Triệu chứng nổi mề đay và biện pháp khắc phục hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Nổi mề đay là bệnh lý da liễu xảy ra ở khoảng 30% dân số Việt Nam. Bệnh gây ra cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, vừa ảnh hưởng đến sức khỏe và ảnh hưởng tới tâm lý của nhiều người. Tuy là bệnh da liễu phổ biến nhưng nếu không được chăm sóc, điều trị đúng cách, kịp thời, bệnh có thể gây ra biến chứng bội nhiễm, phù mạch, sốc phản vệ và suy nhược cơ thể. Chính vì vậy, mọi người cần nắm bắt được triệu chứng nổi mề đay để sớm có biện pháp xử lý, ngăn ngừa hậu quả xấu có thể xảy ra. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có những thông tin, kiến thức về bệnh. 

Tùy thuộc vào thể bệnh và cơ địa từng người mà triệu chứng nổi mề đay sẽ khác nhau
Tùy thuộc vào thể bệnh và cơ địa từng người mà triệu chứng nổi mề đay sẽ khác nhau

Những triệu chứng nổi mề đay điển hình rất dễ nhận biết

Nổi mề đay là phản ứng của các mao mạch dưới da khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng ứng thời tiết, bụi bẩn, hóa chất, di truyền, cơ địa,… Mề đay có thể nổi lên ở cổ, tay, chân, lưng, đùi, mông, bụng,… thậm chí nổi khắp toàn thân. Và tùy theo cơ địa của từng người, thuộc thể bệnh cấp hay mãn tính mà các triệu chứng nổi mề đay sẽ nặng nhẹ khác nhau. Cụ thể:

Triệu chứng nổi mề đay cấp tính

Triệu chứng nổi mề đay cấp tính khá giống với một số bệnh viêm da khác như chàm, eczema,… nhưng mức độ nhẹ nhàng hơn. Mề đay cấp tính thường xuất hiện từ vài ngày đến vài tuần với những biểu hiện phổ biến sau:

  • Ngứa da: Đây là triệu chứng nổi mề đay điển hình. Tại những vùng da nổi mề đay, người bệnh sẽ có cảm giác ngứa dữ dội, kèm theo nóng rát, khó chịu. Nhưng nếu gãi thì sẽ khiến da đỏ, trầy xước và tổn thương nhiều hơn. Tình trạng ngứa ngáy sẽ diễn ra nhiều hơn vào buổi chiều và buổi tối.
  • Nổi mẩn đỏ, sẩn phù: Các nốt mẩn đỏ do mề đay sẽ nổi gồ lên da, có đường viền xác định, có màu đỏ hoặc hồng, ở giữa màu trắng xám. Nốt mề đay có nhiều hình thù,  kích thước khác nhau nhưng phổ biến là hình tròn, ovan hoặc ngoằn ngoèo. Dấu hiệu này xuất hiện nhiều vào buổi sáng sớm và chiều tối, buổi trưa ít hơn.
  • Các nốt mẩn ngứa lan rộng: Trong một vài giờ đến một vài ngày, các nốt mề đay có thể phát triển nhanh chóng, lớp này lặn rồi lớp mới lại nổi lên. Tuy nhiên, khi lành bệnh, các nốt mẩn sẽ lặn hoàn toàn và không để lại sắc tố hay sẹo trên da.
Triệu chứng nổi mề đay cấp tính là ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ
Triệu chứng nổi mề đay cấp tính là ngứa ngáy và nổi mẩn đỏ

Triệu chứng nổi mề đay mãn tính

Mề đay mãn tính thường kéo dài trên 6 tuần và có những dấu hiệu tương tự như mề đay cấp tính. Tuy nhiên, biểu hiện nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy thường nghiêm trọng hơn với tần suất thường xuyên hơn. Ngoài ra, triệu chứng nổi mề đay mãn tính còn đặc trưng bởi hiện tượng:

  • Xuất huyết da: Ở những vùng da bị nổi mề đay, nếu người bệnh gãi ngứa sẽ dễ khiến da bị tổn thương, chảy máu và làm xuất hiện tình trạng xuất huyết da
  • Sưng phù mạch: Đây là hiện tượng sưng nề cục bộ ở cả vùng trên và dưới bề mặt da hay niêm mạc. Vùng da bị tổn thương có màu hồng nhạt, khi cọ xát hoặc kích thích, vết sưng, phù nề tăng lên. Người bệnh thường sẽ có cảm giác đau nhức, sưng tấy ở vùng bị nổi mề đay, đặc biệt là mí mắt, miệng, môi, lưỡi, yết hầu, ống thanh quản, cơ quan sinh dục… Nếu phù mạch có ở hầu họng, hay thanh quản sẽ dẫn đến tình trạng khó thở, khó nuốt, rất nguy hiểm.
  • Hiện tượng vẽ da nổi: Khi người bệnh cọ xát hoặc bị va chạm trên da, sẽ khiến trên da hình thành những hình vẽ nhất định và nổi lên những đường màu hồng rõ rệt giống với hình vẽ cọ trước đó. Diện tích của các đường vẽ này có thể bị tăng lên, lan rộng và gây ngứa ngáy, khó chịu.
  • Triệu chứng khác: Ngoài các biểu hiện trên da, người mắc bệnh mề đay mãn tính còn có thể gặp phải các triệu chứng toàn thân khác như: sốt, sổ mũi, rối loạn tiêu hóa…
Hiện tương vẽ da nổi do mề đay gây ra

Nổi mề đay có nguy hiểm không?

Nổi mề đay có nguy hiểm không còn phụ thuộc vào thể bệnh của người. Người mắc mề đay cấp tính, thể bệnh thường lành tính, thường không gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe và có thể tự khỏi mà không cần can thiệp y tế. Còn mề đay mãn tính thì nghiêm trọng hơn, bệnh thường tái phát nhiều lần và rất khó điều trị. Và khi không được điều trị đúng cách, kịp thời, mề đay mãn tính có thể khiến người bệnh gặp phải những biến chứng nguy hiểm, phức tạp sau:

  • Nhiễm trùng: Nếu nổi mề đay nhiều ngày, người bệnh vì ngứa ngáy mà chà xát mạnh sẽ làm da bị trầy xước, tổn thương dẫn tới nhiễm trùng, bội nhiễm, thậm chí hoại tử.
  • Suy nhược cơ thể: Mề đay nếu kéo dài nhiều tuần liền sẽ khiến cơ thể mệt mỏi, suy nhược, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công việc và cuộc sống.
  • Phù mạch: Người bệnh có thể bị phù mạch ở mắt, môi, miệng hoặc lưỡi, khiến cơ thể bị tích tụ nhiều dịch, gây nguy hại cho sức khỏe. Trường hợp phù mạch xuất hiện ở thanh quản hoặc ống tiêu hóa sẽ gây khó thở nặng, đau quặn bụng, đi ngoài phân lỏng, tụt huyết áp, rối loạn tim mạch, …
  • Biến chứng khác: Ngoài những biến chứng trên, người bệnh còn có thể gặp phải một số biến chứng khác như: sốc phản vệ, Lupus ban đỏ, bệnh tuyến giáp…

Để ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm xảy ra, người bệnh khi có các triệu chứng nổi mề đay mãn tính thì nên sớm đi thăm khám để có biện pháp điều trị kịp thời. Không nên chủ quan khiến bệnh trở nên nghiêm trọng.

Mề đay nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm
Mề đay nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm

Các biện pháp điều trị nổi mề đay (mày đay)

Muốn tìm được biện pháp điều trị nổi mề đay phù hợp, hiệu quả, bạn cần biết được nguyên nhân gây bệnh. Điều này có thể xác định dựa trên những triệu chứng nổi mề đay điển hình và một số xét nghiệm cận lâm sàng. Từ đó mà kết luận tình trạng bệnh chỉ cần điều trị không dùng thuốc hay phải dùng thuốc.

Biện pháp điều trị nổi mề đay không dùng thuốc

Với những người bị mề đay cấp tính, các triệu chứng có thể biến mất hoàn toàn trong ngày hoặc vài ngày, vài tuần mà không cần phải can thiệp y tế. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa ngáy do mề đay gây ra khiến bạn khó chịu thì có thể áp dụng một số cách trị nổi m đay tại nhà không dùng thuốc như sau:

  • Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh: Cần xác định yếu tố kích thích da nổi mày đay là do thực phẩm, mỹ phẩm, lông động vật, phấn hoa, khói bụi hay thuốc điều trị,… và tìm cách loại bỏ nguyên nhân này.
  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Không nên kiêng tắm, thay vào đó hãy tắm nhanh bằng nước ấm hàng ngày để tránh bã nhờn, bụi bẩn tích tụ gây nhiễm khuẩn da, khiến tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
  • Lựa chọn trang phục phù hợp: Nếu bị dị ứng khi trời lạnh thì nên chú ý mặc kín khi đi ra ngoài và chọn ăn đồ có tính nhiệt. Nếu bị dị ứng khi trời nóng thì cần mặc đồ thông thoáng, thấm mồ hôi tốt, ăn nhiều đồ ăn có tính mát.
  • Bổ sung vitamin, nước và khoáng chất: Tăng cường uống nước và bổ sung các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin như rau xanh, trái cây,… sẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể và làm giảm các triệu chứng nổi mề đay.
  • Chế độ nghỉ ngơi, tập luyện: Nên dành thời gian nghỉ ngơi và kiểm soát căng thẳng bằng các hoạt động như tập yoga, bơi lội, đọc sách, nghe nhạc,… Tập thể dục đều đặn ít nhất mỗi ngày 30 phút sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh.
  • Áp dụng một số mẹo dân gian: Bạn có thể làm dịu các nốt mẩn đỏ, giảm tình trạng ngứa ngáy bằng việc áp dụng một số mẹo chữa bệnh dân gian từ các thảo dược thiên nhiên như lá hẹ, kinh giới, trầu không, nha đam, lá chè xanh,…
Xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn tìm được biện pháp điều trị phù hợp

Sử dụng thuốc uống hoặc bôi

Trong trường hợp bạn bị mề đay mãn tính hoặc mề đay cấp tính nhưng xảy ra trên diện rộng, các nốt mẩn đỏ nổi toàn thân và gây ngứa dữ dội thì sẽ phải sử dụng thuốc điều trị. Liệu lượng và loại thuốc sẽ được kê đơn theo tình trạng bệnh của từng người. Nhưng phổ biến có:

  • Thuốc kháng histamine H1: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế chọn lọc thụ thể histamine H1 (thành phần trung gian trong phản ứng dị ứng), từ đó làm giảm các sẩn đỏ, viêm và ngứa ở trên da.
  • Thuốc giảm đau (Paracetamol và NSAID): Trong trường hợp nổi mề đay do nhiễm trùng, người bệnh ngoài tổn thương da còn có thể bị sốt cao và đau nhức. Lúc này bác sĩ sẽ có thể kê thêm thuốc giảm đau để cải thiện cơn đau và hạ thân nhiệt.
  • Thuốc chống viêm đường uống (NSAID và corticosteroid): Loại thuốc này được chỉ định sử dụng cho những trường hợp da bị sưng đỏ nghiêm trọng và bùng phát trên diện rộng để giảm viêm và đau.
  • Thuốc bôi: Thuốc bôi trị mề đay thường chứa hoạt chất kháng histamine và corticoid, có tác dụng giảm ngứa và sưng viêm. Thuốc bôi thường được chỉ định với trường hợp nổi mề đay khu trú.
  • Thuốc chống trầm cảm: Ngoài ra với những trường hợp nổi mề đay mãn tính, bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống trầm cảm 3 vòng ở dạng bôi, thuốc ức chế miễn dịch (Cyclosporine, Tacrolimus) và thuốc tiêm chứa kháng thể nhân tạo.

Lưu ý: Tất cả các thuốc đề cập trên đều có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn như buồn ngủ, bí tiểu, táo bón, khô miệng,… hoặc ảnh hưởng đến gan thận nếu lạm dụng. Do đó người bệnh tuyệt đối không tự ý mua dùng thuốc. Chỉ sử dụng khi có chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai, đang cho con bú, trẻ em.

Thực tế, các triệu chứng nổi mề đay thường rất dễ nhận biết, chỉ cần chú ý, bạn đã có thể phần nào nắm bắt được tình trạng của mình. Hy vọng, với những thông tin cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn nhận biết được bệnh mề đay nhanh chóng, kịp thời và có giải pháp khắc phục hết mẩn đỏ, ngứa da hiệu quả.

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (1 bình chọn)

Nhờ sử dụng bài thuốc mề đay Đỗ Minh hàng ngàn bệnh nhân đã thoát khỏi mề đay, dị ứng từ cấp đến mãn tính, không trường hợp nào gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc.[ĐỪNG BỎ LỠ]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo