Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng là do đâu? Cách chữa an toàn, nhanh chóng

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng là hiện tượng thường gặp. Nguyên nhân có thể là do hệ miễn dịch của trẻ phát triển chưa toàn diện nên thường bị các tác nhân ngoài môi trường tấn công và gây bệnh. Tình trạng này khiến cho các bậc cha mẹ không khỏi cảm thấy lo lắng, băn khoăn. Họ không biết được trẻ đang mắc bệnh gì, có nguy hiểm không và làm thế nào để chữa khỏi. Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân
Tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh thường gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng và bụng. Đây là biểu hiện của một dạng tổn thương bên ngoài da, có thể khiến trẻ cảm thấy bỏng rát, ngứa ngáy, khó chịu và quấy khóc. Điều này khiến cho các bậc cha mẹ vô cùng lo lắng và mệt mỏi. Vậy đâu là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng? Đó chính là:

Do dị ứng

Dị ứng là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng hoặc thậm chí toàn thân. Dị ứng xảy ra do sự rối loạn của hệ thống miễn dịch khi cơ thể bị các tác nhân lạ tấn công. Thường gặp là:

  • Dị ứng thời tiết: Thời tiết là một trong những nguyên nhân khiến lưng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ. Đặc biệt là khi trời quá nắng nóng, trẻ bị toát nhiều mồ hôi, ứ đọng lại các khoảng trống trên lớp biểu bì da và gây hiện tượng nổi mẩn đỏ.
  • Dị ứng sữa tắm: Những loại sữa tắm có chứa nhiều hóa chất để tạo bọt, tạo mùi cũng là yếu tố gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ trên lưng trẻ sơ sinh. Các thành phần này kích ứng làn da nhạy cảm của bé, gây ra triệu chứng dị ứng.
  • Những dị nguyên khác: Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng hoặc các vùng da khác còn có thể là do tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, lông động vật, nọc độc côn trùng, khói bụi…

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng do rôm sảy

Trẻ sơ sinh thường được bố mẹ ủ kĩ, bảo vệ khỏi gió bằng nhiều lớp áo, lớp khăn. Vào những ngày nóng bức, khô hanh, tuyến mồ hôi bé hoạt động mạnh gây ra rôm sảy.

Các nốt mẩn đỏ li ti chủ yếu tập trung ở vùng lưng và bụng. Bên cạnh đó các nốt này còn xuất hiện ở các vùng da có nếp gấp như mông, khuỷu tay, dưới cổ, háng. Các nốt mẩn đỏ này thường khiến trẻ ngứa ngáy vô cùng khó chịu.

Đặc trưng của bệnh rôm sảy là các nốt mẩn đỏ li ti mọc tập trung ở vùng lưng và bụng

Sốt phát ban da khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng

Sốt phát ban da là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Khi bị bệnh, da bé sẽ nổi các nốt mẩn đỏ tập trung ở bụng, lưng và có thể lan rộng toàn thân. Các nốt mẩn đỏ không gây đau đớn, ngứa ngáy và thuyên giảm sau vài ngày.

Nếu được điều trị đúng cách, bệnh sẽ tự khỏi hoàn toàn và không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên trong một số trường hợp, bệnh có thể gây sốt cao đột ngột, dẫn đến trẻ co giật, hôn mê sâu nếu bố mẹ không kịp thời hạ sốt cho con. Vì vậy bố mẹ không nên quá chủ quan khi con bị sốt phát ban da.

Nổi mề đay

Nổi mề đay là phản ứng của các mao mạch dưới da trước sự tấn công của các tác nhân gây dị ứng bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Thông thường trẻ bị mề đay sẽ có dấu hiệu nổi mẩn đỏ ở lưng và có cảm giác ngứa ngáy, nóng bừng ở các nốt mẩn. Bệnh có thể tự khỏi sau một vài ngày mà không cần can thiệp y tế.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng do viêm da

Theo số liệu thống kê và nghiên cứu khoảng 50% trẻ sơ sinh sẽ mắc bệnh này trong 9 tháng đầu đời. Hiện nay, trẻ sơ sinh bị bệnh viêm da biểu hiện ở nhiều dạng như: viêm da mủ, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da thể tạng…

Nguyên nhân dẫn đến viêm da ở trẻ sơ sinh là do vi khuẩn và các tác nhân khác tấn công cơ thể bé. Lúc này, da bé còn yếu và mỏng nên dễ bị kích ứng nhiều gấp 5 lần so với làn da người lớn. Vì vậy khi lưng và các bộ phận khác trên da bé xuất hiện các nốt mẩn đỏ bố mẹ cần lưu ý để điều trị cho con.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng có thể là do viêm da
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng có thể là do viêm da

Trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ ở lưng có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng là bệnh da liễu khá phổ biến. Ở một số trẻ có làn da nhạy cảm, các nốt mẩn đỏ không chỉ tập trung ở lưng mà còn lan rộng sang các bộ phận khác như: bụng, mặt, cổ, hai cánh tay.

Thông thường những trường hợp nổi mẩn nhẹ ở trẻ sơ sinh, các nốt mẩn đỏ xuất hiện kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, không sưng. Trong trường hợp này thì bệnh có thể thuyên giảm và tự khỏi sau vài ngày mà không cần đến sự can thiệp của y khoa. Cha mẹ chỉ cần chú ý giữ vệ sinh sạch sẽ, tăng cường bổ sung dưỡng chất để cải thiện hệ miễn dịch cho trẻ là tình trạng bệnh có thể nhanh chóng được đẩy lùi.

Còn đối với những trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng nghiêm trọng có thể kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khó chịu. Điều này khiến trẻ sơ sinh hay khóc, khó ngủ, lười chơi, biếng ăn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ngoài ra, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng có thể là dấu hiệu của bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Vì vậy, bố mẹ nên quan sát, để ý những biểu hiện của con để đưa ra hướng xử lý kịp thời. Thông thường, trẻ có những triệu chứng sau là chứng tỏ đang mắc phải bệnh lý nghiêm trọng:

  • Những nốt mẩn đỏ lan nhanh toàn thân và tập trung ở vùng lưng, tay, mặt.
  • Xuất hiện triệu chứng chảy mủ, chảy máu, sưng viêm và có dấu hiệu nhiễm trùng.
  • Xung quanh vùng da nổi mẩn bị nhăn, tấy đỏ và có dấu hiệu tróc vảy.
  • Trẻ sốt cao trên 38,5 độ C liên tục trong 2 – 3 ngày dù bố mẹ đã sử dụng các biện pháp giảm sốt.
  • Các triệu chứng ngứa ngáy, đau rát khiến trẻ quấy khóc nhiều, mất ngủ vào ban đêm, ngủ li bì vào ban ngày

Nếu nhận thấy con có những triệu chứng như trên, cha mẹ cần đưa con tới các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành khám, xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác. Từ đó đưa ra phác đồ trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất cho trẻ. Cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan với những trường hợp này vì có thể khiến con gặp phải những biến chứng khó lường như nhiễm trùng, sốc phản vệ… ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

Khi trẻ có dấu hiệu sốt cao, các nốt mẩn sưng tấy thì cha mẹ nên cho con đi khám càng sớm càng tốt

Cách giảm nổi mẩn đỏ ở lưng cho trẻ

Trẻ sơ sinh thường không biết cách mô tả các triệu chứng bệnh của mình cho bố mẹ hiểu. Vì vậy khi con bị nổi mẩn đỏ, bố mẹ nên để ý quan sát các biểu hiện của con. Để an toàn, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để biết được nguyên nhân gây bệnh. Từ đó bố mẹ có thể lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả, nhanh chóng. Còn trong trường hợp, cha mẹ xác định được trẻ bị nổi mẩn đỏ do bệnh ngoài da như dị ứng, mề đay… thì có thể tham khảo một số biện pháp giảm mẩn đỏ ngứa dưới đây:

Dùng lá dân gian tắm rửa cho trẻ

Dùng các lá dân gian tắm rửa cho trẻ hàng ngày sẽ giúp làm mát da, xoa dịu các nốt mẩn đỏ ngứa, giảm sự khó chịu. Với đặc tính tự nhiên, phương pháp này được cho là khá an toàn, lành tính, phù hợp với trẻ nhỏ. Vì vậy, bố mẹ có thể tham khảo một số mẹo dưới đây để áp dụng cho bé nhà mình:

  • Bài thuốc từ lá khế: Trong lá khế có nhiều dưỡng chất giúp kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả, giúp loại bỏ nhanh chóng tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng, giảm các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu. Lấy một nắm lá khế tươi, rửa sạch và đun sôi. Đổ nước ra và chờ 15 phút để nước có độ ấm nóng phù hợp . Dùng nước lá khế để tắm cho bé hàng ngày.
  • Bài thuốc từ mướp đắng: Mướp đắng có tính mát, vị đắng thường được dùng để làm mát da, điều trị triệu chứng ngứa ngáy do các nốt mẩn đỏ trên lưng. Chọn một quả mướp đắng tươi, rửa sạch và ngâm muối để sát khuẩn. Thái mỏng mướp đắng và đun sôi mướp đắng cùng nước trong vòng 20 phút. Dùng màng lọc mướp đắng và pha nước đến nhiệt độ phù hợp cho trẻ tắm.
  • Bài thuốc từ lá trầu không: Trầu không là thảo dược có tính ấm, chứa nhiều khoáng chất và tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, được dùng để điều trị tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng hiệu quả. Bố mẹ có thể dùng lá trầu không để nấu nước tắm cho bé. Khi tắm nên dùng lá chà xát nhẹ nhàng vào lưng để loại bỏ những nốt mẩn ngứa, sần đỏ trên da.

Các mẹo chữa bệnh bằng thuốc dân gian chỉ áp dụng được cho những trường hợp bệnh nhẹ, các dấu hiệu bệnh mới khởi phát. Bố mẹ nên chú ý lựa chọn những nguyên liệu sạch, tươi, không sâu bệnh để đảm bảo an toàn cho con.

Sử dụng thuốc Tây y

Thuốc Tây y có công dụng điều trị nhanh chóng, giảm nhanh các triệu chứng nổi mẩn đỏ ở lưng. Tuy nhiên dù là các loại thuốc bôi ngoài da dành riêng cho cho trẻ nhưng cha mẹ vẫn cần thực hiện theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ. Và một số loại thuốc có thể được kê trong đơn thuốc là:

  • Thuốc Eosin: Thuốc có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn hiệu quả, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm toàn thân.
  • Thuốc AtoPalm: Có công dụng điều trị triệu chứng nổi mẩn đỏ trên đầu ở trẻ em, nuôi dưỡng và cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho da từ sâu bên trong, hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào da mới.
  • Thuốc Bactroban: Thuốc chứa 20mg hoạt chất Mupirocin được dùng để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng, sưng viêm và phục hồi các vết thương hở trên da đầu.
Nếu các triệu chứng nổi mẩn ở lưng khiến trẻ quá khó chịu, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc dùng thuốc bôi

Điều trị nổi mẩn đỏ ở lưng cho trẻ bằng YHCT

Hiện nay có nhiều bài thuốc nam có tác dụng trị dứt điểm tình trạng nổi mẩn đỏ ở lưng cho trẻ sơ sinh, điển hình trong đó là bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường chúng tôi.

“Đánh bay” mề đay, mẩn ngứa ở trẻ nhỏ AN TOÀN tuyệt đối với bài thuốc lưu truyền 3 THẾ KỶ

Mề đay Đỗ Minh là bài thuốc cổ phương được nghiên cứu dựa trên những luận chứng biện trị chặt chẽ trong YHCT, kết hợp nhuần nhuyễn với công thức BÍ TRUYỀN 5 ĐỜI của dòng họ Đỗ Minh. Hiện nay, bài thuốc được phát triển với liệu trình gồm:

  • Thuốc Đặc trị dị ứng, mề đay
  • Thuốc Bổ gan dưỡng huyết
  • Thuốc Bổ thận giải độc

KHÁM PHÁ: Bài thuốc gia truyền 150 năm Mề đay Đỗ Minh dứt điểm nổi mẩn đỏ, ngứa, dị ứng, mề đay

Tác dụng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Dưới đây là một số ƯU ĐIỂM VÀNG của bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh, các mẹ có thể tìm hiểu và cho con sử dụng:

An tâm dùng cho trẻ sơ sinh – KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ

Phần lớn người bệnh đã từng sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đều đánh giá đây là bài thuốc AN TOÀN tuyệt đối, không gây tác dụng phụ. Chị Thu Hồng (sử dụng bài thuốc cho con 5 tuổi) nhận xét về bài thuốc nam Đỗ Minh Đường như sau:

  • Thuốc thơm nhẹ, dễ uống, “mình cho con uống không phải vất như trước đây uống thuốc tây”
  • Lành tính, con dùng 3 tháng không tác dụng phụ hay kích ứng gì cả, con ăn ngon, ngủ ngoan, ít ốm vặt hơn
  • Cao thuốc đặc tiện lợi, mẹ không mất nhiều thời gian đun sắc cầu kỳ, chỉ cần pha thuốc với nước ấm là có thể cho bé dùng được ngay.

Thành phần bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã xây dựng hệ thống vườn thuốc SẠCH HỮU CƠ trải dài các tỉnh Hòa Bình – Hưng Yên – Gia Lâm (Hà Nội) để làm thuốc. Thảo dược được nuôi trồng trong điều kiện thổ nhưỡng tốt nhất, đảm bảo không lạm dụng chất bảo vệ thực vật, không trộn lẫn tân dược hay dược liệu nhập ngoại.

Cơ chế tác động 2 chiều – Lợi đơn lợi kép

Như đã nói ở trên, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh tổng hòa 3 loại thuốc nhỏ chứ không phải 1 thang thuốc duy nhất. Điều này giúp bài thuốc nam có được hiệu quả toàn diện SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG:

ĐỌC NGAY: Góc nhìn từ chuyên gia, báo chí về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh

Bài thuốc gia truyền Mề đay Đỗ Minh tuân thủ theo cơ chế điều trị SONG TIÊU ĐỒNG DƯỠNG của YHCT
Bài thuốc gia truyền Mề đay Đỗ Minh tuân thủ theo cơ chế điều trị SONG TIÊU ĐỒNG DƯỠNG của YHCT

Một mặt, bài thuốc nam Mề đay Đỗ Minh tác động sâu vào căn nguyên gây bệnh giúp thanh thải độc tố, tiêu viêm giải độc. Mặt khác, bài thuốc nam giúp bé bồi bổ ngũ tạng, tăng cường chức năng tạng phủ, cải thiện hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.

Liệu trình điều trị dị ứng, mề đay bằng thuốc nam Đỗ Minh Đường được CÁ NHÂN HÓA theo từng thể trạng khác nhau, hiệu quả điều trị của mỗi người cũng khác. Với trẻ sơ sinh, bé có khả năng hấp thu tốt, thích ứng thuốc nhanh, không ít trường hợp thuyên giảm rõ rệt chỉ sau 7 – 10 ngày dùng, hết 1 tháng thuốc đã triệt để mẩn đỏ, dị ứng da.

TÌM ĐỌC: [REVIEW CHI TIẾT] Bài thuốc thảo dược hơn 150.000 sử dụng có tốt như lời đồn?

Giai đoạn tác động của bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh

Bài thuốc được ứng dụng rộng rãi và KIỂM NGHIỆM trên ++ 150.000 bệnh nhân cả nước. Bạn đọc có thể tham khảo một số phản hồi:

Video: Phụ huynh chia sẻ hiệu quả chữa mẩn ngứa, mề đay cho con bằng thuốc nam Đỗ Minh Đường

Để biết thêm thông tin chi tiết về bài thuốc nam Mề đay Đỗ Minh của chúng tôi, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp đến hotline 0963 302 349/ 0938 449 768 hoặc truy cập fanpage chính thức của đơn vị để được tư vấn: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong

Cách phòng tránh nổi mẩn đỏ ở lưng cho trẻ sơ sinh

Các triệu chứng nổi mẩn đỏ ở lưng trẻ sơ sinh thường xảy ra với các bé từ 2 tháng tuổi đến 3 tuổi. Vì vậy để ngăn ngừa, phòng tránh cũng như hạn chế tối đa các bệnh về da liễu, bố mẹ nên lưu ý thực hiện một số điều sau đây:

  • Cố gắng tạo môi trường sống thoáng mát, sạch sẽ, không quá nóng, cũng không quá lạnh, sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây bệnh cho trẻ
  • Cho trẻ mặc đồ quần áo rộng rãi, thoáng mát, thấm hút mồ hôi để tránh tắc nghẽn lỗ chân lông. Tốt nhất nên lựa chọn chất liệu tơ tằm hoặc cotton
  • Tắm rửa, vệ sinh cơ thể cho bé hàng ngày để tránh sự sinh sôi phát triển của các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên cũng không nên tắm hoặc lau người trẻ liên tục vì có thể làm trầy xước.
  • Chú ý chọn các sản phẩm chăm sóc da, nước giặt quần áo, nước xả vải phù hợp với làn da trẻ và ít gây kích ứng.
  • Hạn chế cho trẻ sơ sinh ra ngoài đường vào những ngày giao mùa hay những đợt nóng bức, tránh các tác nhân gây hại tấn công da bé.
  • Mẹ cũng cần chú ý không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như các loại hải sản, thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay, đồ ăn nóng,… để tránh cho trẻ cũng thu nạp các chất gây dị ứng qua sữa mẹ.

Bài viết đã xoay quanh vấn đề “Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở lưng là do đâu?”, khi trẻ bị bệnh thì cha mẹ cần xử lý như thế nào để vừa hiệu quả, vừa an toàn.  Hy vọng những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc có thêm hiểu biết về các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ nhỏ. Từ đó mà biết cách chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho con em mình.

Xem thêm:

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục an toàn, hiệu quả cho bé

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo