Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân: Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả
Trẻ khi mới chào đời vốn có một làn da rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng bởi các tác nhân bên ngoài. Tuy nhiên, bậc phụ huynh thường chủ quan và cho rằng đó chỉ là tình trạng bình thường của da bé. Thực chất, nguyên nhân gây ra hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân còn có thể do một số bệnh lý khác. Để biết rõ hơn, xin mời các bậc cha mẹ cùng tham khảo bài viết dưới đây để có cách khắc phục kịp thời, hiệu quả.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân và nguồn gốc gây bệnh
Trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm nên khi bị nổi mẩn đỏ ở chân thì cũng là điều bình thường. Tuy nhiên chúng khiến cho trẻ cảm thấy bỏng rát, ngứa ngáy, khó chịu và hay quấy khóc. Điều này làm cho nhiều cha mẹ cảm thấy lo lắng và mệt mỏi. Dưới đây là những nguyên nhân chính:
Bệnh lý tay chân miệng ở trẻ
Tay chân miệng ở trẻ là bệnh truyền nhiễm, do virus Enterovirus tồn tại trong đường ruột gây ra và rất dễ lây nhiễm. Chúng thường xuất hiện với những triệu chứng như sau:
- Trẻ có dấu hiệu sốt cao, quấy khóc nhiều, lúc ngủ thường hay giật mình.
- Sưng đau và nổi chấm đỏ ở nướu, lưỡi hoặc sâu trong má nên khó ăn uống.
- Xuất hiện vết mẩn đỏ ở chân, tay. Những nốt mẩn đỏ sau đó sẽ biến thành mụn nước và vỡ ra.
- Khi trẻ bị nhiễm tay chân miệng, các tổn thương như lở loét ở miệng, mất nước trầm trọng, làm cho trẻ cảm giác khó nuốt và bị nghẹt thở.
Bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện do nhiều chủng virus khác nhau. Nguy hiểm nhất là chủng Enterovirus typ 71 với nguy cơ khiến trẻ gặp những biến chứng liên quan đến thần kinh như viêm não, viêm phổi, viêm cơ tim,… Vì vậy khi thấy trẻ có biểu hiện mắc bệnh, cha mẹ nên cho con đi khám để được chẩn đoán, điều trị.
Trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân do viêm da cơ địa
Tình trạng viêm da cơ địa không xảy ra với người lớn, nhiều trẻ nhỏ trong đó có bé sơ sinh cũng có thể mắc phải bệnh lý này. Khi bé bị bệnh, mẹ sẽ thấy các vết mẩn đỏ nổi lên, làm da khô, bong tróc. Tình trạng này thường xuất hiện ở trên chân, tay, cổ, mặt hoặc toàn thân.
Theo các chuyên gia, hiện tại vẫn chưa xác định nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị viêm da. Tuy nhiên, người ta nhận thấy rằng, những tác nhân sau đây có thể là yếu tố thuận lợi thúc đẩy bệnh phát triển:
- Yếu tố di truyền.
- Mẹ đang cho con bú nhưng sử dụng các thực phẩm dễ gây kích ứng, tôm, cua, sò…
- Do nguồn nước ô nhiễm nặng.
- Các dị nguyên, khói bụi, phấn hoa…
Tổ đỉa khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân
Bệnh tổ đỉa thường cũng là một trong những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, thậm chí là ở tay, nách và vùng bẹn đùi.
Các nốt mẩn đỏ hay mọc thành đám lớn nhỏ khác biệt, làm cho trẻ cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, hay bỏ ăn và quấy khóc liên tục. Vậy nên, khi phát hiện các triệu chứng nổi mẩn đỏ ở trẻ sơ sinh, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám, chữa trị.
Chứng viêm nhiễm khuẩn nội tâm mạc
Chứng viêm nhiễm khuẩn nội tâm mạc, là một bệnh lý hay xuất hiện ở trẻ mắc tim bẩm sinh, đã từng thực hiện phẫu thuật thay van, ghép tim… Bệnh thường do vi khuẩn gây ra, dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng máu, chủ yếu qua các thiết bị y tế, như kim tiêm, máy tạo nhịp…
Biểu hiện hay gặp của chứng viêm nội tâm mạc là nổi các đốm mẩn đỏ hoặc hồng ở lòng bàn chân của bé. Bệnh lý nhiễm khuẩn này có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho trẻ, nên các mẹ không được chủ quan trong việc chữa trị bệnh.
Sốt cấp tính (Bệnh Kawasaki)
Sốt cấp tính hay còn được gọi là bệnh Kawasaki, là một thể bệnh phổ biến ở bé từ 0 – 5 tuổi. Kèm cơn sốt là tình trạng bàn chân bé bị nổi mẩn đỏ, cùng với hiện tượng da bị đổi màu.
Bên cạnh đó, ngay tại vùng da nổi mẩn sẽ xuất hiện phù nề, song song đó là 2 vị trí lưng và bàn tay có cảm giác đau nhói. Bệnh Kawasaki phải có bước ngăn chặn kịp thời, nếu không bé có thể bị teo cơ và một số biến chứng liên quan đến xương khớp.
Cách chữa trị nổi mẩn đỏ ở chân cho trẻ sơ sinh
Khi thấy trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định được nguyên nhân cụ thể. Từ đó mà có thể lựa chọn được đúng phương pháp điều trị. Còn trong trường hợp, cha mẹ xác định được trẻ bị nổi mẩn đỏ do bệnh ngoài da như dị ứng, mề đay… thì có thể áp dụng một số biện pháp dưới đây để giúp con đẩy lùi triệu chứng:
Các bài thuốc dân gian phổ biến nhất hiện nay
Với trường hợp trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân, nhưng chưa có biểu hiện đáng ngại khác thì mẹ có thể sử dụng bài thuốc dân gian để chữa trị cho con. Phương pháp này khá an toàn, lành tính và phù hợp với cơ địa của trẻ sơ sinh. Một số mẹo chữa, mẹ có thể tham khảo là:
- Cho trẻ tắm lá kinh giới: Nước lá kinh giới có khả năng diệt khuẩn, ngăn chặn nốt mẩn đỏ phát tán, hỗ trợ phục hồi lại tình trạng da sau nổi mẩn. Các mẹ chuẩn bị sẵn một thau nước ấm. Sau đó lấy 1 ít lá kinh giới cho vào tay vò nát, rồi bỏ vào thau nước ấm đã chuẩn bị trước đó. Bạn cần thực hiện mẹo này vài ngày, đảm bảo vết mẩn đỏ biến mất không còn dấu vết.
- Tắm lá sài đất: Dùng 1 nắm lá sài đất, rửa sạch, cho vào nồi đun sôi khoảng 15 phút. Nhắc nồi xuống và pha vào chậu, đến khi nước ấm, cho trẻ tắm hằng ngày sẽ giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa lở loét do mẩn đỏ gây ra rất hiệu quả.
- Tắm lá khế cho trẻ: Lá khế có tác dụng chữa tình trạng nổi mẩn đỏ ở chân của trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Để áp dụng cách này, mẹ dùng 1 nắm lá khế, rửa sạch, để ráo và giã nát cùng với 1 ít muối hột. Lọc hỗn hợp qua rây, bỏ cái thu lấy nước rồi cho vào thau nước tắm cho bé.
Các biện pháp dân gian thường dễ thực hiện và cho hiệu quả tương đối tốt, được khuyến khích sử dụng cho trẻ sơ sinh có cơ địa nhạy cảm. Bàn đọc có thể tham khảo các loại lá khác, cùng cách thực hiện chi tiết trong bài viết: “Trẻ bị nổi mề đay tắm lá gì an toàn và hiệu quả nhất?” do các chuyên gia tư vấn.
Sử dụng thuốc bôi ngoài da
Nếu tình trạng nổi mẩn ngứa khiến trẻ quá khó chịu, mẹ có thể xem xét đến việc cho con dùng một số loại thuốc bôi ngoài da. Tuy nhiên, khi sử dụng thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Một số thuốc có thể được kê là:
- Thuốc AtoPalm: Thuốc có tác dụng điều trị triệu chứng nổi mẩn đỏ ở chân cho trẻ nhỏ, giúp nuôi dưỡng và cung cấp những dưỡng chất cần thiết cho da từ sâu bên trong, hỗ trợ quá trình tái tạo tế bào da mới.
- Thuốc Eosin: Có tác dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, giảm mẩn đỏ, ngứa ngáy, ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm toàn thân.
- Thuốc Bactroban: Thuốc được dùng để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng da, sưng viêm và phục hồi các vết thương hở trên da cho trẻ.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân
Ông cha ta có câu “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nên những lưu ý bên dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ ngăn chặn tình trạng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân tốt nhất, đảm bảo an toàn sức khỏe và tương lai của các bé lâu dài.
- Giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ, cũng như chỗ ngủ, khu vực chơi của bé. Các mẹ phải thường xuyên rửa tay, chân và các bộ phận khác để hạn chế viêm nhiễm cho da bé.
- Cắt ngắn móng tay để khi vô tình trẻ cào trúng chỗ mẩn đỏ, sẽ giảm bớt lực sát thương lên vùng da nhạy cảm và đồng thời hạn chế tình trạng nhiễm trùng da. Các mẹ cũng có thể mang vớ chân, để khi di chuyển bé không làm tổn thương đến vùng da nhạy cảm.
- Không nên nuôi thú cưng hoặc bắt buộc phải tiêm chủng đầy đủ cho thú nuôi, đặc biệt là mũi tiêm sán lá. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải hút bụi, vệ sinh khu vực thú nuôi thường xuyên, để tránh lông thú trong môi trường, gây kích ứng cho bé.
- Sử dụng các loại kem dưỡng ẩm chuyên dùng cho bé, để giảm tình trạng kích ứng cho da bé. Tuy nhiên, bạn cần phải có được sự đồng ý của bác sĩ chuyên môn.
- Hạn chế cho trẻ ra ngoài đường vào những ngày giao mùa hay những đợt nóng bức để hạn chế việc tiếp xúc với các tác nhân gây hại.
- Mẹ đang cho con bú nên cũng cần chú ý kiêng ăn các loại thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đồ ăn cay, đồ ăn nóng,… để tránh cho trẻ gián tiếp thu nạp các chất gây dị ứng qua sữa mẹ.
Trên đây là toàn bộ thông tin về hiện tượng trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ ở chân. Hy vọng mang đến những điều hữu ích cho cha mẹ. Việc trang bị sớm những kinh nghiệm và kiến thức về nguyên nhân, cũng như phương pháp chữa bệnh sẽ giúp cho các bé có được sức khỏe và sự phát triển toàn diện nhất.
Xem thêm
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!