Uống nước đá có gây viêm họng không? Lời giải đáp từ chuyên gia

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Thời tiết nắng nóng cũng là lúc nhiều người bị viêm họng, đau rát cổ họng, ho nhiều. Đa số mọi người đều cho rằng thói quen uống nước đá lạnh khi trời nóng là nguyên nhân khiến bạn bị viêm họng. Vậy thực sự uống nước đá có gây viêm họng không? Lời giải đáp sẽ có trong bài viết sau đây.

Uống nước đá có gây viêm họng không?

Khi bị sưng tấy, bầm tím mà không có vết thương hở, người ta thường chườm đá lạnh để giảm bớt cảm giác đau nhức, giảm sưng, giảm bầm. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra rằng nhiệt độ thấp sẽ khiến mạch máu co lại, giảm lưu lượng đến khu vực bị sưng đau nên sẽ giúp bạn thấy bớt đau nhức hơn.

Uống nước đá có gây viêm họng không?
Uống nhiều nước đá có thể gây viêm họng

Tuy nhiên, uống nhiều nước đá lại có thể làm cho bạn bị viêm họng. Mặc dù nước lạnh sẽ giúp bạn cảm thấy bớt đau rát cổ họng tức thì nhưng ngay sau đó tình trạng viêm họng sẽ nặng nề hơn. Tại sao lại như vậy? Uống nước đá có gây viêm họng không?

Các chuyên gia cho biết, bản chất nước đá không làm cho bạn viêm họng, nguyên nhân chủ đạo gây ra bệnh về đường hô hấp là do nhiễm vi khuẩn, virus. Nhưng không có gì đảm bảo được tác nhân này không có mặt trong nước đá. Trong những trường hợp sau đây, nước đá sẽ là nguyên nhân khiến bạn bị viêm họng:

Nước đá không “sạch”

Nước đá nhìn bằng mắt thường thì trong suốt, có vẻ sạch nhưng thực chất nước đá bạn uống mà không phải tự tay làm từ nước lọc thì không thể đảm bảo không có vi khuẩn được. Nhất là khi bạn uống nước đá lạnh ở các quán giải khát thì nguy cơ nhiễm khuẩn vùng hầu họng từ thức uống này càng cao. Điều này lý giải vì sao có những người thường xuyên uống nước lạnh tại nhà thì không bị đau họng, ho nhưng chỉ sau một vào lần uống nước giải khát bên ngoài thì lại bị viêm họng.

Thêm một yếu tố nữa khiến bạn dễ bị viêm họng khi uống nước đá đó là khi bạn kết hợp với đồ uống có nhiều đường. Vi khuẩn, siêu vi có trong nước đá kết hợp với đường sẽ sinh sôi nhanh hơn, hoạt động mạnh hơn, gây bội nhiễm trong vùng miệng họng. Do đó, uống nước đá, ăn kem nhiều có thể là nguyên nhân khiến bạn bị viêm họng, đặc biệt là trẻ nhỏ.

Các thức uống cho thêm đá không sạch có thể khiến họng nhiễm khuẩn
Các thức uống cho thêm đá không sạch có thể khiến họng nhiễm khuẩn

Uống nước đá khi sức đề kháng suy giảm

Chúng ta không thể đảm bảo rằng trong vùng miệng họng của mình hoàn toàn “vô trùng”. Trong không khí, đồ ăn thức uống luôn tiềm ẩn vi khuẩn, siêu vi gây hại nên khi sức đề kháng suy giảm, uống nước lạnh vào sẽ càng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển mạnh hơn.

Cơ chế cân bằng nhiệt của cơ thể là khi tiếp nhận thực phẩm hay nước có nhiệt độ cao hoặc thấp hơn 37 độ C thì cơ thể sẽ phải huy động năng lượng để điều tiết chúng về 37 độ. Như vậy, vào thời điểm sức đề kháng suy giảm mà uống nhiều nước đá lạnh thì càng làm cho đề kháng yếu hơn. Đây chính là lúc vi khuẩn, siêu vi “hoành hành” gây viêm họng.

Xem thêm: Xu hướng đồ uống giới trẻ hiện nay: Top 10 thức uống quen thuộc

Cần lưu ý gì để phòng tránh viêm họng?

Uống nước đá lạnh là cách giải pháp thông dụng nhất mỗi khi chúng ta cảm thấy nóng bức. Nhiều người có thói quen uống nước đá ngay cả khi trời mát mẻ hoặc vào mùa đông lạnh. Mặc dù chúng ta sẽ cảm thấy đã cơn khát và giảm cảm giác nóng bức ngay sau khi uống nước lạnh nhưng thói quen này thực sự không tốt cho sức khỏe. Để uống nước đá mà không bị viêm họng cũng như phòng bệnh đường hô hấp, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Nên tự làm nước đá, nước lạnh tại nhà bằng nước đun sôi để nguội. Đây là cách tốt nhất để hạn chế bị nhiễm khuẩn từ nước đá gây viêm họng.
  • Không nên uống nước đá thường xuyên, chỉ uống khi thật sự cảm thấy quá nóng bức bởi thực tế uống nước lọc mới là cách tốt nhất để giúp cơ thể bạn mát mẻ hơn.
  • Chú ý giữ gìn vệ sinh răng, miệng, họng thường xuyên, nhất là vào thời điểm giao mùa, thay đổi thời tiết. Mỗi ngày nên súc họng bằng nước muối sinh lý ít nhất 2 lần vào sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.
  • Ngay khi có biểu hiện ngứa họng, khó nuốt, đau họng khi uống nước, bạn cần súc họng bằng nước muối sinh lý thường xuyên, cứ mỗi 1 – 2 tiếng súc họng một lần. Đây là biện pháp rất hiệu quả để ngăn ngừa bệnh trở nặng ngay từ đầu.

Xem thêm: Bị đau họng uống các thức uống sau để chấm dứt nhanh các triệu chứng

viêm họng do uống nước đá
Khi sức đề kháng cơ thể bị suy yếu, uống nước đá sẽ khiến bạn bị viêm họng
  • Khi bị viêm họng hay mới chớm bị, nên uống nước ấm thường xuyên. Nước ấm không giúp bạn giảm đau nhanh như nước lạnh nhưng sẽ giúp làm loãng đờm, cổ họng bạn sẽ thông thoáng hơn.
  • Bạn nên duy trì thói quen uống một cốc nước mật ong ấm vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy. Thói quen này sẽ giúp giữ ấm cổ họng cho bạn, sát khuẩn cổ họng và đồng thời rất tốt cho tiêu hóa.
  • Cần đảm bảo rằng nhà cửa, phòng ngủ, nơi làm việc của bạn được vệ sinh định kỳ sạch sẽ. Môi trường sinh sống ô nhiễm, nhiều bụi bẩn cũng là nguyên nhân khiến bạn dễ bị viêm họng và các bệnh về đường hô hấp
  • Nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể bằng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý, lịch sinh hoạt khoa học.
  • Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao đều đặn cũng là cách giúp cơ thể khỏe mạnh, phòng tránh bị viêm họng.
  • Bất cứ khi nào có những dấu hiệu nghi ngờ bị viêm họng hay viêm đường hô hấp, hãy đeo khẩu trang thường xuyên, hạn chế dùng chung đồ dùng cá nhân với những người xung quanh để đề phòng lây bệnh.

Như vậy, những thông tin trên đây đã giải đáp thắc mắc uống nước đá có gây viêm họng không. Bản chất nước đá không xấu, nước đá tinh khiết không gây viêm họng nhưng nó lại là “chất xúc tác” tạo thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công cổ họng, làm sưng nề niêm mạc, cổ họng đau rát, tăng tiết dịch nhầy, ho nhiều, ho có đờm. Vì vậy, chúng ta không nên uống nhiều nước đá, nhất là nước đá không sạch.

Có thể bạn quan tâm:

Đánh giá bài viết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo