Viêm amidan cấp nguyên nhân là do đâu? Bệnh nhân cần điều trị như nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Viêm amidan cấp là giai đoạn đầu của viêm amidan. Đây là thời điểm bệnh mới khởi phát, các dấu hiệu bệnh thường xuất hiện đột ngột, khiến bệnh nhân khó ứng phó. Bệnh nếu để lâu có thể ảnh hưởng tới việc giao tiếp, ăn uống, khiến người bệnh khó chịu,.. và có thể chuyển sang giai đoạn mãn tính khó chữa. Vậy viêm amidan cấp tính có những dấu hiệu nào, nguyên nhân và cách điều trị ra sao?

Viêm amidan cấp là gì? Bệnh có nguy hiểm không?

Amidan là bộ phận quan trọng của hệ hô hấp, chúng sản sinh ra kháng thể có nhiệm vụ bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây bệnh từ bên ngoài. Tuy nhiên, không phải lúc nào amidan cũng hoạt động tốt nhiệm vụ của mình, nó cũng có thể bị lấn át bởi các yếu tố gây bệnh dẫn tới viêm amidan.

Viêm amidan cấp là bệnh lý thường gặp
Viêm amidan cấp là bệnh lý thường gặp

Viêm amidan cấp tính là bệnh lý viêm xung huyết amidan khẩu cái. Đây là tình trạng đầu của bệnh, có thể gặp ở bất cứ ai thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ trong độ tuổi 3-4 tuổi. Tình trạng này nếu không sớm được phát hiện và điều trị có thể nặng thêm, chuyển sang mãn tính và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm amidan cấp được chia làm các cấp độ với đặc điểm như sau:

  • Viêm amidan cấp độ 1: Đây là tình trạng amidan có kích thước to, tròn, cuống gọn, chiều ngang của amidan bằng 1/4 so với khoảng cách giữa chân hai trụ trước của amidan.
  • Viêm amidan cấp độ 2: Tình trạng này tương tự viêm amidan cấp 1, nhưng chiều ngang của amidan chỉ bằng 1/3 so với khoảng cách giữa hai trụ trước amidan.
  • Viêm amidan cấp 3: Tình trạng amidan có hình dạng tròn to, cuống gọn, chiều ngang bằng ½ so với khoảng cách giữa hai trụ trước amidan.

Viêm amidan cấp có nguy hiểm không? – Hầu hết các ca mắc viêm amidan đều có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng trong một số trường hợp căn bệnh này có thể gây ra một số nguy hiểm, dẫn tới biến chứng như:

  • Viêm tấy, áp xe amidan khiến bệnh nhân khó nuốt, họng sưng to, hơi thở có mùi, chảy nước bọt, đau đầu, sốt cao,… Nếu không kịp thời điều trị có thể gây viêm nhiễm trên diện rộng.
  • Có thể dẫn tới các bệnh như viêm tai giữa, viêm mũi viêm xoang, viêm thanh – phế quản…
  • Một số trường hợp, viêm amidan cấp có thể dẫn tới các biến chứng viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng tim cấp, viêm nội mạc tim,…

Nguyên nhân gây viêm amidan cấp tính

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới viêm amidan cấp, một số nguyên nhân chính phải kể tới:

  • Cấu trúc amidan: Do có cấu trúc nhiều khe, hốc, nên amidan tạo điều kiện cho các vụn thức ăn mắc lại trong quá trình ăn uống. Điều này vô tình trở thành điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus sinh sôi, phát triển. Dần dần, các mầm bệnh này tấn công gây viêm amidan.
  • Do sức đề kháng của cơ thể: Sức đề kháng giúp bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố gây bệnh, giúp duy trì sức khỏe ổn định. Tuy nhiên, nếu sức đề kháng giảm, những yếu tố gây bệnh có cơ hội xâm nhập và gây ra bệnh.
  • Do biến chứng từ nhiều căn bệnh khác: Các bộ phận trong cơ thể có mối liên quan mật thiết với nhau. Khi một cơ quan bị suy yếu, các cơ quan khác cũng có thể gặp vấn đề. Viêm amidan cũng có thể xuất phát từ nhiều căn bệnh khác nhau như viêm họng hạt, trào ngược dạ dày,  viêm phế quản…

Bên cạnh những nguyên nhân chính kể trên, các yếu tố tác động từ môi trường như khói bụi, hóa chất, thời tiết thay đổi đột ngột hay việc vệ sinh kém cũng là những nguyên nhân dẫn tới bệnh và khiến bệnh nguy hiểm hơn.

Biểu hiện của viêm amidan cấp

Để nhận biết bản thân có bị mắc viêm amidan cấp hay không, có thể dựa vào một số biểu hiện sau:

1. Biểu hiện về cơ năng

  • Cảm giác khô, rát, nóng ở cổ họng.
  • Họng đau, sưng to, các cơn đau lan tỏa dần.
  • Đau có thể lan lên vùng tai, đầu. Một số người chỉ đau khi nuốt hoặc nhai thức ăn.
  • Một số người có thể ngủ ngáy to, thở khò khè, ngưng thở khi ngủ,..
  • Có thể xuất hiện đờm nhầy.

2. Biểu hiện thực thể

  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu (do các sỏi amidan có trong hốc, khe bị vỡ, hoặc do các nốt mủ gây ra).
  • Trường hợp viêm amidan kèm mủ, do vi khuẩn gây ra, amidan người bệnh có hiện tượng sưng đỏ, bề mặt nhiều chấm trắng tạo thành mảng lớn. Niêm mạc họng tấy đỏ. Một số trường hợp nổi hạch cạnh hàm.
Viêm amidan cấp khiến người bệnh đau họng, ho, hơi thở có mùi,...
Viêm amidan cấp khiến người bệnh đau họng, ho, hơi thở có mùi,…
  • Nếu bệnh do virus gây ra, người bệnh niêm mạc họng sưng, đi kèm với nó là huyết trong. Giọng nói bị khàn hoặc bị thay đổi. Nhiều người ho nhiều, có nước mũi, viêm kết mạc mắt.

3. Biểu hiện toàn thân

  • Sốt cao lên tới 39-40 độ C nhưng cảm  thấy gai rét.
  • Cơ thể mệt mỏi, đau đầu.
  • Chán ăn, ăn không ngon, có thể bị rối loạn tiêu hóa,…

Viêm amidan cấp bao lâu thì khỏi? Điều trị như thế nào?

Tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người, sức đề kháng, cách điều trị cũng như phương pháp chăm sóc mà thời gian khỏi bệnh cũng khác nhau. 

Thông thường, nếu có sự can thiệp của bác sĩ thì bệnh có thể khỏi hẳn trong 10 ngày. Tuy nhiên, người bệnh không điều trị hoặc điều trị không đúng cách, thời gian chữa bệnh sẽ lâu hơn, thậm chí có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh mà còn gây nhiều hệ lụy, nếu không sớm điều trị có thể dẫn tới tử vong.

Có nhiều phương pháp điều trị viêm amidan cấp. So với viêm amidan mãn tính, viêm amidan cấp tính điều trị đơn giản hơn và có tỷ lệ chữa dứt điểm cao hơn. Tuy nhiên, không vì vậy mà nên chủ quan, cần đi khám và nghe tư vấn về phương pháp điều trị phù hợp.

Hiện nay, có 2 phương pháp chính để điều trị viêm amidan cấp là sử dụng thuốc và vệ sinh răng miệng, thân thể hàng ngày. Bệnh nhân có thể điều trị bệnh bằng các loại thuốc Đông y, Tây y, thuốc Nam,… 

  • Với thuốc Tây y, chủ yếu sử dụng thuốc kháng sinh, giảm đau, giảm ho, ngừa xung huyết, giảm phù nề.
  • Với thuốc Đông y, các loại thuốc chủ yếu tập trung thanh nhiệt, giải độc, loại trừ tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
  • Với thuốc Nam, chủ yếu áp dụng các nguyên liệu tự nhiên như mật ong, lá cây, gừng, tỏi,… nhằm đẩy lùi triệu chứng bệnh.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần cần hỏi ý kiến bác sĩ về loại thuốc phù hợp, sử dụng thuốc theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Thông thường, bệnh nhân cần sử dụng kháng sinh 1 lần hoặc trong 10 ngày. Lưu ý, bệnh nhân không tự ý sử dụng thuốc hoặc ngưng thuốc quá sớm mà phải tuân theo đúng liệu trình và chỉ dẫn của bác sĩ.

Viêm amidan cấp nên ăn gì, kiêng gì?

Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng bệnh viêm amidan cấp, bởi thức ăn đi qua trực tiếp vị trí của amidan trước khi vào cơ thể và có thể gây ảnh hưởng đến tình trạng viêm nhiễm ở đây. Để bệnh nhanh khỏi, giảm đau rát amidan, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề trong ăn uống như sau:

Viêm amidan cấp nên ăn gì?

Viêm amidan khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nuốt do vậy người bệnh cần ăn những thực phẩm mềm, dễ nuốt. Ngoài ra nên ăn những thực phẩm chống viêm nhằm ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm phát triển lan rộng. Một số thực phẩm phù hợp với bệnh nhân viêm amidan cấp phải kể tới:

Nên ăn nhiều thực phẩm lành mạnh khi bị viêm amidan cấp
Nên ăn nhiều thực phẩm lành mạnh khi bị viêm amidan cấp
  • Trứng luộc và gan bò: Hai thực phẩm giàu đạm có thể cải thiện sức khỏe, chống viêm hiệu quả.
  • Khoai tây nghiền: Thực phẩm có tính kháng viêm, hơn nữa ở thể mềm, dễ nuốt.
  • Rau chân vịt: Loại rau giúp giảm đau và bổ sung nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp tăng cường sức đề kháng.

Ngoài ra, có thể bổ sung một số thực phẩm mềm khác vào chế độ dinh dưỡng như bánh pudding, sữa chua, súp rau củ…

Viêm amidan cấp kiêng ăn gì?

Bên cạnh thực phẩm tốt cho sức khỏe kể trên, người bị viêm amidan cũng cần tránh một số thực phẩm dưới đây:

  • Thực phẩm có tính nhiệt, cay, nóng (ớt, tiêu…) 
  • Thực phẩm chứa arginin (đậu phộng, sô cô la…)
  • Đồ tái, sống

Việc vệ sinh răng miệng và thân thể đúng cách giúp loại trừ các vi khuẩn gây bệnh và ngăn ngừa sự xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể. Bệnh nhân cần đánh răng 2 lần/ ngày và sử dụng nước muối súc miệng. Ngoài ra, cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng nhất là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Khi ra ngoài, cũng cần bảo vệ cơ thể khỏi các yếu tố từ môi trường bằng cách đeo khẩu trang và mặc áo chống nắng đầy đủ.

Hy vọng những thông tin trên giúp bạn giải đáp các thắc mắc về viêm amidan cấp, từ đó giúp phòng và điều trị bệnh tốt hơn. Bệnh viêm amidan cấp không quá nguy hiểm khi được điều trị kịp thời, nhưng nếu để lâu có thể dẫn tới nhiều hậu quả nguy hiểm. Do vậy, người bệnh không nên chủ quan về vấn đề này.

Đánh giá bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Chat với chúng tôi