Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt: Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị An Toàn

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt không phải là hiện tượng hiếm gặp. Phần lớn là dấu hiệu của một bệnh lý da liễu nào đó nên cha mẹ cũng không cần quá lo lắng. Tuy nhiên cũng không nên quá chủ quan. Cha mẹ vẫn cần phải biết nguyên nhân của tình trạng này là do đâu, để từ đó hướng xử lý cho trẻ. 

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Sức đề kháng của trẻ trong những năm đầu đời chưa hoàn thiện. Cơ thể, làn da hay bất cứ cơ quan nào cũng đều dễ dàng bị tấn công bởi các tác nhân xấu bên ngoài môi trường. Thường gặp nhất là vùng da mặt với tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa khiến trẻ khó chịu, mệt mỏi và hay quấy khóc. Điều này khiến cho nhiều bố mẹ không khỏi lo lắng.

Thực tế, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt thường có nguyên nhân từ những vấn đề sau đây:

trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt
Khi bị nổ mẩn đỏ trẻ thường cảm thấy mệt mỏi, khó chịu và hay quấy khóc

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt do bị chàm sữa

Chàm sữa là bệnh ngoài da phổ biến ở trẻ sơ sinh. Bệnh thường xuất hiện từ tuần thứ 3 sau khi trẻ chào đời. Nguyên nhân chủ yếu là do các tuyến bã nhờn nhạy cảm trên da bé hoạt động mạnh khi phải chịu sự thay đổi từ môi trường xung quanh. Ngoài ra, những bố mẹ có tiền sử với mề đay, dị ứng, viêm da cơ địa, thì các bé sinh ra cũng có nguy cơ bị chàm sữa.

Khi bị bệnh, trên da mặt trẻ sẽ xuất hiện những nốt mẩn đỏ sần sùi, sau đó sẽ có thêm mụn nước. Nếu không được chăm sóc, chữa trị, các nốt mụn nước, mẩn đỏ sẽ tích tụ, gây ra tình trạng khô da, bóc tróc vảy và khiến bé ngứa ngáy, khó chịu.

Mụn sữa khiến trẻ nổi mẩn đỏ trên mặt

Mụn sữa hay còn gọi là nang kê, là bệnh ngoài da thường xuất hiện khi trẻ được 2- 3 tuần tuổi. Trẻ bị mụn sữa sẽ nổi các nốt mẩn đỏ li ti màu trắng giống như hạt gạo ở mặt. Mụn sữa tập trung chủ yếu ở vùng trán, hai bên cánh mũi và má. Tùy theo cơ địa và tình trạng sức khỏe của bé mà mật độ của mụn sữa sẽ nhiều hay ít.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mụn sữa là do thân nhiệt của trẻ sơ sinh thường nóng, da dễ bị vi khuẩn, bụi bẩn tấn công qua tuyến nước bọt. Một số trường hợp khác có thể bị bệnh do lây từ hormon của mẹ sang. Mụn sữa là bệnh da liễu lành tính ở bé, vì vậy mẹ không nên quá lo lắng khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt do nguyên nhân này.

Mụn nhọt

Mụn nhọt là bệnh nhiễm trùng nang lông thường xảy ra với trẻ sơ sinh. Thủ phạm chính gây ra mụn nhọt chính là các loại vi khuẩn. Vì thế, mụn nhọt thường xuất hiện ở những vùng da đổ nhiều mồ hôi hay ma sát nhiều như: trên mặt, da đầu, cánh tay.

Khi bị mụn nhọt tấn công, da mặt trẻ sơ sinh sẽ nổi các nốt mẩn đỏ hình hạt đậu và gây đau nhức cho bé. Nếu mẹ không điều trị nhanh chóng tình trạng này, các nốt mụn nhọt có thể trở nên sưng tấy, xuất hiện chảy mủ trắng.

Mụn nhọt là bệnh nhiễm trùng nang lông thường xảy ra với trẻ sơ sinh

Trẻ nổi mẩn đỏ ở mặt do côn trùng đốt

Trên thực tế, nhiều bố mẹ chủ quan thường không mắc màn hay trông chừng con khi ngủ. Một số loại côn trùng như kiến, muỗi, rệp, ruồi… khi đốt, cắn sẽ làm da mặt trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ. Các loại côn trùng này khi cắn sẽ để lại nước bọt hoặc độc tố trên da bé. Hệ miễn dịch của trẻ còn yếu nên không thể chống lại các tác nhân gây hại dẫn đến hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ trên mặt.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt do dị ứng

Dị ứng gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ở mặt, tay, chân hoặc toàn thân trẻ. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng dị ứng nơi trẻ sơ sinh:

  • Dị ứng thời tiết: Trẻ sơ sinh thường bị dị ứng thời tiết vào thời điểm giao mùa. Nguyên nhân là do độ ẩm, nhiệt độ thay đổi dẫn đến sự biến đổi của nồng độ phấn hoa, lông động vật, vi khuẩn trong không khí đã tác động đến làn da nhạy cảm của trẻ và gây nổi mẩn đỏ ngứa
  • Dị ứng sữa bò: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện trong những năm tháng đầu. Với một số trẻ cơ địa nhạy cảm thì sẽ dễ bị kích bởi chất đạm có trong sữa bò và dẫn đến các phản ứng trên da như nổi mẩn đỏ ở mặt, ngứa ngáy.
  • Dị ứng tiếp xúc: Nếu da mặt trẻ tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, khói bụi, lông động vật… thì cũng sẽ nhanh chóng bị nổi mẩn đỏ ngứa ngáy, khó chịu.

Trẻ nổi mẩn đỏ do rôm sảy

Rôm sảy là bệnh da liễu thường xuất hiện vào những ngày thời tiết nóng bức kéo dài. Nhiệt độ nóng làm da bé đổ nhiều mồ hôi, cùng với việc cha mẹ thường xuyên phải ủ ấm cho trẻ sẽ khiến các tuyến nang lông bị vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.

Triệu chứng của bệnh là các nốt mẩn đỏ ngứa ngáy, sưng viêm nổi nhiều trên mặt, lưng và bụng. Rôm sảy là bệnh lành tính nhưng thường kéo dài khiến bé khó chịu vì vậy mẹ cũng nên tìm giải pháp giúp trẻ chữa trị.

Rôm sảy là nguyên nhân khiến nhiều trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt
Rôm sảy là nguyên nhân khiến nhiều trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Một số nguyên nhân khác

Trẻ sơ sinh còn có thể bị nổi mẩn đỏ ở mặt do bị nhiễm vi khuẩn, virus, nấm. Những bệnh lý trẻ thường gặp do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn là bệnh sở, tay chân miệng, Rubella, hắc lào, chốc lở,… Khi mặc bệnh này, trẻ sẽ không thể tự khỏi nên cha mẹ sẽ cần phải cho con đi khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt có nguy hiểm không?

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa, nổi mẩn đỏ ở mặt là dấu hiệu bình thường của các bệnh lý ngoài da mà hầu hết trẻ sơ sinh nào cũng sẽ gặp phải. Phần lớn đều có thể tự khỏi nếu cha mẹ biết cách chăm sóc và vệ sinh lại cho da. Chỉ một số ít, trẻ mắc bệnh cấp tính thì sẽ cần phải đưa trẻ đi khám và dùng thuốc điều trị. Lúc này, ngoài nổi mẩn đỏ trên mặt, trẻ sẽ có thêm các triệu chứng như sau:

  • Da tấy đỏ, sưng viêm: Các nốt mẩn đỏ trên mặt tập trung thành các mảng lớn gây ra hiện tượng sưng viêm, tấy đỏ trên mặt trẻ kèm theo các dấu hiệu ngứa ngáy.
  • Nổi mụn nước: Ở những vùng da tấy đỏ nổi lên các nốt mụn nước li ti. Trong các nốt mụn có thể có dịch trắng hoặc không. Các nốt mụn nước có dấu hiệu lan xuống vùng má, cổ và cánh tay.
  • Chảy dịch: Các nốt mụn nước sưng tấy lên và có dấu hiệu vỡ khi chạm vào, nước dịch chảy ra sẽ có màu vàng.

Những triệu chứng này thường sẽ khiến trẻ khó chịu, bỏ bú, mất ngủ, hay khóc đêm… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy tốt nhất là cha mẹ nên đưa con đến cơ sở y tế để nhận sự điều trị hiệu quả và an toàn nhất.

Cách làm giảm nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh tại nhà

Ngay khi phát hiện bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt, các bậc cha mẹ cần nhanh chóng tìm ra nguyên nhân, từ đó đưa ra phương án khắc phục kịp thời tình trạng này. Với những bệnh lý da liễu thông thường, bố mẹ có thể áp dụng một số biện pháp sau đây để giúp trẻ giảm nhẹ các triệu chứng:

Sử dụng mẹo chữa dân gian

Các mẹo chữa dân gian thường khá an toàn, lành tính và thích hợp dùng cho trẻ sơ sinh. Nhưng cũng cần lưu ý, cha mẹ chỉ nên áp dụng khi trẻ bị nổi mẩn nhẹ, các nốt đỏ chưa sưng hay có dấu hiệu mủ. Dưới đây là một số mẹo có thể giúp trẻ xoa dịu các nốt mẩn đỏ ngứa xuất hiện trên da mặt

  • Sử dụng lá trầu không: Trầu không có tính kháng viêm, tiêu độc, ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Dùng lá trầu nấu nước tắm, vệ sinh cho bé hàng ngày có thể cải thiện đáng kể tình trạng nổi mẩn đỏ, mụn nước trên da mặt.
  • Sử dụng lá khế: Lá khế có công dụng diệt khuẩn, thanh nhiệt và giải độc. Nấu nước lá khế để rửa mặt cho trẻ cũng là một cách làm khá hiệu quả.
  • Sử dụng sài đất: Xay nhỏ sài đất và đun sôi cùng nước để tắm, rửa mặt cho trẻ sẽ giúp loại bỏ các vị khuẩn trên da, đẩy lùi những nốt mẩn đỏ trên mặt trẻ.
Sử dụng một số loại lá dân gian để tắm, rửa mặt hàng ngày cho trẻ sẽ giúp làm dịu các nốt mẩn

Chăm sóc và bảo vệ làn da mỏng manh của bé

Da mặt trẻ sơ sinh nhạy cảm và rất dễ bị tổn thương. Để trẻ không tự ti vì những nốt mẩn, sẹo thâm để lại khi lớn lên, bố mẹ nên tham khảo các cách chăm sóc da bé đúng cách dưới đây:

  • Trẻ khi nổi mẩn sẽ đưa tay lên gãi, cào mặt một cách vô thức. Điều này khiến da bé bị xước, tổn thương tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập vào da. Vì vậy, bố mẹ cần cắt móc tay thường xuyên và đeo bao tay bảo vệ cho bé.
  • Không nên dùng sữa tắm có nhiều chất tạo bọt, xà phòng để tắm gội cho con. Nên lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da cho trẻ sơ sinh có độ pH phù hợp.
  • Không tự ý nặn các nốt mẩn đỏ hay mụn nước trên mặt bé gây ra hiện tượng chảy máu, nhiễm trùng da.
  • Rửa mặt cho trẻ và sử dụng các loại khăn lau mặt, chườm sữa hay những trang phục có chất liệu tự nhiên hay cotton 100%, tránh làm xước mặt bé và giữ cơ thể bé luôn thoáng mát.

Phòng tránh trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt

Ngoài thực hiện những biện pháp nói trên, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau để phòng tránh cho trẻ thường xuyên bị nổi mẩn đỏ ở mặt hay ngay cả những vùng da khác:

  • Thường xuyên thay chăn ga, gối nằm cho con để hạn chế vi khuẩn, bụi bẩn và các dị nguyên tiếp xúc với trẻ và gây bệnh.
  • Khi con đi ngủ cần bỏ màn để ngăn các loại côn trùng như muỗi, ruồi đốt.
  • Khi con đổ nhiều mồ hôi, cần lấy khăn mềm lau khô và thay quần áo rộng rãi, thoáng mát cho con.
  • Mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi cho bé. Các mẹ cần phải chọn loại vải có thể thấm hút các loại mồ hôi, thoáng mát để tránh gây bí, khiến làn da nổi nhiều mẩn ngứa.
  • Bố mẹ không nên tự ý mua các loại thuốc uống, kem bôi về tự sử dụng cho con, tránh những tác dụng phụ nguy hiểm xảy ra.
  • Hạn chế cho trẻ sơ sinh ra ngoài đường lớn trong 2 tháng đầu sau sinh vì khói bụi và ánh nắng mặt trời có thể làm cho da bé bị kích ứng.
  • Nếu trẻ sơ sinh đang bú sữa mẹ, mẹ không nên sử dụng các đồ uống có chứa các chất kích thích như rượu, bia, cà phê hay ăn uống những thực phẩm dễ bị dị ứng như: đồ ăn lên men, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh, thức ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng.
Vào những ngày hè oi bức, mẹ không nên quấn con quá kỹ

Vấn đề nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là dễ dàng với bố mẹ. Hy vọng những thông tin trong bài viết trên phần nào đó có thể giúp phụ huynh hiểu hơn về tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở mặt. Từ đó xác định được hướng xử lý cho những trường hợp cụ thể.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Chat với chúng tôi