn tính, kèm theo chóng mặt, mệt mỏi, khó tập trung.
  • Triệu chứng toàn thân: Hầu hết bệnh nhân đều cảm thấy đau đầu, chán ăn, người mệt mỏi, trí nhớ suy giảm, mất ngủ, lười vận động,…

Dựa vào những dấu hiệu điển hình nhất, người bệnh có thể sớm phát hiện viêm mũi. Ngay khi thấy những dấu hiệu bất thường này cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách.

Các biện pháp chẩn đoán viêm mũi

Thực tế, đối với mỗi loại viêm mũi sẽ có những biện pháp chẩn đoạn cụ thể và không giống nhau. Nhưng thông thường thì đều bao gồm 2 khâu là chẩn đoạn xác định và chẩn đoán phân biệt:

Chẩn đoán xác định:

  • Khai thác tiền sử bệnh: Tra hỏi tiền sử bệnh lý của người bệnh và những người thân khác trong gia đình. Biện pháp này thường dùng cho những trường hợp nghi ngờ bị viêm mũi dị ứng.
  • Khám lâm sàng: Bằng việc hỏi và quan sát các triệu chứng dịch nhầy mũi, nước mũi, hơi thở, khối u… Xem xét tình trạng sốt, ho, ngạt mũi,…
  • Khám cận lầm sàng: Bao gồm khám nội soi mũi, chụp X-quang, chụp CT, chụp cổng hưởng từ MRI, siêu âm, xét nghiệm, thực hiện các loại test… để quan sát kỹ hơn các triệu chứng của bệnh.

Chẩn đoán phân biệt: Dựa vào kết quả chẩn đoán xác định, các bác sĩ đưa đối chiếu, xem xét và đưa ra chẩn đoạn phân biết, kết luận về loại viêm mũi và mức độ bệnh của bệnh nhân.

Những phương pháp điều trị viêm mũi phổ biến hiện nay

Hiện nay có nhiều cách chữa khác nhau như chữa bằng Đông y, Tây y hay áp dụng các mẹo dân gian. Tùy vào mức độ mắc bệnh mà có nhiều cách để điều trị, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

Chữa viêm mũi bằng mẹo dân gian tại nhà

Khi thấy các dấu hiệu ban đầu của viêm mũi như hắt xì liên tục, ngứa mũi, chảy nước mũi, nghẹt mũi…, bạn có thể áp dụng ngay một số mẹo dân gian dưới đây:

  • Tía tô điều trị sổ mũi: Tía tô có vị cay, tính ấm, có thể sử dụng để nấu cháo nhằm trị cảm mạo, phong hàn, viêm mũi hiệu quả.
  • Trà chanh mât ong chữa chảy nước mũi: Người bệnh có thể sử dụng nước cốt chanh pha với nước ấm cùng mật ong nguyên chất. Uống 3 lần/ ngày nhằm giảm các triệu chứng như nghẹt mũi, sổ mũi,…
  • Húng quế hấp đường phèn chữa chảy nước mũi: Dùng húng quế rửa sạch, hấp chín cùng đường phèn. Khi được, lọc lấy nước uống nhằm kháng viêm, giảm phù nề và nghẹt mũi.
Dùng tía tô chữa bệnh sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng
Dùng tía tô chữa bệnh sẽ giúp cải thiện đáng kể các triệu chứng

Những mẹo dân gian kể trên khá an toàn, đơn giản lại tiết kiệm chi phí nên được nhiều bệnh nhân áp dụng. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có tác dụng giảm triệu chứng bệnh mà không tác động tới căn nguyên gây bệnh. Do đó, để chữa dứt điểm, người bệnh vẫn cần liên hệ với bác sĩ để được tư vấn phương pháp phù hợp nhất.

Thuốc Tây y

Trong Tây y, viêm mũi chủ yếu là do các nguyên nhân nhiễm khuẩn, dị ứng do đó các loại thuốc điều trị cũng tập trung giải quyết các vấn đề này. Một số loại thuốc dùng để điều trị bệnh phải kể tới: 

  • Nhóm thuốc chống dị ứng: Thường gặp là các loại thuốc kháng histamine như chlorpheniramin, promethazin…  được dùng cho các trường hợp viêm mũi do dị ứng như ho, nổi mề đay, ngứa…
  • Nhóm thuốc co mạch: Thường gặp là các loại như naphtazolin, xylometazolin, oxymetazolin,… Thuốc giúp giảm sưng huyết mũi, chống ngạt mũi
  • Các thuốc kháng sinh:  Thuốc kháng sinh được chỉ định cho các trường hợp viêm mũi do vi khuẩn, thường gặp là thuốc cefaclor, augmentin, zinnat…
  • Các thuốc corticoid: Thường được dùng ở dạng xịt hoặc nhỏ nhằm điều trị tại chỗ, giảm các triệu chứng như ngứa niêm mạc, thông mũi, giải quyết tắc nghẽn mũi,…

Khi sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về sử dụng. Bởi việc dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ có thể gây ra tình trạng nhờn thuốc, kháng thuốc rất nguy hiểm.

Thuốc Đông y

Theo quan điểm của Đông y, nguyên nhân gây viêm mũi cấp là do ngoại tà thuộc chứng thực, còn nguyên nhân gây viêm mũi mãn tính là do quá trình bệnh lâu ngày làm tổn thương chính khí, biểu hiện là chứng hư. Cả tình trạng viêm mũi cấp và mãn tính đều được biểu hiện tình trạng hư thực tháp tạp.

Muốn điều trị dứt điểm cần kết hợp đẩy lùi triệu chứng đồng thời bồi bổ sức  khỏe, cân bằng âm dương cải thiện sức đề kháng tự sinh.

  • Điều trị triệu chứng: Chú ý chăm sóc giữ gìn sức khỏe, tránh gió lùa, mặc áo ấm, tránh tiếp xúc với các dị nguyên. Đối với trường hợp viêm mũi do các bệnh lý như viêm xoang, viêm họng, viêm amidan cần loại bỏ bệnh.
  • Điều trị cục bộ: Bồi bổ chính khí, cân bằng âm dương trong cơ thể, cải thiện sức đề kháng, sức khỏe tổng thể, nhằm ngăn ngừa bệnh tái phát.
Hiện nay, nhiều loại thuốc Đông y được điều chế dưới dạng cao, rất tiện dụng cho người dùng
Hiện nay, nhiều loại thuốc Đông y được điều chế dưới dạng cao, rất tiện dụng cho người dùng

Điều trị bằng Đông y được đánh giá là biện pháp điều trị dứt điểm, mang tới hiệu quả bền vững và nhất là an toàn với người bệnh do sử dụng thảo dược tự nhiên. Tuy nhiên, để điều trị bằng Đông y có hiệu quả, người bệnh cần lựa chọn những nhà thuốc có uy tín, thầy thuốc có tay nghề và tận tâm.

Viêm mũi nên ăn gì? Kiêng gì?

Bên cạnh lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, người bệnh cũng cần chú ý tới chế độ ăn uống. Bởi đây là  yếu tố có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị. Người bị viêm mũi cần chú ý một số vấn đề sau:

Viêm mũi nên ăn:

  • Rau quả giàu vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng như cà rốt, bưởi, khế, cà chua,…
  • Thực phẩm có tính ấm như gừng, tỏi, hành… bởi chúng chứa nhiều  kháng sinh tự nhiên giúp phòng bệnh hiệu quả.
  • Các cây gia vị có tinh dầu như rau mùi, bạc hà, rau thơm,… bởi chúng có tác dụng tốt với bệnh.
  • Các món ăn giàu omega-3 như cá hồi, cá nục, cá mòi… giúp ngăn ngừa sưng tấy, giảm phù nề mũi.

Viêm mũi nên kiêng:

  • Thức ăn có tính lạnh, béo tanh như hải sản, tôm, cua bởi nó gây hắt hơi liên tục.
  • Sữa và và các chế phẩm từ sữa do chúng làm tăng tiết dịch mũi, gây tắc mũi.
  • Đồ cay nóng như ớt, tiêu… bởi có thể gây ngứa mũi, hắt hơi liên tục.
  • Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như các loại hạt bơi chúng có thể gây ngứa ở họng, kích thích niêm mạc mũi.

Viêm mũi là tình trạng khá phổ biến, có thể gặp ở bất cứ ai. Do đó, mỗi người cần chú ý bảo vệ sức khỏe nhằm tránh mắc bệnh. Nếu không may mắc phải căn bệnh này, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, tránh bệnh biến chứng nguy hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo