Viêm mào tinh hoàn là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả [XEM NGAY]
Viêm mào tinh hoàn là gì? Dấu hiệu nhận biết
Mào tinh hoàn có cấu tạo gồm 3 phần gồm: đầu, thân và đuôi. Nó có hình dáng là một ống dẫn dài nhưng cuộn lại một khối hình chữ C ở sau tinh hoàn. Có chức năng lưu trữ, vận chuyển tinh trùng và có thể mất 2 tuần để tinh trùng đi chuyển từ phần đầu đến đuôi của mào tinh hoàn. Sau đó tinh trùng sẽ dần trưởng thành trong quá trình di chuyển đó.
Khi xuất hiện triệu chứng viêm, mào tinh hoàn sẽ sưng và gây đau đớn (thường xảy ra ở một bên tinh hoàn). Một số triệu chứng khác điển hình như sau:
- Bìu sưng đỏ, căng và đau ở một bên tinh hoàn
- Cảm giác đau khi đi tiểu tiện và đi tiểu nhiều hơn bình thường
- Có lẫn máu trong tinh dịch
- Cảm giác khó chịu hoặc đau ở vùng xung quanh xương chậu
- Chảy mủ hoặc dịch từ dương vật
- Sưng hạch bạch huyết ở vùng bẹn
- Một số trường hợp có thể xuất hiện tình trạng ớn lạnh, sốt
Các triệu chứng bệnh không xuất hiện cùng lúc và mức độ cũng nặng dần lên. Nếu kéo dài hơn 6 tuần hoặc tái phát lại nhiều lần thì được coi là mãn tính.
Nguyên nhân gây bệnh viêm mào tinh hoàn và đối tượng dễ mắc phải
Ở Việt Nam, tuy chưa có số liệu cụ thể tỷ lệ bao nhiêu người mắc nhưng có 3 nhóm độ tuổi hay gặp nhất đó là bé nam từ 5 – 6 tuổi do dị dạng đường tiết niệu, hẹp bao quy đầu, nam giới trưởng thành từ 18 – 35 tuổi do hoạt động tình dục và nam giới trên 45 tuổi bị nhiễm khuẩn đường tiết niệu.
Một số nguyên nhân gây bệnh bao gồm:
Do nhiễm khuẩn
Các loại vi khuẩn, virus có thể gây bệnh như:
- Các vi khuẩn gây bệnh thường gặp là Ecoli, Klebsiella pneumoniae, Staphylococcus, Haemophilus influenzae, Ureaplasma urealyticum, Streptococcus, Proteus mirabilis và Pseudomonas aeruginosa.
- Các vi khuẩn đặc hiệu khác như trực khuẩn lao, song cầu gram âm, xoắn khuẩn giang mai…
- Các tác nhân gây bệnh khác không phải là vi khuẩn như kí sinh trùng, nấm, virus, Rickettsia và cytomegalovirus.
- Virus quai bị cũng là nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Khoảng 90% các trường hợp mắc bệnh do quai bị chỉ xảy ra ở một bên, còn lại 10% là xảy ra cả hai bên. Hậu quả cuối cùng của bệnh do quai bị là gây teo tinh hoàn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng sinh sản.
Nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác cũng là nguyên nhân gây bệnh như:
- Do chấn thương
- Cơ quan sinh dục bị dị dạng
- Do hệ miễn dịch kém.
Cách điều trị viêm mào tinh hoàn
Việc điều trị viêm mào tinh hoàn sẽ dựa theo nguyên tắc:
- Dựa vào phân loại nguyên nhân gây bệnh để áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp.
- Với trường hợp mào tinh hoàn bị viêm do nhiễm khuẩn dựa trên kết quả của kháng sinh đồ để đưa ra liệu trình điều trị.
- Trong lúc chờ đợi kết quả của kháng sinh đồ hoặc không có kháng sinh đồ sẽ tiến hành điều trị bằng thuốc kháng sinh dựa trên dự đoán vi khuẩn gây bệnh và độ tuổi mắc bệnh.
Sử dụng thuốc Tây
Nam giới ở độ tuổi 15 – 35 tuổi nếu nghi ngờ lây nhiễm vi khuẩn qua đường tình dục có thể được chỉ định thuốc ceftriaxone, tiêm một liều duy nhất, kết hợp với thuốc doxyciline 200mg/ngày sử dụng trong 10 ngày. Hoặc có thể dùng thuốc kháng sinh Azithromycine 1viên/ngày, uống liều duy nhất.
Người bệnh ở độ tuổi 15 – 35 tuổi nếu nghi ngờ mào tinh hoàn bị viêm do các vi khuẩn đường ruột như E. Coli… thì sẽ được chỉ định dùng nhóm thuốc quinolon như thuốc ofloxacine 300mg liều uống ngày 2 lần trong vòng 10 ngày, hoặc thuốc norfloxacine 400mg liều 2 lần/ngày uống trong 10 ngày, hoặc thuốc levofloxacine 500mg 1 lần/ngày trong vòng 10 ngày.
Ngoài ra, có thể kết hợp điều trị nâng đỡ, cụ thể là thuốc giảm đau nonsteroid. Vấn đề sử dụng corticoid cần phải có chỉ dẫn đặc biệt của bác sỹ.
Tuy nhiên, trong quá trình điều trị bằng thuốc Tây y người bệnh cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Khi bệnh nhân muốn ngưng sử dụng thuốc hoặc đổi loại thuốc cũng cần có sự tư vấn từ bác sĩ.
Phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật dẫn lưu được chỉ định trong trường hợp bệnh nhân đã xuất hiện áp-xe. Lúc này bệnh nhân buộc phải cắt bỏ mào tinh hoàn. Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật cũng được bác sĩ chỉ định với người bệnh có bất thường về thể chất.
Ngoài ra, người đặt ống thông tiểu trong thời gian dài cần áp dụng kỹ thuật đặt ống thông tiểu lên xương mu. Khi bệnh nhân bị tái phát nhiều lần, bác sĩ có thể sẽ chỉ định phẫu thuật thắt ống dẫn tinh.
Lời khuyên sau điều trị bệnh
Để quá trình điều trị và hồi phục sau điều trị viêm mào tinh hoàn diễn ra thuận lợi, nam giới cần lưu ý một số điều sau:
- Không lạm dụng hoặc tự bỏ thuốc khi chưa kết thúc liệu trình điều trị. Hãy đảm bảo uống thuốc đủ liều và đúng thời gian theo chỉ định của bác sĩ.
- Kiêng quan hệ tình dục và thủ dâm trong quá trình điều trị để tránh tình trạng sưng, đau nhức và tránh bệnh viêm nhiễm trầm trọng hơn hoặc có thể lây cho bạn tình.
- Không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
- Hạn chế sử dụng đồ ăn cay nóng, chứa nhiều dầu mỡ, các loại thịt đỏ,… vì chúng khiến tình trạng viêm nhiễm mào tinh hoàn nặng hơn và gây nặng mùi ở bộ phận sinh dục.
- Hạn chế ngồi hoặc đứng quá lâu bởi điều này sẽ tạo áp lực lên tinh hoàn, dẫn đến sưng phù và đau đớn nghiêm trọng. Đặc biệt có thể lan đau đớn sang vùng bẹn, đùi và vụng dưới.
Trên đây là những thông tin cần thiết về bệnh viêm mào tinh hoàn. Nếu thấy những triệu chứng lạ, người bệnh hãy tới ngay cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị bệnh kịp thời.
Xem thêm: Viêm mào tinh hoàn uống thuốc gì để nhanh chóng khỏi bệnh?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!