Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Trong những năm tháng đầu đời, sức đề kháng yếu và làn da mỏng manh khiến trẻ dễ gặp phải các vấn đề về da liễu như nổi mẩn đỏ xung quanh miệng. Khi bị bệnh, trẻ thường quấy khóc, biếng ăn, suy nhược, mệt mỏi,… Lúc này mẹ cần nhanh chóng tìm ra “thủ phạm” để giảm bớt sự khó chịu cho trẻ. Vậy trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng do đâu và cách xử lý ra sao? Hãy cùng tìm hiểu bài viết sau. 

7 nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng

Phần lớn trẻ em nào cùng từng xuất hiện tình trạng nổi mẩn ngứa và tấy đỏ xung quanh miệng. Hiện tượng này xảy ra có thể là do nước dãi của trẻ hoặc do bệnh lý nào đó. Và dưới đây là 7 nguyên nhân chính gây ra tình trạng này:

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là tình trạng cực kỳ phổ biến mà bé nào cũng từng ít nhất một lần mắc phải
Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là tình trạng cực kỳ phổ biến mà bé nào cũng từng ít nhất một lần mắc phải

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng do nước bọt thừa

Trẻ em thường hay tiết nhiều nước bọt, nhất là lúc trẻ bắt đầu mọc răng hoặc chơi giỡn với ba mẹ. Da bị ẩm ướt, lại thường xuyên cọ xát với gối nên sẽ xảy ra tình trạng vừa bị bí bách, vừa trầy xước. Đây sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và làm cho vùng da quanh miệng trẻ xuất hiện các nốt mẩn đỏ.

Trẻ bị nấm miệng

Lương y Đỗ Minh Tuấn (Hiện là GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc nam tiêu biểu 2020, cố vấn y khoa các chương trình sức khỏe VTV2, VTC2) cho biết trẻ bị nổi mẩn đỏ ở miệng có thể xảy ra do sự phát triển quá mức của nấm men Candida Albicans – một loại nấm xuất hiện tự nhiên trong đường tiêu hóa. Trẻ dưới 6 tháng tuổi và trẻ trong độ tuổi mới bắt đầu tập đi là đối tượng dễ mắc phải bệnh lý này nhất.

Khi trẻ bị nấm miệng, ngoài các nốt đỏ nhỏ, ở miệng trẻ còn bị nứt và bên trong lưỡi, má, môi sẽ có các mảng dày, trắng như phô mai. Nếu mẹ dùng dụng cụ cạo sạch lớp trắng này đi sẽ thấy môi đỏ và da dễ bị chảy máu.

Nấm miệng có thể truyền từ trẻ sơ sinh sang vú mẹ. Lúc này, sự nhiễm nấm qua lại giữa đầu vú mẹ và miệng của bé có thể làm tình trạng của trẻ kéo dài và khó chữa. Vì vậy, mẹ cần phát hiện sớm bệnh nấm miệng ở trẻ để có phương pháp chữa trị kịp thời.

Chốc lở khiến trẻ bị nổi mẩn quanh miệng

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng cũng có thể là do bị chốc lở. Đây là một dạng nhiễm trùng da. Lúc bệnh mới khởi phát, vùng da quanh miệng trẻ sẽ xuất hiện các bọng nước hình tròn, dẹt. Sau vài giờ, bóng nước đục dần, có mủ rồi vỡ, đóng vảy màu vàng và thường để lại vết thâm. Vết chốc lở rất dễ lây lan sang các vùng da lành khác nếu bị dây dịch. Nếu mẹ không để ý và kịp thời chữa cho trẻ có thể dẫn đến bệnh viêm cầu thận.

ĐỌC NGAY: Hết chốc lở, mẩn đỏ ngứa ngáy cho con trẻ nhờ bài thuốc thảo dược 150 năm

Chốc lở là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn đỏ xung quanh miệng
Chốc lở là một trong những nguyên nhân khiến trẻ nổi mẩn đỏ xung quanh miệng

Bệnh lở miệng khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ

Lở miệng cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng. Đây là bệnh nhiễm trùng siêu vi khá phổ biến, có khả năng lây lan từ trẻ em qua người lớn và ngược lại. Khi bị lở miệng, xung quanh và khóe miệng trẻ sẽ xuất hiện các mụn nước rộp màu đỏ hoặc tím. Chúng cũng có thể mọc ở mũi hoặc 2 má của trẻ.

Các triệu chứng của lở môi khiến trẻ ngứa ngáy, đau nhức, đặc biệt khi một vài nốt phồng gộp vào nhau gây chảy mủ, nhiễm trùng. Bệnh lý này có thể là hậu quả của việc người lớn thường xuyên thơm hôn trẻ hoặc cho trẻ dùng chung đồ với những người lớn bệnh này.

Trẻ bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu thường ít xảy ra ở trẻ sơ sinh do các bé vẫn đang được các kháng thể có trong sữa mẹ bảo vệ nhưng thường gặp ở những trẻ từ 1 – 5 tuổi. Bệnh thủy đậu có biểu hiện ban đầu là da phát ban đỏ quanh miệng và một số những vị trí khác trên cơ thể. Ngoài ra, trẻ còn có thêm triệu chứng sốt cao, suy nhược, mệt mỏi.

Thủy đậu có thể khỏi hoàn toàn sau 1 – 2 tuần điều trị tích cực và chăm sóc chu đáo. Nhưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa đúng cách. Vì vậy, cha mẹ cần lưu ý để kịp thời xử lý cho trẻ.

Bệnh tay chân miệng

Đây là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em, gây ra bởi virus đường ruột. Bệnh thường xảy ra vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 hoặc tháng 9 đến tháng 12. Khi mắc bệnh tay chân miệng, trẻ sẽ thường nổi các nốt mẩn đỏ ở miệng, tay và chân. Các nốt mẩn này sau đó sẽ biến thành mụn nước, rất dễ vỡ, gây nhiễm trùng và lan ra thành các vết loét trên da.

Ngoài nổi mẩn đỏ, trẻ bị bệnh tay chân miệng còn có các dấu hiệu khác như: đau họng, mệt mỏi, sốt cao tren 38,5 độ C, trẻ quấy khóc, hay giật mình khi ngủ hoặc đôi lúc thở nhanh, thở gấp… Bệnh tay chân miệng có nhiều thể do nhiều chủng virus khác nhau gây ra. Trong đó có chủng Enterovirus typ 71 có thể khiến trẻ gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm liên quan đến thần kinh như viêm não, viêm phổi, viêm cơ tim,… Vì vậy khi thấy trẻ có những triệu chứng của tay chân miệng, cha mẹ nên cho con đi khám để được chẩn đoán, điều trị.

Nổi mẩn đỏ, mụn nước quanh miệng, trong miệng và trên tay và chân là đặc trưng của bệnh tay chân miệng

Trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng do dị ứng

Khi trẻ bị dị ứng vùng da xung quanh miệng trẻ sẽ bị nổi mẩn đỏ ngứa, phát ban và lan rộng. Tình trạng này xảy ra có thể do đặc điểm cơ địa trẻ nhạy cảm, sức đề kháng yếu hoặc di truyền từ bố, mẹ. Thông thường, trẻ thường bị dị ứng do một số yếu tố sau:

  • Dị ứng thực phẩm: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn chưa hoàn thiện. Khi ăn các thực phẩm nhiều chất, giàu đạm như trứng, sữa… cơ thể trẻ không hấp thu được dẫn đến rối loạn hệ miễn dịch và sinh ra các phản ứng tự nhiên, điển hình là dị ứng trên da.
  • Dị ứng tiếp xúc: Khi trẻ vô tình tiếp xúc với các yếu tố dễ gây kích ứng như lông động vật, phấn hoa, bụi bẩn, chất hóa học… cơ thể trẻ nhạy cảm sẽ kích thích tiết ra các kháng nguyên histamin gây ngứa và làm nổi các nốt mẩn đỏ trên da.
  • Dị ứng thuốc: Trẻ sơ sinh có thể dị ứng với một số thành phần có trong thuốc uống. Lúc này, miệng là nơi tiếp xúc trực tiếp với thuốc,  các thành phần gây kích ứng trong thuốc sẽ làm trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng.

Xem thêm:

Giúp trẻ hết mẩn đỏ quanh miệng với bài thuốc nam Đỗ Minh Đường

Như đã đề cập ở trên, trẻ bị mẩn đỏ quanh miệng, kèm theo ngứa ngáy có thể do dị ứng với các tác nhân bên ngoài như thay đổi thời tiết, bụi bẩn, phấn hoa… Nói thêm về vấn đề này lương y Tuấn cho biết tình trạng này cũng có thể xảy đến do bên trong cơ thể bé (Khi trẻ bị nóng trong, hoặc độc tố tích tụ, chính khí suy yếu,… cũng có thể khiến mẩn đỏ bộc phát qua da, dây nên tình trạng ngứa quanh miệng). Vì thế, để điều trị tình trạng này dứt điểm, bố mẹ nên tham khảo ngay bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. 

Bài thuốc của chúng tôi được nghiên cứu từ hơn 150 năm trước dựa trên công thức của các thái y triều đình cũ. Sau này, lương y Tuấn đã vận dụng kiến thức y học cổ truyền và kinh nghiệm khám chữa thực tế suốt hơn 20 năm để phát triển thêm bài thuốc này. 

“Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh là tâm huyết nghiên cứu qua hơn 1 thế kỷ của dòng họ tôi, khi kế thừa bài thuốc này, tôi vẫn giữ nguyên nguyên lý chữa bệnh của YHCT được cha ông nghiên cứu từ trước. Nhiều đơn vị hiện nay chạy đua dùng công nghệ thế hệ 2, 3 để làm mới bài thuốc, nhưng tôi thì không, chúng tôi chỉ có công thức gia truyền qua 150 năm để phát huy tối đa hiệu quả chữa bệnh của thuốc nam mình.” 

Theo đó, bài thuốc Mề đay Đỗ Minh được hoàn thiện với liệu trình bao gồm: 

XEM NGAY: Mề đay Đỗ Minh – Bài thuốc thuần Việt giúp hàng nghìn người khỏi mề đay, mẩn ngứa, dị ứng

Liệu trình đầy đủ bài thuốc Mề đay Đỗ Minh
Liệu trình đầy đủ bài thuốc Mề đay Đỗ Minh
  • Cơ chế điều trị TẬN GỐC

Lương y Tuấn cho rằng, bài thuốc kết hợp cùng lúc 3 loại thuốc nhỏ sẽ tạo thành thế “kiềng 3 chân” vững vàng. Một mặt, thuốc hỗ trợ đào thải độc tố tích tụ, thanh nhiệt giải độc để làm mát gan. Mặt khác, bài thuốc nam của chúng tôi còn hỗ trợ bé tăng cường sức đề kháng, đẩy mạnh lưu thông khí huyết, cải thiện hệ miễn dịch. Khi chính khí trong cơ thể đủ mạnh, cơ thể sẽ tự kháng lại những tác nhân gây bệnh tấn công. Đây chính là nguyên lý chữa bệnh Bổ chính – Khu tà và Song tiêu – Đồng dưỡng trong YHCT, mang đến hiệu quả điều trị tận gốc và lâu dài, chăm sóc sức khỏe toàn diện cho người bệnh. 

  • Bài thuốc AN TOÀN tuyệt đối với trẻ nhỏ

Không sử dụng thảo dược trôi nổi trên thị trường, nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi xây dựng 3 vườn dược liệu riêng theo tiêu chuẩn GACP- WHO của Bộ Y tế tại Hòa Bình – Hưng Yên – Gia Lâm. Đây là 3 vườn thuốc sạch cung cấp dược liệu làm nên bài thuốc Mề đay Đỗ Minh và tất cả các bài thuốc nam của Đỗ Minh Đường. 

Bài thuốc của chúng tôi KHÔNG gây tác dụng phụ và kích ứng cơ thể, hoàn toàn lành tính, thân thiện với trẻ nhỏ. Thuốc có thể dùng được cho mẹ bầu và phụ nữ sau sinh. 

Vườn thảo dược sạch của Đỗ Minh Đường - nơi ươm trồng hơn 100 cây thuốc quý
Vườn thảo dược sạch của Đỗ Minh Đường – nơi ươm trồng hơn 100 cây thuốc quý
  • Sử dụng thuốc dễ dàng, tiện lợi: 

Trẻ nhỏ vốn là đối tượng khó sử dụng thuốc, vì thế, để tiện lợi hơn cho người bệnh, bên cạnh dạng thuốc thang đun sắc, nhà thuốc chúng tôi hỗ trợ người bệnh đun sắc thuốc sẵn thành cao đặc, bảo quản trong lọ nhỏ. Khi dùng, bố mẹ chỉ cần pha cao thuốc với nước nóng cho con uống, thuốc có mùi thơm nhẹ của thảo dược, không gây khó chịu hay nôn trớ cho bé. 

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh của nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã được đông đảo người bệnh trên cả nước đón nhận và tin tưởng sử dụng. Điển hình phải nhắc đến Dv Nguyệt Hằng, người khỏi mề đay sau 3 tháng dùng bài thuốc nam của chúng tôi. 

Sau sinh, nữ diễn viên khổ sở vì vừa phải chăm con nhỏ, lại ngứa ngáy khó chịu vì những lần mẩn ngứa phát đỏ khắp người. Vì đang trong thời kỳ cho con bú, cô rất lo lắng trong việc tìm kiếm phương pháp điều trị lành tính, không ảnh hưởng đến chất lượng sữa cho con. Sau khi biết đến và sử dụng bài thuốc nam của chúng tôi, nữ diễn viên đã khỏi hoàn toàn tình trạng mề đay mẩn ngứa, khi trời trở lạnh cũng không còn tái phát bệnh như cũ. 

