Viêm họng liên cầu: Điều trị sớm tránh biến chứng nguy hiểm
Viêm họng liên cầu khuẩn là bệnh lý viêm nhiễm tại vùng hầu họng do vi khuẩn gây ra. Bệnh có diễn biến rất nhanh, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới biến chứng nhiễm trùng, rất nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm có ý nghĩa quan trọng đối với người bệnh. Những thông tin trong bài viết này sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về nguyên nhân, triệu chứng và hướng phòng chữa bệnh.
Viêm họng liên cầu khuẩn là gì? Nguyên nhân gây bệnh?
Viêm họng liên cầu là tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp, do vi khuẩn liên cầu – Streptococcus nhóm A (hay còn gọi là vi khuẩn nhóm A) gây ra. Vi khuẩn liên cầu – Streptococcus được xếp vào nhóm vi khuẩn nguy hiểm nhất trong số những vi khuẩn gây viêm họng. Nhìn chung, các triệu chứng của viêm họng liên cầu khuẩn thường nặng nề và nguy hiểm hơn so với các loại viêm họng do siêu vi (chiếm khoảng 40 – 80%). Chính vì vậy, bệnh sẽ không thể tự khỏi nếu không được điều trị bằng thuốc.
Trung bình có khoảng 5 – 10% người bị bệnh viêm họng là viêm họng liên cầu khuẩn. Theo thống kê của các chuyên gia y tế, bất cứ ai cũng có thể bị viêm họng liên cầu nhưng nhóm lứa tuổi từ 5 – 15 là dễ nhiễm bệnh nhất. Bệnh thường lây nhiễm từ người này sang người khác qua tiếp xúc trực tiếp. Do vi khuẩn tồn tại trong giọt bắn ra từ đường hô hấp của người bệnh. Các con đường lây nhiễm chính của bệnh này bao gồm:
- Giao tiếp gần với người bệnh, khi người bệnh ho hoặc hắt hơi
- Ăn chung với người bệnh, chia sẻ đồ ăn thức uống, dùng chung bát, đũa, thìa
- Tiếp xúc với bề mặt có tồn tại vi khuẩn như: điện thoại, mặt bàn, tay nắm cửa…
Triệu chứng viêm họng do liên cầu khuẩn
Thông thường, sau khi nhiễm khuẩn liên cầu đường hô hấp, người bệnh sẽ không phát ra hiện tượng gì lạ. Các biểu hiện của bệnh chỉ bắt đầu xuất hiện sau khoảng 2 – 5 ngày nhiễm khuẩn với các triệu chứng cơ năng như hơi đau rát họng, húng hắng ho. Các triệu chứng này sẽ có xu hướng tiến triển rất nhanh. Lúc này, bệnh nhân sẽ xuất hiện các triệu chứng toàn thân và tổn thương thực thể như sau:
- Các triệu chứng cấp tính: Sốt cao, đau nhức cơ, có thể nổi mẩn đỏ ở cổ, bụng, ngực, bẹn.
- Đau họng, khó nuốt: Người bệnh sẽ cảm cổ họng đau nhức khó chịu, cảm giác đau luôn thường trực, không chỉ khi uống nước hoặc nuốt thức ăn. Nhiều bệnh nhân còn cảm giác cổ họng sưng lên, nóng rát, đau ngay cả khi nói chuyện bình thường.
- Hạch bạch huyết sưng to: Các hạch bạch huyết nằm ở cổ, phía sau mang tai của người bệnh sẽ sưng to lên, chỉ cần chạm nhẹ cũng thấy đau khi bị viêm họng liên cầu.
- Amidan sưng đỏ: Ở những người bị viêm họng do liên cầu khuẩn, khi soi họng sẽ phát hiện thấy amidan sưng to, màu đỏ đậm. Trường hợp bị nặng, amidan của người bệnh còn có một lớp mủ bọc bên ngoài màu trắng đục hoặc màu vàng.
- Nổi hạt nhỏ li ti trên bề mặt lưỡi: Các nốt mẩn đỏ li ti trên lưỡi gây cảm giác đau rát, có thể hơi sưng lên, gây khó khăn cho việc ăn uống hay giao tiếp.
- Hôi miệng: Hầu hết bệnh nhân viêm họng liên cầu đều bị hôi miệng. Vi khuẩn phát triển trong khoang miệng, họng của người bệnh chính là nguyên nhân gây ra triệu chứng này.
Một đặc điểm vô cùng rõ ràng để ban đầu có thể phán đoán được bạn có bị viêm họng do liên cầu khuẩn hay không là dựa vào tình trạng ho. Nếu bị viêm họng liên cầu, người bệnh thường không ho nhiều, thậm chí có người gần như chỉ húng hắng ho vài tiếng và cũng không bị ngứa mũi, chảy nước mũi. Còn với tình trạng viêm họng thông thường khác, người bệnh có nhiều dịch đờm, cảm giác ngứa rát cổ họng sẽ gây ho nhiều hơn.
Viêm họng liên cầu khuẩn có nguy hiểm không?
Theo đánh giá của các chuyên gia y tế, bệnh viêm họng liên cầu có tính chất nguy hiểm cao hơn so với các dạng viêm họng do siêu vi hoặc viêm họng dị ứng thông thường. Nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, để bệnh kéo dài thì bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như sau:
- Toàn thân: Bệnh sẽ làm suy giảm thể chất toàn thân, khiến người bệnh suy nhược, mệt mỏi, ảnh hưởng tới cuộc sống, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
- Biến chứng nhiễm trùng đường hô hấp: Viêm họng liên cầu nếu để kéo dài sẽ dẫn tới viêm phế quản, viêm phổi, viêm xoang, viêm tai, viêm thanh quản…
- Biến chứng nhiễm trùng các cơ quan khác: Do liên cầu khuẩn nhóm A vượt khỏi phạm vi khu trú ban đầu, lây lan sang các cơ quan khác trong cơ thể như viêm thận, Osler, viêm hạch mủ.
- Nhiễm trùng máu: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất do khuẩn liên cầu gây ra. Tình trạng này nếu không được phát hiện và xử lý sớm sẽ có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng người bệnh.
Phương pháp điều trị viêm họng liên cầu
Bệnh viêm họng do liên cầu khuẩn sẽ không thể tự khỏi được mà bắt buộc phải dùng thuốc điều trị. Tuy nhiên dùng thuốc cũng là chưa đủ, người bệnh còn cần được chăm sóc cẩn thận, nâng cao thể trạng để phòng ngừa biến chứng. Sau đây là những biện pháp điều trị cần thiết khi bị viêm họng liên cầu:
Chữa viêm họng liên cầu bằng mẹo dân gian tại nhà
Điều trị viêm họng liên cầu bắt buộc phải dùng tới thuốc điều trị chuyên sâu. Tuy nhiên, người bệnh cũng có thể sử dụng đến một số mẹo trong dân gian, dùng thảo dược trong vườn nhà để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của bệnh. Và dưới đây là một vài gợi ý hữu ích cho bạn:
- Dùng mật ong giảm sưng đau rát họng: Trong mật ong có thành phần tương tự như chất kháng viêm, kháng khuẩn, có tác dụng làm giảm cảm giác đau rát họng, làm sạch họng. Mỗi ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy, bạn có thể uống 1 cốc nước mật ong ấm để làm cổ họng dễ chịu hơn.
- Dùng tỏi chữa viêm họng: Chất allicin trong tỏi được mệnh danh là “kháng sinh tự nhiên”, ức chế vi khuẩn rất tốt. Để cải thiện triệu chứng của bệnh viêm họng liên cầu, bạn đập dập hoặc cắt tỏi thành từng lát mỏng, ngậm vào sâu trong cổ họng khoảng 5 – 10 phút rồi nuốt hết.
- Súc họng bằng nước muối sinh lý: Muối có tác dụng sát khuẩn cực hiệu quả. Ngay khi có cảm giác đau rát cổ họng, bạn cần súc miệng họng thường xuyên với nước muối sinh lý. Nên súc họng cách mỗi 1 – 2 tiếng/lần cho tới khi khỏi bệnh hoàn toàn.
Điều trị bằng thuốc Tây y
Trong điều trị viêm họng liên cầu, kháng sinh là nhóm thuốc bắt buộc phải sử dụng. Tùy vào mức độ viêm nhiễm, tiền sử dùng thuốc của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ kê đơn loại thuốc kháng sinh nào cho phù hợp. Thông thường sẽ dùng theo thứ tự bậc thang như sau:
- Amoxicillin: Đây là loại kháng sinh vô cùng quen thuộc dùng để điều trị viêm họng do nhiễm khuẩn. Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của vi khuẩn liên cầu, giảm cảm giác đau họng, giảm sưng, phù nề niêm mạc họng. Thuốc thường được kê đơn điều trị từ 7 – 10 ngày liên tục.
- Penicillin: Đây cũng là loại thuốc kháng sinh rất hay được dùng để trị viêm họng liên cầu. Penicillin nhanh chóng tiêu diệt vi khuẩn này, ngăn chặn sự lây lan của chúng.
- Cefalotin: Đây là thuốc kháng sinh thế hệ I với cơ chế hoạt động ức chế tổng hợp protein vi khuẩn, từ đó khống chế sự lây lan của liên cầu khuẩn. Loại thuốc này sẽ được kê trong trường hợp người bệnh có cơ địa mẫn cảm với penicillin.
- Amikacin: Khác với các loại kháng sinh trên, Amikacin được dùng ở dạng tiêm bắp hoặc truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân bị viêm họng liên cầu thể nặng.
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc kháng sinh ức chế hoạt động của liên cầu khuẩn, các loại thuốc kháng viêm, giảm đau sau đây cũng cần thiết để điều trị giảm nhẹ triệu chứng bệnh:
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Trong trường hợp người bệnh có triệu chứng sốt thì cần được dùng thuốc hạ sốt, giảm đau như: paracetamol, acetaminophen
- Thuốc kháng viêm: Có tác dụng giảm tình trạng sưng đau, phù nề niêm mạc miệng họng.
- Thuốc bôi họng: Thuốc có dạng gel, bôi trực tiếp vào trong họng, cuống lưỡi để giảm đau rát họng.
- Vitamin C, kẽm: Tăng cường sức đề kháng tự nhiên, nâng cao miễn dịch ức chế nhiễm trùng.
Xem thêm: Các loại thuốc viêm họng tốt nhất giúp giảm sưng đau cực nhanh
Các loại thuốc tân dược thường có khả năng ức chế mạnh mẽ các loại vi khuẩn, giúp giảm nhanh các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên khi dùng thuốc, người bệnh cũng phải thật sự thận trọng với các tác dụng phụ của thuốc. Thường thuốc tân dược sẽ gây ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa, gan, thận của người bệnh. Vì vậy, chỉ dùng thuốc khi có chỉ định và thực hiện đúng liều lượng hướng dẫn. Ngoài ra nên uống nhiều nước lọc, nước hoa quả để giúp cơ thể tăng cường đào thải độc tố ra ngoài, bảo vệ cơ thể trước các hóa chất của thuốc.
Điều trị viêm họng liên cầu bằng thuốc Đông y
Mặc dù không phát huy nhanh tác dụng như thuốc tân dược nhưng thuốc Đông y vẫn là một trong những lựa chọn tối ưu giúp người bệnh đẩy lùi hiệu quả các triệu chứng của viêm họng liên cầu, giúp bảo vệ và nâng cao sức khỏe cho người bệnh. Thực tế, trong Đông y có nhiều vị thuốc có tác dụng trị viêm, diệt khuẩn rất tốt, được ví như chất kháng sinh tự nhiên. Ví dụ như: Kha tử, Tang diệp, Quất hồng bì, Tang ký sinh…
Các vị thuốc Đông y kể trên khi kết hợp với nhau có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ ho giáng đờm, tiêu viêm trừ mủ, bồi bổ chính khí, điều dưỡng công năng tạng phủ, giúp bệnh nhân được điều trị từ trong ra ngoài. Tác dụng tuy chậm nhưng hiệu quả lại lâu dài, bền vững. Đặc biệt, vì sử dụng thảo dược từ tự nhiên nên thuốc Đông y thường đảm bảo an toàn, không gây tác dụng phụ cho lục phủ ngũ tạng.
Muốn biết rõ hơn về công dụng, cơ chế chữa bệnh của thuốc Đông y, bạn đọc có thể xem thêm bài viết: “Thuốc Đông y trị viêm họng giải pháp an toàn cho bệnh nhân”
Lưu ý khi bị viêm họng liên cầu khuẩn
Viêm họng liên cầu là bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp dễ lây nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp. Vì vậy, trong quá trình điều trị người bệnh cần lưu ý những điều sau đây để tránh lây bệnh cho mọi người xung quanh và nhanh khỏi bệnh:
- Giữ vệ sinh miệng họng sạch sẽ, thường xuyên súc miệng với nước muối sát khuẩn
- Uống nhiều nước ấm để làm giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể
- Thường xuyên đeo khẩu trang khi có tiếp xúc với người khác, tránh phát tán vi khuẩn liên cầu.
- Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, thời gian sử dụng thuốc kháng sinh; không tự ý dừng thuốc hoặc uống quá liều dễ gây hiện tượng kháng kháng sinh và nhiều tác dụng phụ không mong muốn
- Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi và đồ ăn dạng lỏng như cháo, soup trong thời gian bị viêm họng liên cầu. Tránh xa đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, nước đá lạnh, kem… có thể làm tình trạng viêm họng trầm trọng hơn.
- Vào thời điểm giao mùa, dễ mắc bệnh hô hấp nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C và các loại thực phẩm có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn tốt như gừng, tỏi, nghệ, bạc hà, đinh hương…
- Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ sạch sẽ, loại bỏ bụi bẩn, nấm mốc có thể là nguyên nhân khiến bạn bị viêm họng dai dẳng lâu khỏi
Như vậy, có thể thấy rằng, bệnh viêm họng liên cầu khuẩn có mức độ nguy hiểm khá cao, thường tiềm ẩn những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Chính vì vậy, bệnh cần được phát hiện và điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt. Bạn đọc hãy tự trang bị cho bản thân những thông tin thiết yếu về dấu hiệu nhận biết, cách điều trị bệnh này để có cách xử trí kịp thời khi bị viêm họng liên cầu.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!