Triệu chứng đau vai gáy chớ nên coi thường [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]
Triệu chứng đau vai gáy chia ra làm 2 cấp độ đó là đau cấp tính và đau mãn tính. Tuỳ vào thói quen vận động, sinh hoạt của người bệnh mà triệu chứng bệnh sẽ tiến triển khác nhau. Để biết chính xác các dấu hiệu đau vai gáy như thế nào, mọi người hãy cùng theo dõi thông tin lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường cung cấp dưới đây.
Nhận biết triệu chứng đau vai gáy cấp tính
Đau vai gáy cấp được nhận biết qua dấu hiệu sau:
XEM NGAY: Hàng ngàn người đã chữa khỏi bệnh xương khớp tại nhà thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường
- Đau thường xuất hiện bất ngờ vào sáng sớm khi người bệnh ngủ dậy. Không chỉ đau ở vùng cổ gáy mà còn đau sang cả bả vai và cánh tay.
- Khó khăn khi thực hiện các cử động cổ như xoay trái, phải cúi ngửa cổ.
- Đau khi đi lại, vận động nhiều hay khi ngồi lâu một chỗ.
- Đau mỏi khi làm việc căng thẳng, stress cũng là một trong những triệu chứng đau vai gáy giai đoạn cấp tính.
- Kèm theo hiện tượng hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi, khó tập trung.
Những cơn đau này thường sẽ tự dịu dần sau vài tiếng và ít tái phát trở lại, nhưng vẫn có một số trường hợp bị đau nhức kéo dài. Bệnh đau vai gáy cấp tính nếu không được can thiệp bằng y khoa sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn mãn tính khó điều trị hơn.
Triệu chứng bệnh đau vai gáy mãn tính
Đau vai gáy mãn tính thường là do các bệnh lý về cột sống như thoái hoá đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, gai đốt sống cổ… lúc này người bệnh sẽ bị đau nhức kéo dài và thường xuyên hơn.
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn, triệu chứng đau vai gáy giai đoạn mãn tính được thế hiện như sau:
- Cơn đau từ vùng cổ gáy lan xuống tay thậm chí cả bàn tay và ngón tay. Mức độ và thời gian đau nhức còn phụ thuộc vào rễ thần kinh và tuỷ sống bị chèn ép nhiều hay ít.
- Cơn đau có liên quan đến cử động, tư thế, cụ thể do hẹp ống sống cổ khiến rễ dây thần kinh bị chèn ép.
- Cơn đau thường kéo dài, tăng giảm không rõ ràng có thể kéo dài khoảng vài giờ hoặc vài tháng. Nhiều khi cơn đau dữ dội dù người bệnh có dùng các biện pháp giảm đau nhưng không cải thiện.
- Hạn chế vận động, người bệnh khó khăn khi điều khiển các cử động của tay đặc biệt khi cơn đau xảy ra. Không thể cầm nắm chắc vật, cài cúc áo khó khăn, việc sử dụng thìa đĩa hay dao… gặp phải cản trở lớn.
- Cơ, khớp xung quanh vùng vai gáy có thể bị teo, cong vẹo cột sống ảnh hưởng đến thẩm mỹ.
- Nặng hơn người bệnh có thể mất cảm giác vùng cổ gáy, tê liệt cánh tay, không còn khả năng lao động.
Các triệu chứng đau vai gáy nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị, người bệnh nhiều khả năng sẽ gặp phải những biến chứng nguy hiểm. Không chỉ tại vị trí vai gáy cổ mà còn các cơ quan khác.
Triệu chứng đau mỏi vai gáy gấy biến chứng nguy hiểm
Nhiều người nghĩ rằng các dấu hiệu đau vai gáy vô cùng bình thường. Tuy nhiên trên thực tế với những trường hợp bị đau vai gáy do các bệnh lý như thoái hoá, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, cong vẹo cột sống có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như:
- Cẩn thận với những triệu chứng đau vai gáy vì nó có thể gây rối loạn tiền đình
- Đau mỏi vai gáy biến chứng thành hiện tượng rối loạn dây thần kinh thực vật
- Người bệnh có hiện tượng rối loạn cảm giác ở các chi
- Đau rễ thần kinh cũng là biến chứng của bệnh lý đau vai gáy
Đây là những biến chứng thường gặp nhất ở người có triệu chứng đau vai gáy. Những biến chứng này ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ, khả năng vận động của người bệnh. Đặc biệt là những người trong độ tuổi lao động, khi không thể thực hiện công việc mà mình yêu thích sẽ ảnh hưởng đến tâm lý rất nhiều.
Những người cao tuổi, đau vai gáy khiến người bệnh không thể vận động bình thường cũng như không thể kiểm soát vận động tại cổ, cánh tay. Dễ làm rơi vỡ đồ vật do cầm nắm không chắc hay không có cảm giác đang cầm vật từ đó trở thành gánh nặng cho con cháu.
Cách phòng tránh bệnh đau vai gáy
Để phòng tránh bệnh đau vai gáy, bạn nên chú ý tạo thói quen, tư thế đúng trong mọi hoạt động. Cụ thể như sau:
- Không ngồi làm việc quá lâu tại bàn, mỗi 30 phút nên dành thời gian thư giãn, thực hiện các động tác vận động cổ, vai và tay.
- Giữ cổ luôn thẳng khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không nên cúi gập cổ quá lâu.
- Ngủ đúng tư thế, không gối đầu cao quá cao (khoảng 10cm) và không nên nằm gối cao để đọc sách, xem tivi vì dễ làm sai tư thế của cột sống cổ.
- Đặc biệt, không nên bẻ cổ kêu rắc rắc. Đây là thói quen của nhiều người và tin rằng làm như vậy sẽ hết mỏi cổ, tuy nhiên thực tế lại gây tác dụng ngược lại. Nếu vùng đĩa đệm bị thoái hóa, khi bạn bẻ hoặc vặn cổ mạnh sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài khiến bệnh trầm trọng hơn.
XEM THÊM: Xương khớp Đỗ Minh – Giải pháp VÀNG cho người bệnh đau vai gáy
- Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao, áp dụng các bài tập, động tác vận động cột sống cổ giúp tăng khả năng chịu đựng, tăng sự dẻo dai của hệ thống gân cơ, các dây chằng quanh cột sống.
Như vậy có thể thấy triệu chứng đau vai gáy rất dễ nhận biết còn việc điều trị sớm hay muộn là do tự bản thân người bệnh quyết định. Chính vì thế để tránh các biến chứng nguy hiểm cách tốt nhất là đến các cơ sở chuyên khoa để khám bệnh ngay khi thấy đau nhức thường xuyên tại vùng vai gáy.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!