[XEM NGAY] Dv Nguyệt Hằng chữa khỏi mề đay mẩn ngứa sau sinh nhờ bài thuốc nam Đỗ Minh Đường

Ngoài ra, còn có nhiều người bệnh khác sau khi khỏi bệnh đã gửi phản hồi về cho nhà thuốc: 

Phản hồi của người bệnh về bài thuốc mề đay
Phản hồi của người bệnh về bài thuốc mề đay
Feedback về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh cho trẻ
Feedback về bài thuốc Mề đay Đỗ Minh cho trẻ

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh là phương pháp chữa bệnh độc quyền của nhà thuốc Đỗ Minh Đường, bố mẹ nhanh tay liên hệ đến lương y Tuấn qua: https://www.facebook.com/thaythuocdominhtuan hoặc nhấn gọi số hotline nhà thuốc để giúp con chấm dứt tình trạng nổi mẩn ngứa quanh miệng. 

Khi nào nên cho trẻ đi khám bác sĩ?

Như đã đề cập ở trên, trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là hiện tượng thường gặp, hầu như bé nào cũng có thể bị ít nhất một lần. Trong số đó, hầu hết trường hợp là lành tính, các dấu hiệu tổn thương trên da trẻ có thể nhanh chóng thuyên giảm khi mẹ áp dụng phương pháp chăm sóc tại nhà phù hợp hoặc thậm chí là tự khỏi sau một thời gian ngắn.Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp trẻ bị mắc các bệnh lý nghiêm trọng, cần được chữa trị sớm như tay chân miệng, lở miệng, thủy đậu…

Do đó, mẹ nên theo dõi sát sao các biểu hiện và thay đổi trên cơ thể trẻ. Khi thấy trẻ có các dấu hiệu khác thường, mẹ cần chủ động cho trẻ thăm khám càng sớm càng tốt để có phương pháp điều trị hiệu quả. Cụ thể:

  • Ban đầu, các nốt mụn đỏ chỉ xuất hiện xung quanh miệng trẻ, nhưng sau đó lan ra nhiều vùng khác như tay, chân, cổ hoặc mông.
  • Khi trẻ bị nổi mẩn đỏ và xuất hiện các mảng dày trắng ở lưỡi, má và môi, …
  • Nhiệt độ cơ thể trẻ tăng liên tục đến 38, 39 độ C kèm dấu hiệu đau họng hoặc dễ giật mình, toát nhiều mồ hôi.
  • Các nốt mụn đỏ xung quanh miệng trẻ có dấu hiệu sưng tấy, chảy mủ trắng hoặc vàng gây viêm loét.
  • Trẻ có triệu chứng biếng ăn, mệt mỏi, suy nhược, không vui đùa như hàng ngày.

XEM NGAY: Trị mề đay cho trẻ từ 1 tuổi bằng thảo dược – BÍ QUYẾT độc quyền suốt hơn 150 năm

Nếu trẻ có dấu hiệu sốt cao, cha mẹ nên cho trẻ đi gặp bác sĩ để khám chữa

Làm gì để các nốt mẩn đỏ không lan rộng?

Nổi mẩn đỏ xung quanh miệng là vấn đề đa số trẻ sơ sinh đều có thể gặp phải. Có rất nhiều nguyên nhân gây bệnh, vì vậy các cách điều trị cũng sẽ khác nhau. Tuy nhiên, cha mẹ có thể lưu ý một số vấn đề sau đây để giúp ngăn ngừa các nốt mẩn đỏ không lan rộng:

  • Chú ý cắt móng tay cho trẻ thường xuyên để tránh trẻ gãi xước da gây chốc lở, nhiễm trùng…
  • Mẹ có thể dùng khăn ướt để thấm nhẹ lên vùng da nổi mụn đỏ để giảm sưng ngứa hoặc dùng một số loại kem dưỡng phù hợp bôi lên da trẻ trước khi đi ngủ để tạo hàng rào giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
  • Mẹ cần vệ sinh sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, đặc biệt chú ý vùng da quanh miệng để vi khuẩn không tích tụ nhiều.
  • Luôn giữ trẻ khô thoáng bằng cách lau sạch nước bọt mỗi khi trẻ ăn uống và trước khi đi ngủ. Có thể dùng nước muối loãng thấm nhẹ để làm sạch nước bọt ở cổ và miệng bé.
  • Tăng cường bổ sung các vitamin, khoáng chất cần thiết có trong rau xanh và hoa quả, giúp trẻ tăng sức đề kháng
  • Cho trẻ uống đủ lượng nước mỗi ngày để giúp da mềm hơn và hỗ trợ phục hồi tổn thương nhanh chóng.
  • Giảm lượng muối và đường trong khẩu phần ăn của trẻ để không làm tăng nguy cơ kích ứng.

Trên đây là những thông tin giải đáp vấn đề vì sao trẻ bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng. Đồng thời đưa ra một số giải pháp giúp cha mẹ chăm sóc trẻ, ngăn ngừa bệnh lây lan rộng. Tình trạng mẩn đỏ xung quanh miệng có thể xảy ra do nhiều bệnh lý khác nhau. Nếu không thể xác định được rõ nguyên nhân, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được kiểm tra và hướng dẫn điều trị.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo