Muốn cột sống chắc khỏe thì hãy sớm nhận diện ngay 5 triệu chứng gai cột sống dưới đây
Nhận diện 5 triệu chứng gai cột sống khiến bạn dễ chủ quan
Gai cột sống là căn bệnh phổ biến khi xương hoặc sụn khớp bị thoái hóa tạo thành gai xương. Ở bất kỳ vị trí đốt sống này, gai xương cũng có thể hình thành. Tuy nhiên, người ta bắt gặp triệu chứng bệnh gai cột sống nhiều ở khu vực đốt sống cổ và thắt lưng.
Đa phần, ở giai đoạn khởi phát, tức là mới hình thành bệnh, gai cột sống không xuất hiện triệu chứng rõ ràng. Lúc này, người bệnh chỉ có thể tình cờ nhận biết chứng bệnh thông qua chụp hình X-quang cơ thể hoặc khi các gai xương mọc dài cọ xát với dây chằng, sụn khớp xung quanh gây nên những cơn đau nhức.
Dấu hiệu bị gai cột sống điển hình ở những cơn đau nhức
Dưới đây là 5 biểu hiện gai cột sống thường gặp:
– Triệu chứng gai cột sống đau nhức: Cảm giác đau tăng dần và dữ dội hơn khi người bệnh vận động tại vùng cột sống lưng và cột sống cổ.
– Mất cảm giác tạm thời tại một số vùng trên cơ thể: Gai xương phát triển nhanh và dài hơn sẽ xâm lấn và chèn ép các rễ dây thần kinh xung quanh gây đau mỏi, tê nhức và mất cảm giác tạm thời.
– Chân tay tê bì, nhức mỏi: Dây chằng và các dây thần kinh xung quanh bị chèn ép đến một lúc nào đó sẽ khiến người bệnh bị tê bì tay đối với gai cột sống vùng cổ và nhức mỏi gối khi bị gai cột sống vùng lưng.
– Mất thăng bằng: Đây là triệu chứng gai cột sống cổ xảy ra khi người bệnh bị bệnh ở giai đoạn nặng kèm theo tình trạng choáng váng đầu óc, dẫn đến mất thăng bằng, bước đi loạng choạng, không ổn định.
– Mất kiểm soát tiểu, đại tiện: Tức là lúc gai xương đã tấn công sâu vào hệ thần kinh, ống tủy bị thu hẹp ảnh hưởng đến chức năng thông báo cảm giác của não bộ. Từ đó, hoạt động tiểu, đại tiện của người bệnh bị mất kiểm soát. Đáng chú ý, nếu không có kiến thức y khoa nhất định, không ít người bệnh sẽ nhầm lẫn dấu hiệu gai cột sống này với bệnh Alzheimer.
Biến chứng bệnh gai cột sống
Khi nhận biết các triệu chứng gai cột sống mà không được điều trị kịp thời, bệnh có thể sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là biến chứng của bệnh gai cột sống:
Biểu hiện gai đôi cột sống không được phát hiện kịp thời dễ gây nhiều biến chứng
-
Biểu hiện của gai cột sống gây thoát vị đĩa đệm
Gai xương xuất hiện làm rách bao xơ đĩa đệm ở phần đốt sống đó khiến tràn dịch nhầy và hình thành thoát vị. Thoát vị đĩa đệm khiến người bệnh di chuyển khó khăn, đau nhức dữ dội làm giảm sút chất lượng lao động.
-
Từ triệu chứng bệnh gai cột sống gây đau thần kinh tọa
Gai cột sống mọc ở lưng gây chèn ép dây thần kinh tọa. Nếu không chữa trị dứt điểm, các cơn đau này từ lưng lan xuống mông, đùi sau, gân kheo và cẳng bàn chân. Mức độ đau từ âm ỉ đến dữ dội gây đau đầu, chóng mặt và mất ngủ.
-
Triệu chứng gai cột sống dẫn đến đau thần kinh liên sườn
Đây là tình trạng khi gai cột sống xuất hiện ở lưng gây nên những cơn đau kéo dài liên tiếp ở phần mạn sườn, xương ức trở vào cột sống hoặc vùng ngực.
BS Paul D’Alfonso, Trung tâm trị liệu thần kinh cột sống Maple Healthcare (Trụ sở tại Tp.HCM) cho hay, gai cột sống nếu sớm được phát hiện kịp thời, tỷ lệ chữa khỏi thành công là rất lớn. Việc chậm trễ trong điều trị có thể khiến bệnh trở nặng hơn, xuất hiện nhiều biến chứng và điều trị tốn kém.
Do đó, ngay bị phát hiện các triệu chứng gai cột sống, người bệnh cần nhanh chóng đến các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín như Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Bạch Mai hoặc Nhà thuốc Đỗ Minh Đường… để thăm khám, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn cách khắc phục chính xác, phù hợp với từng thể trạng bệnh.
Cần sớm phòng ngừa bệnh gai cột sống đúng cách
Phòng tránh các triệu chứng gai cột sống không khó, cái khó là người bệnh cần thực hiện đúng cách là kiên trì. Để hạn chế tình trạng gai xương phát triển ở vùng cột sống, người bệnh cần chủ động thực hiện theo 7 cách phòng ngừa dưới đây:
Tăng cường thực phẩm giàu canxi để loại bỏ những biểu hiện bệnh gai cột sống
– Giảm đau và hạn chế tổn thương cột sống bằng cách tập luyện các môn thể thao vừa sức, tránh hoạt động quá sức. Các môn thể thao nên tập là yoga, bơi lội, đi bộ nhanh hoặc aerobic. Các môn thể thao nên tránh là đá bóng, nâng tạ, golf…
– Áp dụng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung vitamin nhóm D và thực phẩm giàu canxi trong cá, tăng cường ăn rau xanh và tránh lạm dụng chất kích thích gây hại cho sức khỏe. Đây là cách loại bỏ các triệu chứng gai cột sống tốt nhất.
– Hạn chế chấn thương ở vùng cột sống để ngăn ngừa những triệu chứng của gai cột sống.
– Luôn giữ cột sống ở tư thế thẳng khi ngồi làm việc, đọc sách hay xem ti vi, tránh ngồi vẹo cột sống.
– Không khuân vác đồ nặng, cồng kềnh trong thời gian dài.
– Muốn loại bỏ dấu hiệu của gai cột sống người bệnh cần duy trì cân nặng ở mức độ ổn định, vừa phải.
– Nằm ngủ với đệm cứng, trở mình thường xuyên khi ngủ để tránh gây tê bì cột sống.
Trên đây là một vài chia sẻ về triệu chứng gai cột sống. Để biết chính xác mật độ gai xương, độ dài của gai hoặc mức độ hình thành tổn thương, người bệnh nên chủ động tới các cơ sở chuyên khoa để tiến hành chụp hình X-quang hoặc làm các xét nghiệm hóa máu, xét nghiệm nước tiểu, huyết thanh và dịch khớp để khám và kiểm tra.
Mai Chi (T/h)
Ngày đăng: 06/03/2020 - Cập nhật lúc: 2:52 Chiều , 23/04/2020
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!