Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu là bệnh gì? Cha mẹ nên chữa như thế nào?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu thường hay quấy khóc, khiến cha mẹ lo lắng. Lúc này, việc tìm hiểu nguyên nhân có ý nghĩa quan trọng, giúp cha mẹ khắc phục tình trạng càng sớm càng tốt cũng như có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, tránh tái phát.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu là do đâu?

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu là dấu hiệu trẻ đang mắc một bệnh lý ngoài da nào đó. Việc tìm ra nguyên nhân cụ thể sẽ giúp việc điều trị trở nên dễ dàng và đạt hiệu quả tốt hơn. Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến:

trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu
Tìm ra được nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu sẽ giúp việc chữa trị trở nên dễ dàng hơn

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu do dị ứng

Dị ứng là một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu. Khi mẹ sử dụng dầu gội đầu không phù hợp thì sẽ khiến da đầu của bé bị dị ứng ngay. Không chỉ vậy, tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu sau khi gội đầu, mẹ không lau khô  đầu cho bé. Dấu hiệu mẹ có thể nhận thấy là các nốt mẩn đỏ xuất hiện trên vùng da đầu của bé. Do đó, khi bé đã bị dị ứng mà nguyên nhân là sử dụng dầu gội thì các mẹ không nên sử dụng loại này nữa.

Do tuyến bã nhờn tăng tiết

Trong những tháng đầu sau khi sinh, tuyến bã nhờn ở trẻ hoạt động rất mạnh mẽ. Bã nhờn tiết ra nhiều cùng với việc không tắm gội thường xuyên gây bít kín da khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu. Bên trong các nốt mẩn đỏ thường có mủ giống như mụn trứng cá nhưng có kích thước nhỏ hơn. Nếu không điều trị sớm, mụn nhọt có thể lan ra khắp lông mày và có thể đi xuống vùng da cổ, khủy tay.

Do trẻ bị sốt phát ban

Sốt phát ban thường xảy ra khi trẻ bị bệnh nhiễm trùng cấp, do virus, vi khuẩn gây ra. Triệu chứng điển hình của bệnh là sốt cao kèm với phát ban da. Sau 5 – 7 ngày tình trạng sốt sẽ giảm, cùng lúc đó các nốt mẩn đỏ nổi li ti và mọc rất dày đặc ở đầu. Ngoài ra, nốt ban đỏ còn xuất hiện ở các vị trí khác như mặt, mông… Trên những vết mẩn đỏ này, cũng có thể kèm theo những đốm mủ vàng gây ngứa ngáy và khó chịu cho bé. Khi bị sốt phát ban, trẻ có biểu hiện nổi mẩn đỏ ở đầu và lan ra khắp mặt, lưng…

Khi phát hiện trẻ có biểu hiện nổi mẩn đỏ kèm sốt cao, mẹ cần lập tức đưa con tới cơ sở y tế để được khám, điều trị, tránh chủ quan sẽ gây ra nhiều mối nguy hại cho sức khỏe.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu có thể do bị sốt phát ban
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu có thể do bị sốt phát ban

Nấm da đầu khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu

Bệnh nấm da đầu ở trẻ sơ sinh khởi phát do nhiều yếu tố khác nhau. Khi trẻ tiếp xúc với người bị bệnh hoặc việc vệ sinh da đầu không sạch sẽ, đồng thời lượng mồ hôi tiết ra quá nhiều sẽ tạo điều kiện cho nấm hình thành và phát triển.

Các biểu hiện ban đầu khi bị nấm là da đầu của trẻ sẽ xuất hiện một hay nhiều các vết mụn đỏ hoặc nốt sần rải rác, rồi lan rộng ra xung quanh. Sau một thời gian, các nốt mẩn này sẽ khô lại, đóng vảy và bong tróc. Lúc này, trên da đầu bé xuất hiện nhiều mảnh vảy trắng và làm tóc rụng dần.

Các nốt mẩn đỏ ngứa do nấm gây ra thường khiến trẻ bứt rứt, ngứa ngáy và khó chịu. Vì vậy, khi phát hiện trẻ bị bệnh, mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn cách chữa phù hợp nhất.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu do mụn nhọt

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra do bị mụn nhọt. Nốt mụn có thể mọc tiêng lẻ hoặc thành từng cụm ở trên đầu, mặt, cổ… Lúc ban đầu chỉ là mẩn đỏ thông thương nhưng sau đó sẽ sưng to và có mủ bên trong. Nguyên nhân của hiện tượng này là do da bị các tụ khuẩn tấn công khiến các nang lông của bé bị bít kín, tổn thương và gây ra viêm nhiễm.

Nếu mẩn đỏ mọc ít mẹ có thể chỉ cần vệ sinh, chăm sóc sạch sẽ tại nhà cho con là có thể lành. Nhưng khi đã mưng mủ thì sẽ không thể tự khỏi mà cần gặp bác sĩ để chỉ định dùng thuốc sử dụng.

Nếu nốt mụn bị mưng mủ mẹ cần cho trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt

Khi nào cần đứa bé đi khám?

Thông thường, trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu là dấu hiệu của bệnh da liễu lành tính, có thể tự khỏi được. Một số ít trường hợp, nổi mẩn đỏ trên đầu có thể là dấu hiệu tiềm ẩn của các bệnh lý nhiễm trùng bên trong. Lúc này bố mẹ cần đưa con tới cơ sở y tế để khám, xét nghiệm xác định nguyên nhân. Từ đó đưa ra cách điều trị an toàn, hiệu quả.

Cụ thể, cha mẹ nên cho con tới gặp bác sĩ, khi thấy trẻ ngoài nổi mẩn đỏ còn đi kèm những triệu chứng khác như:

  • Sốt cao liên tục (từ 38,5 độ trở lên) dù bố mẹ đã cho con uống thuốc giảm sốt
  • Trẻ ngủ nhiều, đôi lúc rơi vào trạng thái hôn mê hoặc có dấu hiệu co giật.
  • Các nốt mẩn đỏ trên đầu khô lại, bong vảy và chảy máu hoặc có hiện tượng mưng mủ
  • Tình trạng nổi mẩn đỏ có dấu hiệu bội nhiễm, lan rộng sang các vùng da khác

Điều trị chứng nổi mẩn đỏ ở đầu cho bé

Sau khi mẹ đã xác định được nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu thì việc khắc phục sẽ đơn giản và hiệu quả hơn. Dựa vào nguyên nhân mà bạn lựa chọn các biện pháp xử lý sao cho phù hợp. Đối với những trường hợp không nguy hiểm, khi bé chỉ bị dị ứng, tăng tiết bã nhờn, nổi ban đỏ thì các mẹ có thể điều trị cho bé theo một số phương pháp sau đây:

Tắm gội, vệ sinh sạch sẽ cho bé

Làn da của trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên dễ bị vi khuẩn tấn công, nhất là vùng da đầu. Để loại bỏ vi khuẩn chất bã nhờn gây hại, bố mẹ nên tắm gội cho bé thường xuyên cho bé. Khi tắm gội cho bé cần lưu ý:

  • Sử dụng các loại dầu gội, sữa tắm dịu nhẹ, không gây kích ứng và được chiết xuất từ thiên nhiên thì càng tốt.
  • Sử dùng một số các loại lá thảo dược như: lá khế, trầu không, trà xanh,… để tắm gội cho trẻ sơ sinh. Những loại lá này có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, nhanh chữa lành vết thương mà vẫn đảm bảo an toàn.
  • Sau khi tắm gội xong, mẹ nên lau khô toàn bộ người và vùng da đầu cho bé, để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn. Khăn sử dụng xong thì phải đem giặt và phơi dưới nắng để diệt khuẩn.
  • Lựa chọn các loại kem dưỡng ẩm dành riêng cho trẻ sơ sinh và thoa lên da đầu cho trẻ hàng ngày để giúp da không bị khô, bong tróc.
  • Hạn chế cho trẻ đội mũ, đặc biệt là các loại mũ len, mũ tròn sẽ khiến da đầu bị bí, sẽ khiến các tổn thương lâu lành.
  • Đeo bao tay cho bé để tránh việc bé đưa tay lên chà xát làm da trầy xước, sẽ tạo điều kiện cho bụi bẩn, vi khuẩn xâm nhập làm viêm nhiễm nặng hơn.
  • Khi bé bị mẩn đỏ tuyệt đối không sờ, nặn mụn để tránh gây nhiễm trùng hay tổn thương vùng da cho bé.
Vệ sinh, tắm gội sạch sẽ để giảm thiểu các nốt mẩn đỏ trên đầu

Sử dụng thuốc bôi da

Khi bạn không biết rõ về nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn đỏ ở vùng da đầu, để chắc chắn bạn nên đưa bé đến bác sĩ để kiểm tra cho chính xác. Các mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc bôi nhẹ dành riêng cho trẻ theo chỉ định của bác sĩ như:

Thuốc Eosin

Là một loại thuốc sát khuẩn dùng cho trẻ sơ sinh và phụ nữ sau sinh. Thuốc có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng các vết trầy xước, các vết thương ngoài da, đồng thời ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.

Các mẹ chỉ cần vệ sinh sạch sẽ vùng da đầu rồi bôi thuốc trực tiếp lên vết mẩn đỏ. Đối với những trường hợp mẫn cảm với các thành phần của thuốc thì không nên sử dụng để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.

Thuốc Atopalm

Thuốc Atopalm là loại kem bôi da cung cấp độ ẩm thiết yếu, hạn chế hiện tượng bong tróc. Đồng thời, sản phẩm còn có tác dụng bảo vệ da khỏi sự tấn công của vi khuẩn và khắc phục tình trạng ngứa ngáy trên da. Sản phẩm lành tính nên thích hợp với mọi loại da, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Khi sử dụng, các mẹ chỉ nên thoa một lớp kem mỏng nhẹ lên vùng da đầu bị mẩn đỏ, rồi tiến hành massage nhẹ. Kem sẽ thấm sâu vào bên trong giúp làm lành vết thương và kích thích tái tạo tế bào da mới.

Thuốc Bactroban

Thuốc Bactroban là một loại thuốc kháng sinh tại chỗ, được dùng để trị các vết chốc lở, mụn nhọt do vi khuẩn gây ra. Đồng thời thuốc còn có tác dụng ngăn ngừa nhiễm trùng, giảm mẩn ngứa, phục hồi các tổn thương trên da. Trước khi dùng thuốc, các mẹ nên làm sạch da đầu rồi thoa một lớp thuốc mỏng.

Trong quá trình sử dụng, không được để thuốc rơi vào mắt, mũi, miệng. Nếu bị rơi vào, bạn nên rửa mắt, mũi, miệng nhiều lần bằng nước sạch. Khi thấy các nốt mẩn đỏ biến mất, các mẹ cũng không nên tự ý ngừng sử dụng thuốc , bởi vì có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng.

Nếu tình trạng bệnh không được cải thiện, mẹ nên cân nhắc đến việc dùng thuốc bôi cho con.

Chú ý: Sử dụng các loại thuốc bôi theo chỉ định của bác sĩ có thể giúp giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ ở trẻ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như làm teo da, nhăn da… Vì vậy cần dùng đúng liều lượng như hướng dẫn của bác sĩ.

Ngoài ra, trước khi dùng, các mẹ nên thoa thuốc lên một vùng da nhỏ của trẻ để thử độ nhạy cảm. Nếu có dấu hiệu bất thường thì không nên dùng và cần báo với bác sĩ để đổi sang thuốc khác.

Các biện pháp phòng ngừa nổi mẩn đỏ cho bé

Để ngăn ngừa tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ ở vùng da đầu cho bé, các mẹ nên lưu ý những điều sau:

  • Chú ý vệ sinh phòng ngủ của bé, đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng.
  • Sử dụng các đồ chơi, đồ dùng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo sự an toàn.
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, làm bằng cotton, co dãn và thấm hút mồ hôi tốt.
  • Không nên cho bé ra ngoài để tránh sự tác động của nắng, gió, thời tiết, bụi bẩn, các chất dễ gây dị ứng…
  • Không cho bé tiếp xúc với thảm trải sàn, phấn hoa, vật nuôi…
  • Luôn phải vệ sinh sạch sẽ quần áo, chăn màn, ga gối, đồ dùng, đồ chơi của bé và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở đầu là hiện tượng xảy ra rất phổ biến và không đáng lo ngại. Bố mẹ chỉ cần chú ý theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân và chăm sóc bé đúng cách, khoa học để bé nhanh khỏi bệnh. Tuy nhiên, sau khi đã áp dụng các phương pháp chữa trị mà tình trạng không thuyên giảm, bé vẫn quấy khóc, bỏ ăn, đồng thời xuất hiện các triệu chứng đi kèm như tiêu chảy, sốt,… bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán nhằm đưa ra hướng xử lý kịp thời. Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế chẩn đoán của bác sĩ.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Chat với chúng tôi