Tràn Dịch Màng Tinh Hoàn Ở Trẻ Sơ Sinh Do Đâu? Cách Xử Lý

Trẻ sơ sinh cũng có khả năng mắc các bệnh lý ở cơ quan sinh dục, nhất là tràn dịch màng tinh hoàn. Hiện tượng này gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản cùng nhiều biến chứng khác, do vậy cha mẹ không nên chủ quan. Để biết nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh, bạn đọc đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là hiện tượng gì?

Trẻ sơ sinh có cấu tạo màng tinh hoàn tương tự người trưởng thành, gồm 2 lá là lá tạng – dính sát vào tinh hoàn và lá thành – bao quanh bên ngoài lá tạng. Ngay giữa 2 lá màng tinh hoàn này có một lớp dịch để tinh hoàn dễ dàng trượt lên, xuống.

Các chuyên gia cho biết, tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ chính là tình trạng màng tinh hoàn bị tổn thương gây chảy mủ, chảy dịch hoặc có máu ứ đọng ở giữa 2 lá của tinh hoàn. Lúc này tinh hoàn của người bệnh bị sưng to, tuy nhiên ở giai đoạn đầu không có cảm giác đau đớn hay sưng đỏ, vì thế thường khó khăn khi phát hiện.

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là tình trạng màng tinh hoàn chảy mủ, chảy dịch
Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh là tình trạng màng tinh hoàn chảy mủ, chảy dịch

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bệnh tràn dịch màng tinh hoàn có thể xảy ra với nhiều đối tượng khác nhau, nguy hiểm nhất là phát triển ngay từ khi còn là bào thai trong bụng mẹ. Ngoài ra, nhiều trường hợp trẻ sơ sinh, từ 1 – 2 tuổi cũng có khả năng cao mắc bệnh lý này.

Tràn dịch màng tinh hoàn được chia thành 2 dạng như sau:

  • Tràn dịch tinh hoàn giao tiếp: Được hiểu là hiện tượng túi chứa dịch ứ không đóng hoàn toàn nên dịch bị chảy ra và di chuyển khắp bìu. Với trường hợp này, bìu thường sưng to khi đứng, ngồi, nếu nằm sẽ thuyên giảm.
  • Tràn dịch tinh hoàn không giao tiếp: Đây là tình trạng túi chứa dịch ứ đã được đóng hoàn toàn, dịch ở trong túi và không chảy ra xung quanh bìu.

Triệu chứng của bệnh

Với trẻ sơ sinh, nhiều phụ huynh cho rằng không mắc các bệnh liên quan đến bộ phận sinh dục nên thường chủ quan, hơn nữa ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có biểu hiện rõ rệt. Để dễ dàng nhận biết tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh, cha mẹ nên chú ý những triệu chứng như:

  • Tinh hoàn của các bé to hơn so với bình thường.
  • Nếu sờ vào tinh hoàn và bìu có hiện tượng ứ nước bao quanh, có thể ở một hoặc cả hai bên tinh hoàn.
  • Tinh hoàn luôn to và căng bóng ở bên ngoài, trong trường hợp soi đèn pin, bạn sẽ thấy có ánh sáng xuyên qua vùng bìu.
  • Bệnh lý này có thể gây đau tức, khó chịu hoặc đau âm ỉ ở vùng bẹn, bìu nếu không được xử lý từ sớm.
Bệnh lý này có thể gây đau nhức, quấy khóc
Bệnh lý này có thể gây đau nhức, quấy khóc

Nguyên nhân chính gây tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh

Nguyên nhân chính gây tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh đó là sự tồn tại của ống phúc tinh mạc. Được biết, từ tuần thứ 28 của thai kỳ, tinh hoàn của thai nhi được chuyển xuống bìu qua ống phúc tinh và dịch nhầy tại bộ phận này được đưa ra ngoài trước khi ống phúc tinh đóng lại. Nhiều trường hợp ống phúc tinh đã đóng nhưng vẫn còn dịch và lượng dịch này không thể thoát qua ổ bụng dẫn đến tràn dịch tinh hoàn bẩm sinh.

Ngoài ra, có một số yếu tố làm tăng nguy cơ trẻ nhỏ mắc bệnh tràn dịch màng tinh hoàn đó là:

  • Nhiễm trùng đường tiết niệu.
  • Nhiễm ký sinh trùng.
  • Bệnh lậu, giang mai.
  • Bệnh quai bị.
  • Ung thư tinh hoàn.
  • Viêm mào tinh hoàn.
  • Chấn thương trong bìu.
  • Có khối u ở tinh hoàn.
  • Nửa dưới cơ thể có hiện tượng phù nề.

Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh nguy hiểm không?

Các bác sĩ cho biết, bệnh tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi. Tuy nhiên không ít trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng khiến các bé phải chịu những cơn đau dữ dội, ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra nhiều hệ lụy khác như:

  • Ảnh hưởng sự phát triển: Trẻ sơ sinh là đối tượng vô cùng nhạy cảm, ở những năm tháng đầu đời, quá trình phát triển của các bé chịu tác động của nhiều yếu tố. Khi đó nếu bị tràn dịch màng tinh hoàn gây ra những cơn đau đớn, sưng tinh hoàn, có thể gặp tình trạng viêm kèm theo sốt cao, bé dễ bị còi cọc, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém và phát triển chậm hơn bình thường.
  • Nguy cơ teo tinh hoàn: Tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ nhỏ nếu tiến triển trong một thời gian dài và không có biện pháp xử lý sẽ tăng nguy cơ teo tinh hoàn và dẫn đến hoại tử. Lý do là bởi dịch khi bị ứ đọng lâu dài sẽ tạo điều kiện để vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây hại hình thành, tấn công gây viêm nhiễm. Nghiêm trọng nhất trẻ có thể phải cắt bỏ tinh hoàn để tránh lây nhiễm sang các cơ quan khác trong cơ thể.
Nếu không được xử lý, bệnh có thể gây teo tinh hoàn
Nếu không được xử lý, bệnh có thể gây teo tinh hoàn
  • Cản trở xuất tinh: Tinh hoàn có mối liên quan mật thiết đến quá trình xuất tinh, do vậy nếu trẻ bị tràn dịch màng tinh hoàn sẽ khiến tinh hoàn luôn chứa nhiều dịch, nước, tạo áp lực lên ống dẫn tinh, mào tinh hoàn, từ đó làm giảm số lượng, chất lượng tinh trùng khi bước vào giai đoạn trưởng thành.
  • Giảm chức năng sinh sản về sau: Bệnh lý này gây tác động tiêu cực đến chuyện “chăn gối”, đặc biệt khi chất lượng, số lượng tinh trùng giảm sẽ tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn, khiến người bệnh mất dần khả năng làm cha khi bước vào giai đoạn trưởng thành.

Cách điều trị tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh

Hiện nay y học phát triển, việc điều trị tràn dịch màng tinh hoàn không quá khó. Điều quan trọng là phụ huynh cần sớm nhận biết để đưa trẻ đi thăm khám từ đó có phương pháp chữa trị phù hợp.

Theo chuyên gia, tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ được chia làm 2 loại là sinh lý va bệnh lý.

Đối với trẻ bị tràn dịch màng tinh hoàn sinh lý, đây được coi là bệnh bẩm sinh nên cha mẹ không cần quá lo lắng. Phần lớn chất dịch ứ đọng ở màng tình sẽ tự thoát ra bên ngoài trước khi ống phúc tinh mạc đóng lại. Tuy nhiên, nếu chất dịch vẫn còn ứ đọng sau khi ống phúc tinh mạc đóng lại mà dịch vẫn không thể thoát ra ngoài thì thông thường sau khoảng 12 tháng – 18 tháng chúng cũng sẽ tự biến mất. Do đó trong trường hợp này, bệnh tràn dịch màng tinh ở trẻ sơ sinh thường tự khỏi mà không cần chữa trị.

Đối với trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn bệnh lý, cha mẹ cần lưu ý nếu trẻ trên 18 tháng mà dịch tinh hoàn không tự thoát ra được, hiện tượng bìu to không hết, khi này bác sỹ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật lộn màng tinh hoàn của bé để thoát hết dịch. Phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn diễn ra nhanh chóng, gọn nhẹ chỉ từ 10 – 20 phút. Nếu trẻ bị tràn dịch màng tinh hoàn có kèm theo hiện tượng thoái vị bẹn thì bác sỹ sẽ xử trí luôn cả hai bệnh này.

Phụ huynh nên cho trẻ thăm khám để có hướng xử lý đúng
Phụ huynh nên cho trẻ thăm khám để có hướng xử lý đúng

Khi phẫu thuật tràn dịch màng tinh hoàn, bác sỹ sẽ rạch một đường nhỏ dưới bìu sau đó sẽ đưa dịch ứ đọng ra ngoài. Đồng thời, thực hiện các thủ thuật đóng kín ống phúc tinh mạc thông lên ổ bụng, từ đó giúp cho dịch không đọng lại ở màng tinh hoàn. Phụ huynh yên tâm là sau khi phẫu thuật, sẽ hoàn toàn không ảnh hưởng đến chức năng bộ phận tinh hoàn và khả năng sinh sản của bé sau này.

Lời khuyên hữu ích dành cho cha mẹ là phải chú ý thật kỹ bộ phận sinh dục của trẻ ngay từ khi sinh ra. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để thăm khám ngay lập tức, tránh để bệnh kéo dài gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới chức năng sinh lý và sinh sản của trẻ sau này.

Trên đây là những thông tin về tràn dịch màng tinh hoàn ở trẻ sơ sinh. Hy vọng chia sẻ này sẽ giúp các bậc phụ huynh đề phòng cảnh giác và có các xử lý kịp thời khi phát hiện con mình bị bệnh.

Bình luận (4)

  1. Vy Xuân Đông says: Trả lời

    Bé nhà em bị tràn dịch màng tinh hoàn h gđ lo quá ko biết tn.nhơ chuyên gia tư vấn.

  2. Ngọc thương says: Trả lời

    Bé nhà em được 2 tháng tuổi. Tinh hoàn to hơn bình thường. Chảy xệ. Cho em hỏi như vậy có phải bị tràn màng dịch tinh hoàn. Có cách nào điều trị không ạ

  3. Bùi Huệ says: Trả lời

    Cho em hỏi chị phí cho phẫu thuật ( cho trẻ em)khoảng bao nhiêu?và có nằm trong danh mục dc hưởng bảo hiểm ko?

  4. Phạm hữu việt says: Trả lời

    Cho em hỏi chị phí cho phẫu thuật khoảng bao nhiu?và có nằm trong danh mục dc hưởng bảo hiểm ko?

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo