Viêm họng mãn tính quá phát là gì? Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
Viêm họng mãn tính quá phát là một trong những thể bệnh của viêm họng khi đã phát triển thành mãn tính. Tình trạng này nếu không được điều trị sớm, đúng cách sẽ khiến các triệu chứng ngày càng trở nặng và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Việc nắm bắt được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phòng ngừa và điều trị. Vậy nên hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm những thông tin hữu ích giúp mình phòng chữa bệnh hiệu quả hơn.
Viêm họng mãn tính quá phát là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Viêm họng mãn tính quá phát là một trong nhiều thể thường gặp của viêm họng khi đã phát triển thành bệnh mãn tính. Thể quá phát có những dấu hiệu đặc trưng như niêm mạc sưng đỏ, hạt lympho phát triển nhanh làm xuất hiện các hạt nhỏ ở thành họng (viêm họng hạt). Bệnh thường khởi phát đơn độc nhưng có thể đi kèm với một số bệnh lý về hô hấp như viêm xoang, viêm phế quản, viêm mũi,…
So với viêm họng cấp, viêm họng mãn tính quá phát xảy ra do nhiều nguyên nhân hơn. Trong đó phổ biến có các nguyên nhân sau đây:
- Ngạt mũi kéo dài: Viêm xoang sau, polyp mũi,… là những nguyên nhân khiến mũi họng sưng viêm, ngạt, tắc. Tình trạng ngạt mũi kéo dài khiến người bệnh phải thở bằng miệng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus xâm nhập gây nhiễm trùng.
- Thói quen xấu: Niêm mạc họng có thể bị sưng viêm do thói quen hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia. Người bệnh nếu không từ bỏ các thói quen xấu sẽ khiến niêm mạc họng tổn thương gây ra tình trạng viêm, sưng nghiêm trọng.
- Yếu tố cơ địa: Khảo sát cho thấy đa số các trường hợp mắc viêm họng hạt đều là người có cơ địa dị ứng hoặc đang mắc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch như suy gan thận, tiểu đường,…
- Trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược dạ dày khiến axit trào lên, phá hủy lớp niêm mạc họng. Bệnh khó trị dứt điểm, tồn tại trong thời gian dài khiến họng cũng bị khiễm khuẩn, sưng viêm.
- Do bị viêm xoang mãn tính: Tai mũi họng có quan hệ mật thiết với nhau, được nối thông nhau nên người bệnh bị viêm xoang thường sẽ mắc viêm họng mãn tính và ngược lại. Khi người bệnh bị viêm xoang, vi khuẩn, virus trong mũi có thể di chuyển đến họng và gây ra tình trạng viêm nhiễm.
- Do bị viêm amidan: Amidan nằm ngay sát ngã ba hầu họng nên người viêm amidan thường sẽ bị viêm họng và ngược lại.
- Nguyên nhân khác: Môi trường ô nhiễm, vệ sinh răng miệng kém,… cũng là những yếu tố khiến cho tình trạng viêm họng không thuyên giảm và dẫn tới mãn tính quá phát.
Triệu chứng viêm họng mãn tính quá phát
Người mắc viêm họng mãn tính quá phát sẽ có các triệu chứng điển hình như ho, sốt, đau họng, khô họng,… Đây là những triệu chứng có thể bắt gặp ở bất cứ thể bệnh viêm họng nào. Ngoài ra còn có một số biểu hiện đặc trưng khác nữa là:
- Viêm họng quá phát khiến các tế bào tăng sinh nhiều hơn, khiến niêm mạc họng dày lên, sưng đỏ.
- Họng nổi hạt kích cỡ to nhỏ không đều. Đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh đang diễn biến xấu, cần được chữa trị ngay lập tức.
- Họng gồ lên, cảm giác nghẹn, vướng khi nuốt.
- Hơi thở có mùi hôi.
- Thỉnh thoảng xuất hiện tình trạng khàn giọng, đặc biệt là sau khi uống rượu bia, hút thuốc.
Viêm họng mãn tính quá phát có nguy hiểm không?
Triệu chứng của viêm họng mãn tính quá phát thường xuất hiện chậm, phát triển âm thầm, kéo dài dai dẳng và khó trị dứt điểm. Bệnh nhân chủ quan, không thăm khám và điều trị kịp thời có thể gặp phải những biến chứng khó lường như:
- Ảnh hưởng đến thể trạng: Triệu chứng của bệnh thường dai dẳng, bùng phát mạnh mẽ vào ban đêm nên gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giấc ngủ. Theo đó, ngủ không ngon giấc là yếu tố làm tăng nguy cơ suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể.
- Viêm họng mãn tính thể teo: Thể quá phát kéo dài, không được điều trị dứt điểm sẽ sẽ khiến bệnh chuyển biến nặng gây ra viêm họng mãn tính thể teo. Đây là thể bệnh thường gặp ở người cao tuổi, đặc biệt là người mắc bệnh trĩ mũi.
- Tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp: Tình trạng viêm họng kéo dài gây ra ảnh hưởng đến các cơ quan hô hấp, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm thanh quản mãn tính, viêm amidan cấp,…
Ngoài những biến chứng trên, người bệnh còn có thể gặp phải nhiều ảnh hưởng khác trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày như khó giao tiếp, giảm hiệu suất làm việc và học tập…
Phương pháp điều trị viêm họng mãn tính quá phát
Hiện nay, có rất nhiều cách để trị viêm họng mãn tính quá phát. Bên cạnh việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng các biện pháp phòng tránh, mẹo dân gian để cải thiện tình hình bệnh. Dưới đây là thông tin chi tiết về từng biện pháp:
Giảm viêm đau họng bằng mẹo dân gian tại nhà
Sử dụng mẹo dân gian là một trong những cách có thể giúp cải thiện đáng kể tình trạng viêm họng mãn tính kéo dài. Đây là phương pháp khá an toàn, không tác dụng phụ, cách thực hiện đơn giản, không tốn kém. Tuy nhiên cách này chỉ mang tính hỗ trợ điều trị. Đối với tình trạng viêm họng nặng, dược tính của các thảo dược dân gian sẽ không thể giúp điều trị bệnh triệt để. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tham khảo một số cách sau đây để giúp cải thiện triệu chứng bệnh:
- Xông mũi: Phương pháp này sẽ giúp long đờm, làm giảm sưng viêm cổ họng một cách hiệu quả. Người bệnh có thể sử dụng các loại lá chứa nhiều tinh dầu như bạc hà, tía tô,… đun thành nước và dùng để xông mũi.
- Súc miệng nước muối: Nước muối có khả năng sát khuẩn, kháng viêm, được sử dụng khá phổ biến trong việc sát khuẩn, giảm nhiễm trùng. Súc miệng họng băng nước muối thường xuyên sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, virus trong khoang miệng họng, giảm tình trạng sưng đau.
- Trà gừng: Trong Y học cổ truyền, gừng có vị ấm, tính cay, có khả năng tiêu viêm, giảm đau, diệt khuẩn vô cùng hiệu quả. Với người bệnh viêm họng mãn tính, uống trà gừng thường xuyên sẽ giúp tiêu đờm, giảm ho, ngứa ở cổ họng. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch 1 củ gừng, đem nấu trong nước sôi sau đó chắt lấy nước uống. Nên uống khi ấm để có hiệu quả tốt nhất.
- Uống nước mật ong: Vì có chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa, protein, canxi,… nên mật ong được ca ngợi là “thần dược” chữa viêm họng. Các dưỡng chất này có thể giúp làm giảm các triệu chứng như đau rát cổ họng, ho có đờm, ho khan,… Để chữa viêm họng bằng mật ong, bạn chỉ cần pha mật ong với nước ấm và uống mỗi sáng sau khi ngủ dậy.
- Lá tía tô: Tía tô có vị hơi cay, tính ấm là vị thuốc dân gian thường được sử dụng để trị các bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, ho, viêm họng,… Các loại tinh dầu, hoạt chất như citral, acid nicotinic có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm dịu các cơn đau rát ở cổ họng,… Người bệnh có thể băm nhỏ lá tía tô, hấp cách thủy cùng đường phèn. Sau khoảng 15’, chắt lấy nước để ngậm, thực hiện đều đặn mỗi ngày 2-3 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Điều trị viêm họng mãn tính quá phát bằng thuốc
Khi viêm họng đã diễn tiến thành mãn tính quá phát thì việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh, kháng viêm là điều tất yếu. Các loại thuốc Tân dược sẽ giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng bệnh, giúp bạn sớm trở lại với cuộc sống bình thường. Dưới đây là một số thuốc có thể xuất hiện trong đơn của bác sĩ:
- Kháng sinh và Hydrocortisone: Thuốc được sử dụng trực tiếp lên cổ họng để cải thiện tình trạng nhiễm trùng, đau rát, sưng viêm ở cổ họng. Tuy nhiên, Hydrocortisone có thể kích thích lớp niêm mạc cổ họng, gây ra tình trạng khô, ngứa ở cổ họng. Do đó người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc với liều lượng nhỏ trong thời gian ngắn.
- Thuốc bôi/ chấm họng: Thuốc được bôi trực tiếp lên niêm mạc họng để giảm viêm sưng, làm mát và cải thiện tình trạng đau rát ở cổ họng. Các loại thuốc thường được dùng gồm có SMC, Glycerin Borat 3%.
- Nước súc miệng bằng dung dịch kiềm: Để triệu chứng viêm họng được cải thiện nhanh chóng, người bệnh nên súc miệng với dung dịch kiềm ít nhất 2 lần/ ngày. Một số nước súc miệng thường được sử dụng như BBM, nước muối sinh lý NaCl 0.9%
- Dung dịch rơ miệng Natri Borat: Đây là thuốc được dùng với trường hợp cổ họng có chứa nhiều dịch nhầy.
Cũng cần phải lưu ý rằng, thuốc có thể gây ra một số phản ứng phụ cũng như làm ảnh hưởng đến chức năng gan thận, hệ tiêu hóa. Do vậy, để đảm bảo an toàn, người bệnh chỉ nên sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc và điều trị bệnh.
Ngoài dùng thuốc tân dược, bạn cũng có thể tham khảo thêm việc điều trị bệnh bằng Y học cổ truyền. Đối với các bệnh mãn tính thì thuốc Đông y thường được đánh giá là có nhiều ưu thế hơn. Lý do là nguyên tắc chữa bệnh của Đông y là giải quyết tận gốc rễ căn nguyên gây bệnh bằng cách loại bỏ các yếu tố tà khí ra khỏi cơ thể. Đồng thời tăng cường chính khí và phục hồi các tạng phủ bị hư hại, mang đến hiệu quả bền vững lâu dài.
Sử dụng các biện pháp xâm lấn
Khi số lượng hạch lympho tăng lên, làm cho thành sau họng xuất hiện nhiều hạt và đám phù nề thì có khả năng bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các thủ thuật xâm lấn. Bao gồm những biện pháp như đốt tia laser, đốt điện, nito lạnh hoặc đốt nóng…
Các biện pháp này được thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng, có thể giúp giải quyết các hạch lympho ở thành họng. Tuy nhiên hướng điều trị này chỉ giúp làm giảm tổn thương thực thể, rất khó trị dứt điểm. Vì vậy người bệnh sau khi điều trị cần phải có phương pháp phòng ngừa hiệu quả, ngăn ngừa tái phát.
Một số lời khuyên khi bị viêm họng
Để làm tăng hiệu quả của các phương pháp điều trị cũng như giúp cơ thể nhanh chóng phục hồi, người bệnh cần ghi nhớ một vài lưu ý quan trọng sau:
- Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống đủ chất, sinh hoạt điều độ, nghỉ ngơi hợp lý.
- Nên dung nạp các thực phẩm tốt cho họng, đồ ăn mềm như bún, miến phở,… Bên cạnh đó, người bệnh cần bổ sung thêm Protein, Selen, kẽm và các vitamin A, C, E,…
- Hạn chế đồ ăn cay nóng, đồ lạnh, chất kích thích, đồ ăn chứa nhiều đường, thực phẩm khô,…
- Uống nhiều nước, trung bình mỗi ngày khoảng 2 đến 3 lít. Uống nước không chỉ làm giảm cảm giác khô họng mà còn hỗ trợ đào thải độc tố trong cơ thể. Người bệnh có thể uống các loại trà như trà gừng, trà xanh, trà hoa cúc,…
- Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường, người bệnh nên hạn chế ra đường. Nên giữ ấm cổ họng khi thời tiết chuyển mùa.
- Giữ vệ sinh răng miệng, súc miệng thường xuyên bằng nước muối sinh lý để làm giảm sưng, tiêu viêm, làm lớp niêm mạc cổ họng nhanh lành.
- Tăng cường tập thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, bảo vệ sức khỏe.
- Người bệnh nên đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng, nơi đông người.
Bài viết trên là những thông tin chi tiết về biểu hiện, nguyên nhân, cách điều trị và phòng ngừa và điều trị viêm họng mãn tính quá phát. Để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm và khó lường xảy ra, người bệnh cần chủ động thăm khám để được điều trị theo phác đồ hợp lý.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!