Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ: Nguyên nhân và cách điều trị phổ biến nhất

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Làn da của trẻ mới sinh vốn non nớt nên rất hay bị nổi mẩn đỏ, ngứa. Thường gặp nhất là vùng da dưới cổ. Tình trạng này khiến bé khó chịu và hay quấy khóc. Bố mẹ nếu muốn tìm cách khắc phục nhanh chóng thì cần phải hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ là gì. Vì vậy, hãy đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu những thông tin cần thiết.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ

Trẻ nhỏ mới chào đời vốn có làn da mỏng manh, nhạy cảm và rất dễ bị kích ứng. Đặc biệt trong giai đoạn này, do sức đề kháng còn non kém nên khi bị các tác nhân gây hại tấn công, những vùng da có nếp gấp như vùng cổ sẽ nhanh chóng nổi mẩn đỏ gây ngứa ngáy.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ là hiện tượng bình thường, dễ gặp
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ là hiện tượng bình thường, dễ gặp

Tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Thường gặp nhất là do:

Chàm sữa (Viêm da cơ địa)

Chàm sữa là bệnh lý thường xảy ra với trẻ ngoài 3 tuần tuổi. Đặc trưng của bệnh là các nốt mẩn đỏ rất sần sùi, sau đó sẽ chuyển thành mụn nước. Khi mụn nước vỡ ra sẽ dần đóng thành vảy và bong tróc da. Những triệu chứng này có thể xảy ra ở vùng cổ, mặt, tay, chân hoặc toàn thân.

Nguyên nhân gây bệnh có thể là do cơ địa của trẻ nhạy cảm, nên khi tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như sữa bò, khói bụi, lông động vật, nấm mốc, sữa tắm, thời tiết… sẽ làm thay đổi quá trình chuyển hóa trong và ngoài cơ thể và gây nên bệnh. Ngoài ra, nếu bố mẹ có tiền sử bị hen suyễn, dị ứng, chàm thể tạng thì trẻ cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh này.

Do mụn trứng cá

Nếu mẹ nhận thấy cổ của con bị nổi mẩn đỏ, ở tâm giữa có màu trắng hoặc đỏ thì khả năng là trẻ đang bị mụn trứng cá. Tình trạng này thường xuất hiện sau vài ngày hoặc vài tháng kể từ khi trẻ được sinh ra.

Ngoài vùng cổ, mụn đỏ trứng cá còn nổi ở má, trán, cằm… Nguyên nhân có thể là do trẻ bị ảnh hưởng bởi hormone từ cơ thể mẹ trong khi mang thai. Mụn trứng cá thường không gây hại cho trẻ và có thể tự biến mất. Vì vậy, mẹ chỉ cần chú ý giữ sạch vùng da bị mụn cho bé mà không cần phải dùng thuốc điều trị.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ do rôm sảy

Rôm sảy là cũng một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ, ngực, nách… Tình trạng này xảy ra nhiều vào mùa nóng, do tuyến mồ hôi của trẻ bị bít tắc, bụi bẩn bám vào làm cho da bị viêm và nổi lên các nốt mẩn đỏ ngứa.

Mặc dù là bệnh lành tính, có thể tự khỏi khi thời tiết mát nhưng những nốt mẩn thường khiến trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Lúc này, nếu bé biết dùng tay cào gãi thì sẽ làm trầy xước da, nhiễm khuẩn, rất nguy hại. Do đó, mẹ cần chú ý để biết cách phòng tránh cho con.

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ phần lớn là do rôm sảy
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ phần lớn là do rôm sảy

Hăm da khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ

Hăm da có thể là 1 nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh, thường xảy ra vào những ngày thời tiết nóng bức, mẹ cho trẻ mặc nhiều quần áo gây toát nhiều mồ hôi và bức bí. Hoặc cũng có thể là do trẻ mặc tã bỉm bị ứ đọng nước tiểu, ứ đọng phân trong thời gian dài.

Các nốt mẩn đỏ do hăm thường tập trung thành từng mảng, căng bóng, có thể trợt ra gây mủ. Chúng thường xuất hiện nhiều ở các nếp kẽ trên da cổ, bẹn, kẽ mông, kẽ sau tai, các ngấn da và vùng xung quanh hậu môn. Trẻ mắc bệnh này đa phần là có thể tự khỏi nếu được chăm sóc và giữ vệ sinh sạch sẽ, khô ráo trở lại.

Kích ứng da gây nổi mẩn đỏ ở cổ

Những tháng đầu lúc mới sinh ra, trẻ rất dễ bị kích ứng da do hơi ẩm nhiều quá mức, da vùng cổ có nhiều nếp gấp chồng lên nhau, làm cho da bị ma sát liên tục, gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở cổ. Tuy nhiên, mẹ không cần phải lo lắng vì tình trạng nổi mẩn đỏ do kích ứng da có thể tự khỏi khi bé biết lật hoặc nhấc đầu lên.

Cha mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ

Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ thường cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu và dẫn đến hay quấy khóc, ít ngủ, kém bú, ảnh hưởng tới sức khỏe. Điều này cũng khiến cho cha mẹ không khỏi lo lắng, bồn chồn, không biết xử trí thế nào. Dưới đây là một vài gợi ý giúp cha mẹ làm dịu các nốt mẩn đỏ ngứa cho con:

Dùng mẹo dân gian chữa nổi mẩn đỏ cho trẻ

Khi trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ, các mẹ có thể sử dụng một số mẹo dân gian để giúp giảm thiểu các triệu chứng. Phương pháp này khá an toàn, rẻ tiền và dễ thực hiện, phù hợp với làn da mỏng manh của trẻ, mẹ có thể tham khảo:

  • Tắm lá sài đất: Dùng 1 nắm lá sài đất, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút. Nhắc nồi xuống và pha vào chậu, đến khi nước ấm, cho trẻ tắm hằng ngày sẽ giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa lở loét do mẩn đỏ gây ra rất hiệu quả.
  • Tắm lá khế: Mẹ hãy lấy lá khế, đem vò nát, rồi đun nước tắm cho trẻ tắm mỗi ngày. Lá khế sẽ giúp tiêu viêm, tiêu trừ độc tố, giúp đánh bay mẩn đỏ ngứa cho trẻ.
  • Tắm lá trà xanh: Lấy một ít lá trà xanh, rửa sạch, giã nát rồi đun với nước sôi, hòa cho nước ấm lại rồi hàng ngày tắm cho trẻ, sẽ giúp ngăn chặn nhiễm khuẩn, tái tạo tế bào da rất hiệu quả.
Tắm lá trà xanh sẽ giúp làm dịu da, giảm mẩn đỏ ngứa và sự khó chịu cho bé

Cách chăm sóc cho trẻ bị nổi mẩn

Bên cạnh việc sử dụng mẹo dân gian để chữa mẩn đỏ cho trẻ, các bậc cha mẹ còn cần chú ý chăm sóc cho trẻ đúng cách, để làn da nhanh chóng được phục hồi:

  • Cho trẻ mặc đồ rộng rãi, thoáng mát, làm bằng chất liệu cotton mềm, mỏng, thích hợp để tránh ma sát da nhiều, làm tổn thương hơn.
  • Dùng khăn ấm để vệ sinh sạch sẽ vùng cổ, vùng mặt sau khi cho trẻ bú sữa
  • Tắm rửa hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm, có nhiệt độ vừa phải, giúp làm dịu vùng da nổi mẩn, giảm bớt sự ngứa ngáy cho trẻ.
  • Thoa kem dưỡng ẩm cho bé giúp da mềm mịn, tránh khô da và nhiễm khuẩn.
  • Không được nặn các nốt mụn sữa, mẩn đỏ hay mụn nước trên cổ hoặc trên các bộ phận khác như mặt. Vì điều này, sẽ khiến các nhân mụn còn non bị kích ứng, chảy máu và gây viêm nhiễm khuẩn.

Phòng ngừa trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ

Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ, sức đề kháng yếu kém thì việc này càng thực sự quan trọng. Để giúp trẻ tránh bị nổi mẩn đỏ ngoài da, cha mẹ nên chú ý những điều sau đây:

  • Thường xuyên giặt giũ chăn gối cho trẻ để ngăn ngăn các loại vi khuẩn, nấm mốc hay bụi bẩn tiếp xúc trực tiếp làm trẻ bị kích ứng.
  • Nên bỏ màn che khi bé ngủ, điều này giúp bé tránh xa sự tấn công của ruồi, muỗi.
  • Nên giữ cho vùng da bé khô thoáng, đặc biệt là nơi có nhiều nếp gấp, dễ ứ đọng mồ hôi như cổ, vùng khuỷu tay, nách, háng… Trong trường hợp trẻ đổ mồ hôi, các mẹ nên lấy khăn sữa mềm lau khô cho bé và thay quần áo liền.
  • Cho bé uống thật nhiều nước, và mẹ phải cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu. Để bổ sung cho trẻ các vitamin A, D, C,…và các khoángchất cần thiết.
Mẹ nên chú ý kiêng đồ hải sản, đồ cay nóng… để hạn chế các chất gây dị ứng, gây nóng bên trong có thể tiết qua sữa
  • Nếu trẻ đang bú sữa mẹ, bạn không nên ăn các loại hải sản, tôm, cua, hay đậu phộng. Vì đây là những thực phẩm thường gây nên tình trạng dị ứng cao.
  • Khi trẻ sơ sinh còn dưới 2 tháng tuổi, các mẹ không nên đưa trẻ ra ngoài nhiều. Vì giai đoạn này, da bé rất mỏng, dễ bị kích ứng bởi ánh nắng mặt trời, hoặc khói bụi hay là gió lạnh.

Sau cùng, tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở cổ, không có quá nhiều nguy hại vì thế các mẹ cũng không cần quá lo lắng. Hãy cố gắng tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp xử lý phù hợp. Nếu sau vài ngày áp dụng các biện pháp chữa trị tại nhà mà các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm mẹ cần cho trẻ tới cơ sở y tế để được khám chữa, điều trị.

Xem thêm:

Nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân và cách khắc phục an toàn, hiệu quả cho bé

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo