Đi Tiểu Nhiều Có Phải Bệnh Lý Không, Nguyên Nhân Do Đâu?

Tiểu nhiều lần trong ngày là tình trạng khá phổ biến, nhiều người gặp phải. Vấn đề này gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt còn tiềm ẩn nguy cơ gặp biến chứng nếu không xử lý từ sớm. Vậy thực tế đi tiểu nhiều có phải bệnh lý không, nguyên nhân do đâu và cách điều trị như thế nào?

Đi tiểu nhiều có phải bệnh lý không?

Các chuyên gia cho biết, đi tiểu nhiều không phải bệnh lý, đây chỉ là hiện tượng rối loạn tiểu tiện, có thể cảnh bám bất thường của sinh lý hoặc bệnh lý khác.

Hội Niệu học quốc tế đã nghiên cứu và cho thất trung bình một người đi tiểu 6 – 8 lần/ngày được xem là bình thường. Nếu tần suất lớn hơn 8 hoặc số lượng nước tiểu nhiều hơn 2,5 lít trong vòng 24 giờ được gọi là đi tiểu nhiều.

Mặc dù hiện tượng tiểu nhiều lần trong ngày không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại làm suy giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hàng ngày.

Đi tiểu hơn 8 lần trong vòng 24 giờ được gọi là đi tiểu nhiều
Đi tiểu hơn 8 lần trong vòng 24 giờ được gọi là đi tiểu nhiều

Triệu chứng đi tiểu nhiều

Bạn có thể nhận biết tình trạng đi tiểu nhiều thông qua các triệu chứng như:

  • Tiểu ngắt quãng, không tiểu hết số lượng nước tiểu trong bàng quang trong một lần tiểu, đặc biệt dòng nước tiểu thường ngưng đột ngột.
  • Đi tiểu không tự chủ, bị mất kiểm soát dòng nước tiểu và nước tiểu rò liên tục hoặc từng lúc.
  • Tiểu chảy nhỏ giọt, tức là sau khi đi tiểu nhưng nước tiểu tiếp tục chảy nhỏ giọt hoặc chảy ra ngoài.
  • Có cảm giác khó chịu ở bàng quang khiến bạn muốn đi tiểu gấp.
  • Bị đau hoặc nóng bừng trong hoặc ngay sau khi đi tiểu.
  • Tiểu đêm không tự chủ giống như bị đái dầm.
  • Một số trường hợp đi tiểu ra một ít máu – tiểu máu vi thể hoặc nhiều máu và có máu cục.
Người bệnh Có cảm giác khó chịu ở bàng quang khiến bạn muốn đi tiểu gấp
Người bệnh Có cảm giác khó chịu ở bàng quang khiến bạn muốn đi tiểu gấp

Nguyên nhân đi tiểu nhiều?

Như đã nói ở trên, đi tiểu nhiều không phải bệnh lý nhưng có thể là biểu hiện của một số bệnh liên quan đến đường tiết niệu.

Nguyên nhân bệnh lý

Nếu đi tiểu nhiều lần, kéo dài dai dẳng, có thể bạn đang mắc một số bệnh lý sau:

  • Bàng quang tăng hoạt: Đây là một trong những bệnh lý phổ biến gây ra hiện tượng tiểu nhiều. Bàng quang tăng hoạt xảy ra do dây thần kinh trung ương phát tín hiệu sai lệch, từ đó cơ bàng quang co bóp liên tục khiến người bệnh buồn tiểu và buộc phải đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Sỏi thận, sỏi tiết niệu: Những trường hợp có sỏi ở đường tiết niệu hoặc thận khiến cổ bàng quang bị kích thích khiến người bệnh đi tiểu nhiều. Ngoài ra, bệnh nhân sỏi thận, sỏi tiết niệu còn bị tiểu buốt, khó tiểu, dòng chảy nước tiểu yếu, đau lưng.
  • Suy thận mãn tính: Bệnh lý này gây ảnh hưởng đến chức năng cô đặc của nước tiểu, khi đó người bệnh bị tiểu đêm, tiểu nhiều lần trong ngày. Có nhiều trường hợp nước tiểu của người bệnh lẫn bọt và người bệnh suy thận luôn trong trạng thái đau lưng, mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
  • Đái tháo đường: Đái tháo đường được đặc trưng bởi triệu chứng đi tiểu nhiều, đặc biệt là đái tháo đường type 1, 2. Bệnh cảnh báo một số biến chứng nguy hiểm liên quan đến dây thần kinh truyền tín hiệu đến bàng quang.
  • Phì đại tuyến tiền liệt: Bệnh lý nam khoa này có biểu hiện cụ thể là tiểu buốt, tiểu nhiều lần trong ngày, nước tiểu có thể màu trắng đục và chảy ra ngoài thành nhiều tia.
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Đường tiết niệu bị nhiễm trùng khi có vi khuẩn tấn công. Các loại khuẩn hại này sẽ đi ngược từ niệu đạo lên bàng quang gây rối loạn tiểu tiện, bao gồm tiểu nhiều.
  • Ung thư bàng quang: Đi tiểu nhiều có thể là biểu hiện của ung thư bàng quang. Nếu khối u bàng quang phát triển lớn sẽ gây chèn ép, khiến bàng quang chảy máu và gây ra hiện tượng tiểu nhiều vào cả ban ngày và ban đêm.
Tiểu nhiều có thể là biểu hiện của bệnh về tiết niệu
Tiểu nhiều có thể là biểu hiện của bệnh về tiết niệu

Nguyên nhân không phải bệnh lý

Ngoài yếu tố bệnh lý, hiện tượng tiểu nhiều có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Uống nhiều nước: Đây là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng đi tiểu nhiều. Về cơ bản, nước tiểu được hình thành từ chất lỏng, do đó nếu bạn nạp vào cơ thể qua nhiều nước khiến bàng quang không thể chứa đựng hết nên bị kích thích và gây buồn tiểu.
  • Phụ nữ có thai: Trong quá trình mang thai, nội tiết có sự thay đổi do nhau thai tiết ra và tử dung to lên, gây chèn ép lên bàng quang khiến chị em tiểu nhiều.
  • Lạm dụng thuốc lợi tiểu: Những trường hợp lạm dụng thuốc lợi tiểu quá mức khi điều trị bệnh tăng huyết áp, thừa dịch sẽ gặp tác dụng phụ là đi tiểu nhiều lần trong ngày.
  • Nguyên nhân khác: Còn một số nguyên nhân gây ra tình trạng tiểu nhiều đó là tuổi tác, tâm lý căng thẳng, stress hoặc thói quen ăn uống, sinh hoạt không phù hợp.

Lo lắng không biết đi tiểu nhiều lần trong ngày do đâu

Liên hệ ngay chuyên gia để được tư vấn

Đi Tiểu Nhiều Có Phải Bệnh Lý Không, Nguyên Nhân Do Đâu?

Cách chẩn đoán bệnh

Để có thể xác định chính xác nguyên nhân gây đi tiểu nhiều và phát hiện một số bệnh lý nghiêm trọng, bác sĩ sẽ khám lâm sàng, hỏi tiểu sử bệnh và các thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Kết hợp với đó, bác sĩ sẽ chẩn đoán thông qua các xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm nước tiểu: Được thực hiện nhằm kiểm tra hoạt động của hệ tiết niệu, từ đó phát hiện những vấn đề bất thường.
  • Nội soi bàng quang: Bác sĩ sử dụng các thiết bị chuyên dụng để thu thập hình ảnh chi tiết bên trong bàng quang, qua đó xem xét kỹ tình trạng viêm nhiễm nếu có để dễ dàng đưa ra quyết định.
  • Quét siêu âm bàng quang: Kiểm tra xem bàng quang có còn sót lại nước tiểu sau khi bệnh nhân đã đi tiểu hay không.
Bác sĩ có thể xét nghiệm nước tiểu để xác định tình trạng bệnh
Bác sĩ có thể xét nghiệm nước tiểu để xác định tình trạng bệnh

Phương pháp điều trị đi tiểu nhiều

Đi tiểu nhiều có thể kéo theo rất nhiều hệ lụy sau đó, vì thế người bệnh cần nhanh chóng tìm biện pháp xử lý để đảm bảo sức khỏe cho bản thân. Tùy từng nguyên nhân, triệu chứng và mức độ bệnh lý, có thể áp dụng mẹo dân gian, thuốc Tây y hoặc Đông y:

Mẹo dân gian

Dân gian có nhiều bài thuốc hay có khả năng đẩy lùi tình trạng rối loạn tiểu tiện, tăng cường chức năng của hệ tiết niệu. Ưu điểm của mẹo dân gian là sử dụng nguyên liệu tự nhiên lành tính, an toàn cho sức khỏe nhưng chỉ áp dụng cho trường hợp bệnh nhẹ và cần kiên trì thời gian dài mới đạt kết quả như mong đợi.

Dùng giá đỗ

Có thể bạn chưa biết, giá đỗ có khả năng thanh nhiệt, đào thải độc tố, kháng viêm tốt, hỗ trợ loại bỏ các yếu tố gây viêm nhiễm ở hệ bài tiết. Ngoài ra, giá đỗ còn chứa nhiều vitamin, khoáng chất có thể tăng testosterone cho nam giới, cải thiện rối loạn tiểu tiện, tăng chức năng sinh lý.

Cách thực hiện:

  • Bạn lấy 500g giá đỗ rửa sạch, luộc cùng 1 lít nước.
  • Lấy phần nước giá đỗ thu được pha cùng ít đường, chia nhỏ ra để uống trong ngày, tận dụng phần giá đỗ luộc để ăn như một loại rau trong các bữa ăn.

Lá húng quế

Lá húng quế được biết đến với công dụng chống oxy hóa, đặc biệt có chứa thành phần hỗ trợ kháng khuẩn, tiêu diệt khuẩn hại và loại bỏ vấn đề nhiễm trùng ở đường tiết niệu. Qua đó người bệnh khi sử dụng lá húng quế có thể cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều.

Cách thực hiện:

  • Đầu tiên chuẩn bị 8 – 10 lá húng quế rửa sạch, nghiền nát.
  • Lọc bỏ bã và lấy phần nước cốt cho vào chén, thêm 2 thìa mật ong nguyên chất để khuấy đều.
  • Mỗi ngày bạn nên uống 1 lần lá húng quế vào buổi sáng trước khi ăn để đạt kết quả cao nhất.
Người bệnh khi sử dụng lá húng quế có thể cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều
Người bệnh khi sử dụng lá húng quế có thể cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều

Râu ngô và kim tiền thảo

Cả hai nguyên liệu này đều có tác dụng tích cực đến hệ tiết niệu, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ đẩy lùi các tác nhân gây tiểu nhiều.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị 30g râu ngô và 30g kim tiền thảo, rửa sạch.
  • Cho các nguyên liệu này vào ấm, sắc cùng 600ml nước trên lửa nhỏ trong khoảng 30 phút.
  • Người bệnh dùng nước râu ngô kết hợp cùng kim tiền thảo để uống trong ngày, cải thiện tình trạng đi tiểu nhiều.

Thuốc Tây y

Nếu đi tiểu nhiều có nguyên nhân do bệnh lý về bàng quang, tiết niệu, người bệnh được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc Tây y để điều trị, cải thiện triệu chứng.

  • Thuốc kháng Cholinergic: Nhóm thuốc này có khả năng ức chế hoạt động quá mức của tế bào thần kinh truyền tín hiệu ở bàng quang, tránh rối loạn chức năng bàng quang, từ đó cải thiện tình trạng tiểu nhiều. Tuy nhiên cần thận trọng vì thuốc kháng Cholinergic có thể gây tác dụng phụ như khô miệng, táo bón, buồn ngủ, rối loạn nhịp tim,…
  • Thuốc kháng sinh: Thường được chỉ định cho trường hợp đi tiểu nhiều lần do bệnh về tiết niệu, đặc biệt là nhiễm trùng đường tiết niệu với tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, làm lành thương nhanh và tránh biến chứng. Một số thuốc kháng sinh thường dùng là Doxycycline, Amoxicillin, Trimethoprim sulfamethoxazole,…
Sử dụng thuốc tăng cường chức năng bàng quang giúp giảm chứng đi tiểu nhiều
Sử dụng thuốc tăng cường chức năng bàng quang giúp giảm chứng đi tiểu nhiều

Bài thuốc Đông y

Ngoài mẹo dân gian và thuốc Tây y, trường hợp đi tiểu nhiều lần ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc có thể dùng thuốc Đông y để cải thiện. Bài thuốc Đông y sử dụng 100% dược liệu tự nhiên lành tính, an toàn. Không chỉ đẩy lùi các triệu chứng ban đầu, thuốc Đông y còn tác động và loại bỏ căn nguyên gây bệnh, ngăn ngừa bệnh tái phát và nâng cao sức khỏe tổng thể.

Thông thường sau khi thăm khám, thầy thuốc sẽ dựa vào tình trạng của từng người để gia giảm vị thuốc phù hợp.

Bài thuốc 1: Các vị thuốc gồm khiếm thực, thục địa, phòng sâm, tang diệp, bạch truật,… Người bệnh dùng thuốc này sắc uống mỗi ngày để giúp tăng cường chức năng thận.

Bài thuốc 2: Gồm những vị thuốc sau hoài sơn, sơn thù, hắc táo nhân, thục địa, liên nhục,… Bài thuốc này giúp bổ tâm thận, người bệnh sắc uống đều mỗi ngày 1 thang để chữa bệnh tiểu nhiều lần.

Bài thuốc 3: Nguyên liệu gồm đỗ trọng, tơ hồng xanh, tang ký sinh, ngải diệp, đương quy, hoàng kỳ, cam thảo,… Bài thuốc này chủ trị chứng hư thận, tăng cường chức năng bàng quang. Người bệnh sắc uống hàng ngày trị chứng tiểu ngày, tiểu đêm nhiều, tiểu không kiểm soát.

Nếu đi tiểu nhiều do nguyên nhân xuất phát từ bệnh lý sỏi thận, người bệnh có thể điều trị dứt điểm bằng bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang của nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường chúng tôi. Đây là bài thuốc bí truyền của dòng họ Đỗ Minh, được nghiên cứu và bào chế từ 150 năm. Hiện bài thuốc đã được lương y Đỗ Minh Tuấn (truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh, GĐ chuyên môn nhà thuốc, Thầy thuốc Nam tiêu biểu năm 2020) tối ưu, hoàn thiện.

Bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang gồm thuốc Đặc trị sỏi thận, thuốc Đại bổ thận và thuốc Bổ thận, giải độc. Bài thuốc được bào chế dựa trên nguyên lý trị bệnh TẬN GỐC của YHCT, cho tác dụng:

Tác dụng bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang
Tác dụng bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang

Bài thuốc được bào chế từ gần 50 vị thuốc khác nhau, điển hình như Kim tiền thảo, Phục linh, Kỷ tử, Thỏ ty tử, Đỗ trọng,…Trên 90% cây thuốc được sử dụng trong bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang được Đỗ Minh Đường chúng tôi ươm trồng tại 3 vườn dược liệu sạch đạt chuẩn GACP-WHO ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội). Số dược liệu còn lại, chúng tôi sẽ đến các vùng rừng núi phía bắc để mua lại của người dân miền núi. Khám phá vườn dược liệu sạch Đỗ Minh TẠI ĐÂY.

Lương y Tuấn cho biết, bài thuốc Đỗ Minh Bài Thạch Khang hiện có hai dạng thức:

  • Một là, thuốc sắc bốc theo thang
  • Hai là, thuốc được bào chế thành dạng cao đặc và viên uống tiện lợi

Sau khi thăm khám, căn cứ vào tình trạng bệnh, lương y Tuấn sẽ tư vấn liệu trình điều trị phù hợp. Liên hệ tới hai số điện thoại dưới đây của nhà thuốc để được tư vấn tốt nhất.

Đi Tiểu Nhiều Có Phải Bệnh Lý Không, Nguyên Nhân Do Đâu? Đi Tiểu Nhiều Có Phải Bệnh Lý Không, Nguyên Nhân Do Đâu?

Lời khuyên để hạn chế đi tiểu nhiều

  • Bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, từ 2 – 2,5 lít, không nên uống quá nhiều và đặc biệt hạn chế uống nước sau 9 giờ tối.
  • Hạn chế uống nước ngọt có gas, đồ uống có cồn vì đây đều là những thức uống có khả năng kích thích bàng quang khiến bạn phải đi tiểu nhiều lần.
  • Nên tránh dùng caffeine vì chúng giống như chất lợi tiểu, gây cảm giác buồn tiểu.
  • Thường xuyên tập thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe, giúp các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn, đặc biệt là bàng quang, hệ tiết niệu, ngừa đi tiểu nhiều.
  • Bổ sung thực phẩm giàu chất xơ vào các bữa ăn hàng ngày để duy trì nồng độ kiềm trong cơ thể ổn định, tránh tạo áp lực lên thận.
  • Hạn chế thực phẩm có chứa nhiều axit như cam, quýt, chanh, dưa cà muối để không gây kích thích bàng quang.

Đi tiểu nhiều dù không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, cuộc sống, vì thế bạn nên sớm thăm khám để tìm biện pháp xử lý. Đặc biệt nếu muốn áp dụng bất kỳ biện pháp điều trị nào cần tham khảo ý kiến chuyên gia để tránh gây tác dụng phụ.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo