Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Xương khớp | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Viêm khớp dạng thấp là bệnh lý có nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng vận động  của bệnh nhân, gây suy giảm sức khỏe. Việc điều trị ngay từ khi phát hiện các triệu chứng của bệnh sẽ giúp hạn chế tối đa biến chứng một cách tốt nhất. Cụ thể sau đây sẽ là các thông tin quan trọng về bệnh để bạn đọc bảo vệ cơ thể hiệu quả.

    Định nghĩa viêm đa khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp có tên gọi theo khoa học là Rheumatoid Arthritis, viết tắt là RA. Bệnh lý có bản chất là thể bệnh tự miễn, gây ra nhiều dạng tổn thương không nhỏ tới hệ thống khớp xương, xảy ra ở mọi đối tượng bệnh nhân nhưng trong đó nữ giới có nguy cơ mắc cao hơn.

    Hệ thống tự miễn của cơ thể khi bị các yếu tố gây hại tấn công mạnh mẽ sẽ xảy ra phản ứng tổn thương ngược lại những tế bào, mô khỏe mạnh, từ đó hình thành nên trạng thái sưng viêm, đau nhức ở khớp xương, bao hoạt dịch, gây cản trở khả năng vận động của người bệnh.

    Hiện nay, viêm khớp dạng thấp chủ yếu xảy ra ở các vị trí đầu gối, cổ tay hoặc bàn tay. Nếu đồng thời nhiều khớp xương bị viêm sẽ được xếp vào nhóm bệnh viêm đa khớp dạng thấp.

    Có thể phân chia viêm đa khớp dạng thấp thành 4 giai đoạn cụ thể như sau:

    Giai đoạn đầu

    Khi mới khởi phát, viêm đa khớp dạng thấp sẽ chưa biểu hiện ngay các triệu chứng nghiêm trọng. Lúc này bệnh nhân chỉ đơn giản cảm thấy hơi đau hoặc sưng nhẹ ở các khớp, triệu chứng không kéo dài và không có dấu hiệu trở nặng.

    Giai đoạn thứ hai

    Khi chuyển sang giai đoạn hai, tại các vị trí khớp xương đã có một số tổn thương cụ thể hơn. Khi này, các mô trong khớp đã viêm nhiễm nhiều hơn, viêm dần lan sang những vùng khỏe mạnh khác theo thời gian, các tế bào sụn cùng bao hoạt dịch đều đang dần bị xâm chiếm bởi các mô xương.

    Giai đoạn thứ ba

    Đây đã là giai đoạn nặng của bệnh viêm đa khớp dạng thấp. Khi này bệnh nhân thường xuyên bùng phát các cơn đau nhức, khớp sưng đỏ kéo dài và khả năng vận động đã bị giảm đi đáng kể. Mỗi đợt bệnh tái phát sẽ diễn ra khá phức tạp, bệnh nhân sẽ không thể chịu được nếu không dùng thuốc. Ngoài ra, ở giai đoạn ba, người bệnh có thể sẽ thấy khớp bắt đầu xuất hiện dị dạng, các cơ quanh khớp đang bị thu nhỏ lại.

    Giai đoạn thứ tư

    Đây là giai đoạn nghiêm trọng nhất của viêm đa khớp dạng thấp, người bệnh gần như đã bị tổn thương toàn bộ phần khớp viêm nhiễm, khớp mất khả năng phục hồi dù cảm giác đau có dấu hiệu nhẹ đi. Bệnh nhân có thể bị liệt vĩnh viễn.

    Viêm đa khớp dạng thấp là bệnh lý xương khớp nhiều người mắc phải

    Nguyên nhân viêm đa khớp dạng thấp

    Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có rất nhiều nguyên nhân gây ra, cụ thể như sau:

    • Người ở độ tuổi trung niên trở ra, bắt đầu có các biểu hiện lão hóa cơ thể theo quy luật tự nhiên.
    • Bệnh nhân có người thân trong gia đình mắc viêm khớp dạng thấp hoặc có tiền sử bị bệnh trước đó. Khi này, tỉ lệ di truyền bệnh sẽ cao hơn so với những trường hợp thông thường.
    • Cân nặng tăng cao quá mức, dư thừa nhiều gây ra thừa cân, béo phì. Trọng lực cơ thể càng lớn càng tạo áp lực lên khớp xương, đặc biệt là khớp chân.
    • Sống hoặc làm việc ở nơi có khí hậu quá lạnh giá, môi trường ô nhiễm, chứa nhiều chất độc hại như silica, amiang. Khi này hệ miễn dịch rất dễ xảy ra các rối loạn, tế bào tự miễn hoạt động quá mạnh gây tổn thương cho các mô xương khớp.
    • Vi khuẩn đường ruột, các loại virus Parvo, Epstein-Barr tấn công cơ thể. Chúng gây suy giảm đề kháng nhanh, rối loạn chức năng miễn dịch và tạo ra sự nhầm lẫn trong việc nhận biết yếu tố gây hại là các mô, màng hoạt dịch và sụn khớp, từ đó tạo ra nhiều tổn thương nặng nhẹ khác nhau.

    Thừa cân, béo phì chính là nguyên nhân gây bệnh

    Đối tượng viêm đa khớp dạng thấp

    Bệnh viêm đa khớp dạng thấp được xác định có các nhóm đối tượng nguy cơ cao nhất gồm:

    • Nữ giới thường có nguy cơ mắc bệnh viêm đa khớp dạng thấp cao hơn so với đàn ông.
    • Bệnh xảy ra nhiều hơn khi chúng ta bước vào độ tuổi trung niên và người cao tuổi.
    • Những đối tượng có người thân ở các thế hệ trước bị hoặc từng bị bệnh.
    • Người phải thường xuyên tiếp xúc với hóa chất độc hại, người lạm dụng chất kích thích.
    • Các trường hợp thừa cân béo phì.

    Triệu chứng viêm đa khớp dạng thấp

    Bệnh viêm đa khớp dạng thấp sẽ có các triệu chứng lâm sàng, thực thể tại khớp và cả ngoài khớp.

    Biểu hiện lâm sàng:

    • Vào buổi sáng sau khi thức dậy thường có cảm giác khớp cứng, khó cử động, phải mất một lúc để khớp xương được linh hoạt.
    • Các khớp xương thường bị sưng đau, đặc biệt đau nhức diễn ra nhiều vào ban đêm và sáng sớm, gây cản trở giấc ngủ của bệnh nhân.
    • Có thể xuất hiện các đợt sốt cao, cơ thể sụt giảm sức khỏe rõ rệt.

    Biểu hiện thực thể:

    • Các mô thực thể khớp tay, chân bị sưng, nóng và đau nhức.
    • Về lâu dài, phần dây chằng và gân đều bị tổn thương, mất chức năng vốn có, bệnh nhân khó khăn trong mọi cử động, thậm chí rất dễ bị trật khớp, dễ xảy ra hội chứng đường hầm cổ tay, ngón tay lò xo,...

    Biểu hiện ngoài khớp: 

    • Mắt bị viêm khô kết mạc, hạn chế thị lực và nếu bệnh không được chữa trị sớm sẽ có cả biểu hiện viêm củng mạc.
    • Bệnh nhân xuất hiện thêm viêm mạch, rối loạn nhịp tim, viêm cơ và màng tim.
    • Một số trường hợp có cả triệu chứng hạt thấp dưới da, viêm màng phổi, tràn dịch màng phổi, khả năng hô hấp bị cản trở, gián đoạn.

    Bệnh nhân dễ sưng đau khớp xương

    Biến chứng viêm đa khớp dạng thấp

    Viêm khớp dạng thấp rất dễ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm khi không chữa trị sớm hoặc áp dụng các biện pháp điều trị sai cách, một số ảnh hưởng nghiêm trọng cơ thể kể tới gồm:

    • Xuất hiện nhiều khối mô cứng bất thường ở khớp xương, làm biến dạng khớp. Nghiêm trọng hơn là phổi cũng có nguy cơ bị các khối mô xâm chiếm.
    • Sức khỏe xương khớp ngày càng yếu, xương bị loãng, dễ gãy, dễ tổn thương khi xảy ra các va đập.
    • Lượng mỡ cao hơn bình thường, cơ thể mất sự cân đối giữa cơ và mỡ, dễ kéo theo các bệnh lý nhiễm mỡ cao.
    • Bệnh nhân có thể bị viêm phổi, xơ cứng động mạch, tắc nghẽn động mạch và nhiều vấn đề liên quan tới tim mạch khác.
    • Mắt, miệng luôn trong trạng thái khô khó chịu.
    • Bệnh nhân dễ bị các vi khuẩn từ môi trường sống tấn công gây ra các chứng bệnh nhiễm trùng nguy hiểm.
    • Đặc biệt, một số bệnh nhân có thể bị biến chứng ung thư hạch đe dọa lớn tới tính mạng.

    Chẩn đoán viêm đa khớp dạng thấp

    Bệnh viêm khớp dạng thấp có thể chẩn đoán bằng các kỹ thuật như sau:

    Thăm khám hình ảnh

    Sau khi đã ghi nhận các thông tin về biểu hiện bệnh nhân đang gặp phải, các thói quen sinh hoạt, lao động và ăn uống, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh dựa vào hình ảnh. Kỹ thuật chiếu chụp X-quang và MRI được sử dụng để có thể quan sát tốt nhất trạng thái của các khớp xương, mô sụn khớp và bao hoạt dịch.

    Xét nghiệm máu

    Qua xét nghiệm máu, bác sĩ sẽ có bảng đánh giá chi tiết về các chỉ số đo được trong máu, qua đó loại trừ các yếu tố gây bệnh, xác định các kháng thể anti-CCP hoặc RF. Khi này, sẽ có thêm một số kỹ thuật đánh giá đi kèm để cho ra được kết luận chính xác nhất về bệnh lý.

    • Protein phản ứng C, tăng tốc độ máu lắng: Đây là hai chỉ số được sử dụng với mục đích xác định tình trạng viêm đa khớp dạng thấp trong suốt quá trình bệnh nhân điều trị về sau.
    • Công thức máu toàn phần: Nhằm xác định bệnh nhân đang ở trạng thái thiếu máu như thế nào, đặc biệt khi bệnh đã có dấu hiệu chuyển sang giai đoạn mãn tính, bệnh dai dẳng mỗi đợt tái phát.
    • Kháng thể CCP: Được dùng trong việc chẩn đoán tiên lượng của bệnh viêm khớp dạng thấp, độ đặc hiệu đạt mức rất cao nên ngày càng được ứng dụng trong việc đánh giá bệnh.

    Xét nghiệm RF

    Xét nghiệm RF là phương pháp giúp các bác sĩ xác định được mức độ globulin miễn dịch. Đối với bệnh nhân có chỉ số RF nằm trong khoảng cao sẽ được xếp vào nhóm bệnh nhân tiên lượng nặng.

    Điều trị viêm đa khớp dạng thấp

    Viêm đa khớp dạng thấp cần được chữa trị ngay khi phát hiện bệnh, hiện nay các phương pháp được áp dụng phổ biến nhất gồm có:

    Thuốc Tây chữa viêm đa khớp dạng thấp

    Tây y có khá nhiều loại thuốc khác nhau, cho tác dụng điều trị viêm đa khớp dạng thấp hiệu quả, tác dụng rõ rệt và nhanh chóng. Những nhóm thuốc dùng nhiều nhất có thể kể tới là:

    Nhóm thuốc chống viêm giảm đau không Steroid 

    Đây là nhóm thuốc dùng rất phổ biến trong các phác đồ chữa trị viêm đa khớp dạng thấp và nhiều bệnh lý xương khớp khác. Thuốc tác động nhanh tới khớp xương, giúp giảm viêm, giảm đau nhưng cũng có nguy cơ xảy ra tác dụng phụ khá cao nếu dùng sai cách.

    Thuốc ức chế không chọn lọc: Lưu ý không nên dùng cho bệnh nhân có bệnh nền suy thận, suy gan hoặc một số chứng bệnh liên quan tới dạ dày.

    Thuốc ức chế có chọn lọc: Không nên dùng cho người mắc đái tháo đường hoặc có bệnh liên quan tới tim mạch.

    Thuốc chống viêm có chứa Steroid

    Hiện nay, các loại thuốc chống viêm có chứa thành phần Steroid khi sử dụng cho người bị viêm đa khớp dạng thấp sẽ dùng dạng truyền tĩnh mạch hoặc uống tùy từng trường hợp.

    Bệnh nhân sử dụng nhóm thuốc này có thể nhận thấy sự thay đổi rõ rệt của bệnh lý, các cơn đau không còn diễn ra thường xuyên, khớp giảm sưng đỏ, cử động dễ dàng hơn nhưng chỉ mang yếu tố tạm thời, không thể có tác dụng chữa trị triệt để lâu dài và dễ bị nhờn thuốc.

    Lạm dụng thuốc, dùng thuốc sai cách có thể khiến người bệnh bị tác dụng phụ là sụt cân, cơ thể suy nhược hơn, dễ bị ù tai, thậm chí còn làm xương khớp trở nên giòn yếu hơn.

    Nhóm thuốc DMARDs

    Đây là nhóm thuốc điều trị viêm đa khớp dạng thấp có tác dụng nổi bật, được nền y học đánh giá cao trong việc phục hồi sức khỏe xương khớp cho bệnh nhân. Thuốc được phân chia thành 2 nhóm, tùy vào mục đích sử dụng sẽ có sự lựa chọn phù hợp.

    • Nhóm sinh học: Là nhóm thuốc Biologic Agents, phát huy công dụng điều trị viêm đa khớp dạng thấp bằng cách tác động mạnh mẽ tới các quá trình phản ứng miễn dịch của cơ thể. Qua đó, các biểu hiện viêm nhiễm, tổn thương ở khớp, sụn, bao hoạt dịch hay các vùng quanh khớp đều được kiểm soát nhanh chóng.
    • Nhóm kinh điển: Có thể sử dụng đơn lẻ hoặc sử dụng chung cùng những liệu trình điều trị khác giúp bệnh nhân phục hồi tốt, hạn chế tối đa các biến chứng, ngăn ngừa tổn thương khớp lan rộng sang những vùng khác trên cơ thể. Bệnh nhân sẽ không còn đau nhức thường xuyên, khớp xương linh hoạt hơn khi vận động, không còn bị cản trở giấc ngủ về đêm do khớp bị sưng đau.

    Bên cạnh các nhóm thuốc trên, tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người sẽ có thêm các loại thuốc hỗ trợ khác để có được kết quả điều trị tốt nhất. Một số thuốc được dùng là:

    • Thuốc chống dính khớp, tăng cường tái tạo sụn khớp, phục hồi chức năng cho các khớp xương bị tổn thương.
    • Thuốc chống thoái hóa khớp, ngăn ngừa nguy cơ xảy ra loãng xương, giòn gãy xương.
    • Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày khi bệnh nhân phải uống thuốc trong thời gian dài, sử dụng nhiều thuốc có nồng độ mạnh.

    Thuốc Tây giúp giảm đau nhanh

    Thuốc Đông y

    Bệnh nhân có thể áp dụng một số bài thuốc chữa viêm đa khớp dạng thấp theo y học cổ truyền. Nhưng trước khi dùng thuốc cần phải tham khảo sự tư vấn từ các bác sĩ phụ trách điều trị.

    Bài thuốc 1:

    • Dược liệu: Đương quy, sinh địa, phục linh, độc hoạt, xích thược, quế chi, đại táo, cam thảo, tế tân, phòng phong, tần giao, xuyên khung, nhân sâm.
    • Cách dùng: Thuốc sắc uống mỗi ngày 1 thang theo liệu trình được kê đơn.

    Bài thuốc số 2:

    • Dược liệu: Khương hoàng, cam thảo, phòng phong, xích thược, đại táo, xuyên khung, đương quy, quế chi, hoàn kỳ, khương hoạt, trần bì.
    • Cách dùng: Cho thuốc vào ấm sắc với lượng nước vừa đủ, chia nhỏ thuốc và uống hết trong ngày.

    Phẫu thuật

    Khi đã trải qua quá trình điều trị với nhiều loại thuốc khác nhau nhưng không có tác dụng, bệnh nhân có nguy cơ bị liệt, mất hoàn toàn chức năng khớp, biện pháp phẫu thuật sẽ được cân nhắc thực hiện. Kỹ thuật này cho tác dụng đưa khớp xương trở về trạng thái khỏe mạnh ban đầu, tái tạo chức năng, loại bỏ toàn bộ yếu tố nguy cơ gây viêm nhiễm lan rộng. Tuy vậy, còn phải xét vào trạng thái thể trạng, bệnh lý nền của bệnh nhân có đáp ứng được phẫu thuật hay không.

    Các phương pháp phẫu thuật gồm có:

    • Chỉnh trục: Là cách phẫu thuật thực hiện nối cầu chì giúp điều chỉnh những khớp xương bị sai lệch khỏi vị trí do viêm nhiễm, giữ cho khớp xương ở vị trí cố định như ban đầu.
    • Thay khớp: Nhằm thay thế cho các khớp xương được xác định đã không còn khả năng phục hồi, khớp gần như mất đi toàn bộ chức năng vốn có.
    • Nội soi: Kỹ thuật mổ hạn chế xâm lấn nhất, giúp loại bỏ đi những phần đã viêm nhiễm ở khớp xương nhưng không áp dụng cho các vùng khớp đã tổn thương toàn bộ, khớp đã chết.
    • Khắc phục tổn thương ở gân: Các đường gân quanh khu vực khớp bị viêm có thể bị vỡ, lỏng gân gây ra đau nhức vô cùng, hạn chế khả năng vận động. Do vậy các bác sĩ sẽ cần thực hiện kỹ thuật khắc phục tổn thương, hồi phục gân về trạng thái khỏe mạnh.

    Phẫu thuật áp dụng cho trường hợp bệnh nặng

    Cách chữa khác

    Ngoài các liệu trình thuốc và phương pháp phẫu thuật ở trên, bệnh nhân cũng sẽ được hướng dẫn một số cách hỗ trợ cho quá trình điều trị nhanh chóng có kết quả hơn như sau:

    • Tắm suối khoáng nóng.
    • Vận động, tập luyện khớp xương với các dụng cụ hỗ trợ đi kèm, phục hồi chức năng bằng các bài vật lý trị liệu.

    Phòng tránh viêm đa khớp dạng thấp

    Bệnh viêm đa khớp dạng thấp có thể phòng ngừa được khi áp dụng một số nguyên tắc chăm sóc sức khỏe như sau:

    • Luôn có tư thế làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, không ngồi hoặc đứng một chỗ quá lâu, đặc biệt khi đứng trên giày cao gót.
    • Không bê vác các đồ vật quá nặng sai tư thế hay có thói quen bẻ các khớp ngón tay.
    • Nên tập luyện thể dục thể thao thường xuyên nhưng không tập luyện cường độ quá mạnh.
    • Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất cho cơ thể, tăng cường các món ăn có thể kích thích sản sinh thêm dịch khớp để khớp xương luôn được linh hoạt.
    • Kiểm soát cân nặng ở mức phù hợp, tránh để xảy ra tình trạng béo phì, thừa cân.
    • Hạn chế tối đa việc dùng thuốc lá, bia, rượu và nhiều chất kích thích khác.

    Viêm đa khớp dạng thấp là chứng bệnh có nguy cơ gây biến chứng cao, ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của người bệnh. Do đó, cần chú ý theo dõi các biểu hiện của cơ thể, sớm thăm khám và tiến hành điều trị theo phác đồ khoa học để bảo vệ xương khớp tốt nhất.

    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *