Muốn trị gai cột sống nhanh và hiệu quả cần áp dụng ngay 3 cách chữa dưới đây!
Chữa gai đôi cột sống như thế nào?, bao gồm sử dụng thuốc Tây y, Đông y hoặc điều trị ngoại khoa bằng phẫu thuật và kết hợp chữa trị bằng vật lý trị liệu. Mỗi cách chữa đều có ưu, nhược điểm khác nhau và cách sử dụng còn phụ thuộc nhiều vào triệu chứng bệnh lý của người bệnh.
1. Chữa gai cột sống bằng Tây y
Tây y mang đến biện pháp trị gai cột sống hiệu quả, an toàn và được nhiều người tin tưởng và áp dụng nhất. Tây y mang đến hai biện pháp chính là điều trị bằng thuốc và thực hiện phẫu thuật.
-
Cách chữa gai cột sống bằng thuốc Tây y
PGS.TS Trần Thị Minh Hoa, Nguyên phó trưởng khoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Bạch Mai nhận định, người bệnh dùng thuốc để điều trị gai cột sống là cách làm được khuyến khích. Vì hiện nay, cột sống có thể được chữa hoàn toàn bằng thuốc như thuốc. Dựa vào tình trạng bệnh lý cụ thể, cơ địa của người bệnh và mức độ phát tác bệnh lý, các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng những loại thuốc nhất định như sau:
Thuốc tây y có tác dụng chữa gai cột sống nhanh, tiện lợi
Thuốc giảm đau: Paracetamol, Acid acetylsalicylic (aspirin)…
Thuốc chống viêm không steroid (NSAID): Ibuprofen, Diclofenac, Ketoprofen, Acid mefenamic và Naproxen.
Nguyên tắc sử dụng các loại thuốc này là khởi liều bằng liều thấp, sau đó tăng dần về liều dùng và chỉ nên dùng thuốc từ 5 – 6 ngày. Ưu điểm của các loại thuốc này là trị dứt nhanh triệu chứng gây bệnh, tiện lợi khi sử dụng. Thế nhưng, thuốc Tây y chữa gai cột sống không có tác dụng chữa bệnh triệt để, nguy cơ bị tác dụng phụ lớn.
-
Cách trị gai cột sống bằng phẫu thuật
Cách chữa bệnh gai cột sống bằng ngoại khoa, tức là phẫu thuật. Cột sống là bộ phận quan trọng trong hệ xương của con người giúp trụ vững và nâng đỡ cơ thể. Xung quanh cột sống là hệ thống dây chằng và rễ thần kinh dày đặc, vì thế, các bác sĩ chỉ cần sơ xuất nhỏ trong phẫu thuật trị gai đôi cột sống thì biến chứng là không thể lường trước.
Phẫu thuật trị gai cột sống nên theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa
Do đó, phẫu thuật chữa bệnh gai cột sống không được khuyến khích phổ biến. Cách làm này chỉ nên được áp dụng khi người bệnh đã áp dụng điều trị bằng thuốc nhưng không thành công, gai xương phát triển mạnh chèn ép các bộ phận xung quanh gây đau dữ dội, di chuyển khó khăn.
Dưới đây là 3 cách chữa gai đôi cột sống bằng phương pháp phẫu thuật được ứng dụng nhiều:
Mổ nội soi cắt gai cột sống: Cách mổ này khá nhanh, hạn chế áp lực lên tủy sống, hạn chế tình trạng chèn ép xương, vết mổ nhỏ khả năng phục hồi nhanh hơn.
Cắt bỏ lá đốt sống: Tức là, bác sĩ sẽ cắt 1 lớp nhỏ trên mảng đốt sống có gai xuất hiện để tạo khoảng trống giúp dây chằng và rễ dây thần kinh không bị chèn ép quá sâu.
Cấy miếng đệm gan mỏm gai: Là cách lấy 1 miếng đệm nhân tạo cấy vào giữa mỏm gai để hạn chế tổn thương do gai xương gây nên.
Với khoa học kỹ thuật hiện nay, mức độ thành công của các ca phẫu thuật chữa bệnh gai đôi cột sống có thể lên đến 80 – 90%. Tuy nhiên, chi phí phẫu thuật rất lớn (trên dưới 50 triệu đồng), khả năng bình phục lâu, chưa kể đến di chứng hậu phẫu thuật (tổn thương mạch máu, tổn thương tạng, hệ thần kinh…). Vì thế, người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi quyết định tiến hành phẫu thuật.
2. Bệnh gai cột sống và cách điều trị bằng thuốc Đông y
Theo Đông y, gai đôi cột sống hình thành do khí huyết không thông, kinh mạch ứ trệ. Để chữa trị gai đôi cột sống, thông thường, các lương y khuyên bạn nên sử dụng các bài tập trị liệu (xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt) hoặc thuốc đường uống.
3 bài thuốc Đông y đường uống thường xuyên được lưu truyền trị gai đôi cột sống gồm có:
Cát căn ý dĩ nhân thang: 16g đại hoàng, ý dĩ, cát căn, 12g thược dược, quế chi và 8g ma hoàng giúp giảm đau nhanh tình trạng căng cứng cột sống, giảm sưng.
Trị gai cột sống bằng bài thuốc Hổ cốt độc hoạt thang: 16g đỗ trọng, 12g sinh địa, long cốt, tục đoan, 10g độc hoạt, 8g lộc giác, tam thất và 6g hổ cốt giúp tiêu sưng, huyết mạch lưu thông và giảm đau.
Cách điều trị bệnh gai cột sống bằng bài thuốc khương hoạt đương quy thang: 12g quế chi, đương quy, xuyên khung, độc hoạt, phòng phong, 10g sài hồ, khương hoạt, hoàng bá và 8g hoa hồng, đào nhân nhằm giảm đau toàn thân, hạn chế sự hình thành gai xương.
Người bệnh nên sắc thuốc mỗi sáng và uống ấm dần trong ngày. Các bài thuốc Đông y chữa trị gai đôi cột sống này có tác dụng giảm đau nhanh, hồi phục chức năng cột sống bền vững. Tuy nhiên, hạn chế duy nhất của cách chữa này là thời gian phát huy tác dụng thuốc thường lâu từ 3 – 6 tháng. Người bệnh cần sự kiên trì và dùng thuốc đều đặn.
3. Cách chữa bệnh gai cột sống bằng vật lý trị liệu
Thực chất, vật lý trị liệu trị gai cột sống là cách bác sĩ ứng dụng kỹ thuật vật lý, tâm lý hoặc sinh lý một cách trực tiếp hay gián tiếp lên phần cột sống của người bệnh để kích thích điều chỉnh, tái thích nghi, rèn luyện, tái rèn luyện… Mục đích của phương pháp này là phục hồi cơ xương cột sống, dự phòng di chứng và hạn chế tàn tật có thể xảy đến.
Vật lý trị liệu trị gai đôi cột sống có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh
-
Cách điều trị gai cột sống bằng điện trị liệu
Là cách bao gồm các phương pháp như kích thích điện, sóng ngắn, siêu âm hoặc laser nhằm kích thích thần kinh cơ giúp giảm đau, chống viêm, hạn chế phù nề và góp phần giúp người bệnh tăng cường chuyển hóa sâu.
-
Điều trị gai cột sống bằng nhiệt trị liệu
Là cách chiếu thấu nhiệt vi sóng hoặc sử dụng tia hồng ngoại để giúp giãn mạch, chống co cứng cơ giúp cột sống phục hồi chức năng tốt. Các biện pháp chính như chườm nóng, chườm lạnh mang đến tác dụng giảm đau hiệu quả.
Vì thế, ngay khi cột sống bị đau nhức hoặc bộc lộ những dấu hiệu bất thường, người bệnh cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất để tiến hành chụp X-quang, CT hoặc MRI. Từ đó, bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác vị trí, mức độ tổn thương do gai xương gây nên và đưa ra lời khuyên chữa trị phù hợp nhất.
Trên đây là 3 cách trị gai cột sống mang đến hiệu quả cao nhất. Mỗi biện pháp tuy mang đến hiệu quả nhất định nhưng điều quan trọng nhất vẫn là thái độ chữa bệnh. Trong khi điều trị bệnh, bệnh nhân cần lưu ý là tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi.
Mai Chi (T/h)
Ngày đăng: 12/04/2020 - Cập nhật lúc: 2:37 Chiều , 23/04/2020
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!