Thủy Châm: Tác Dụng, Cách Thực Hiện Và Lưu Ý Quan Trọng

Thủy châm là một phương pháp điều trị bệnh phổ biến trong Y học cổ truyền, có thể áp dụng cho nhiều trường hợp khác nhau và cho hiệu quả tốt. Để nắm rõ ưu nhược điểm, các kỹ thuật thực hiện và những vấn đề liên quan đến phương pháp này, bạn đọc có thể tìm hiểu ở nội dung bài viết dưới đây. 

Thủy châm là gì?

Thủy châm được hiểu là tiêm thuốc vào huyệt, khi thực hiện, bác sĩ sẽ ứng dụng kỹ thuật châm cứu để đưa thuốc vào huyệt nhằm mục đích tăng cường độ và thời gian kích thích khi chữa bệnh. Phương pháp này có sự kết hợp giữa Y học cổ truyền và Y học hiện đại nên mang đến hiệu quả tốt cho người bệnh.

Theo cơ chế hoạt động, các dược chất đã xử lý được tiêm vào một số huyệt vị trên cơ thể sẽ truyền xung động kích thích đến vỏ não, từ vỏ não phản xạ đến các cấp của hệ thần kinh và điều chỉnh tất cả hoạt động của cơ quan nội tạng, hỗ trợ chữa bệnh và phục hồi chức năng của các bộ phận bị tổn thương.

Thủy châm là phương pháp tiêm thuốc vào huyệt để chữa bệnh
Thủy châm là phương pháp tiêm thuốc vào huyệt để chữa bệnh

Các phương pháp thủy châm phổ biến nhất hiện nay:

  • Thủy châm định vị: Bác sĩ xác định chính xác vị trí huyệt đạo, sau đó đưa kim đến đúng huyệt và bơm hết lượng thuốc cần dùng.
  • Thủy châm từ sâu đến nông: Bác sĩ đưa kim đến đúng vị trí huyệt đạo đã xác định, bơm khoảng 0,1 – 0,2cc thuốc. Sau đó rút kim lên cao hơn để bơm tiếp lượng thuốc tương ứng cho đến khi hết thuốc.
  • Thủy châm từ nông đến sâu: Được thực hiện tương tự kỹ thuật từ sâu đến nông nhưng bắt đầu từ vùng da nông đến vị trí huyệt đạo.
  • Thủy châm kết hợp tiêm dưới da: Bác sĩ xác định huyệt vị và bơm một nửa lượng thuốc, sau đó kéo kim lên và tiêm nốt phần thuốc còn lại ở dưới da.

Chỉ định và chống chỉ định thủy châm

Phương pháp chữa bệnh với thủy châm được chỉ định trong nhiều trường hợp.

Thủy châm đơn thuần:

  • Bị thiểu năng tuần hoàn não.
  • Đau nửa đầu.
  • Bệnh nhân viêm dây thần kinh hông to.
  • Đau dây thần kinh tọa.
  • Mắc bệnh xương khớp mãn tính.
  • Người bệnh đau dây thần kinh ngoại biên.

Thủy châm kết hợp châm cứu:

  • Đột quỵ có di chứng.
  • Bong gân, trật xương.
  • Thoái hóa xương khớp.
  • Bệnh mãn tính kéo dài bao gồm hen suyễn, hen phế quản.
Thủy châm có thể thực hiện với nhiều đối tượng khác nhau
Thủy châm có thể thực hiện với nhiều đối tượng khác nhau

Thận trọng với những trường hợp không nên thủy thâm:

  • Trường hợp cấp cứu khẩn cấp.
  • Không đảm bảo sức khỏe, cơ thể bị suy nhược.
  • Thần kinh không ổn định.
  • Đau ruột thừa.
  • Mẫn cảm, dị ứng với thành phần trong thuốc không nên thủy châm.
  • Suy tim hoặc rối loạn nhịp tim.
  • Bị sốt kéo dài, xảy ra hiện tượng mất máu hoặc mất nước.

Ưu nhược điểm của thủy châm

Thủy châm hiện nay được ứng dụng rộng rãi trong quá trình điều trị bệnh nhờ những ưu điểm vượt trội:

  • Có thể thực hiện cho nhiều đối tượng, phạm vi chữa bệnh rộng, từ nhi khoa, ngoại khoa, nội khoa, da liễu, xương khớp, tiêu hóa,….
  • Cho hiệu quả cao, phát huy tác dụng nhanh chóng, giúp giảm đau tốt, hiệu quả cải thiện ngay lần đầu tiên.
  • Không chỉ cải thiện bệnh mà phương pháp này còn tác động trực tiếp vào căn nguyên gây bệnh để xử lý triệt để.
  • Giảm khả năng gặp tác dụng phụ như khi dùng thuốc Tây y, lượng thuốc cần tiêm vào huyệt vị ít hơn tiêm vào các vị trí khác nhưng hiệu quả tương đương.
  • Thủy châm có thể kết hợp cùng nhiều phương pháp khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh lý.

Tuy nhiên nếu thực hiện sai kỹ thuật, sai đối tượng, thủy châm sẽ gây ra một số tác hại như:

  • Yêu cầu bác sĩ, chuyên gia giỏi, giàu kinh nghiệm thực hiện mới đạt được hiệu quả như mong muốn và giảm biến chứng.
  • Một số trường hợp có thể gặp tác dụng phụ như hoa mắt, chóng mặt, mạch đập nhanh, đổ nhiều mồ hôi, mặt nhợt nhạt.
  • Biến chứng nặng hơn nhưng ít gặp của thủy châm là chảy máu, vững châm.
Thực hiện sai kỹ thuật có thể khiến người bệnh bị chóng mặt
Thực hiện sai kỹ thuật có thể khiến người bệnh bị chóng mặt

Tác dụng của thủy châm

Thủy châm được các chuyên gia đánh giá tốt trong việc điều trị nhiều loại bệnh khác nhau. Cụ thể:

  • Hỗ trợ điều trị bệnh xương khớp: Đau khớp, viêm khớp, tê mỏi tay chân, đau nhức vai gáy, đau thắt lưng, thoát vị đĩa đệm, viêm đa khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, thấp khớp, di mộng tinh.
  • Điều trị tình trạng liệt dây thần kinh VII ngoại biên.
  • Chữa đau dây thần kinh liên sườn, đau bại thần kinh, đau thần kinh tọa.
  • Ngăn ngừa di chứng sau bại liệt, giúp phục hồi chức năng vận động cho người bệnh bị tai biến mạch máu não.
  • Điều trị cao huyết áp, đau đầu, đau nửa đầu, mất ngủ, thiểu năng tuần hoàn não.
  • Điều trị các bệnh lý nam khoa như xuất tinh sớm, rối loạn cương dương, yếu sinh lý, liệt dương.
  • Chống tình trạng động kinh, co giật.
  • Chữa các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa như đau bụng, đau ruột, đau dạ dày.
  • Xử lý hiện tượng choáng, khó thở, tức thở, hôn mê,….

Kỹ thuật thủy châm đúng chuẩn

Thủy châm cần được thực hiện đúng kỹ thuật mới đảm bảo hiệu quả như mong đợi và an toàn. Quá trình thủy châm được bác sĩ thực hiện như sau:

Chuẩn bị:

  • Bác sĩ chuẩn bị bơm tiêm vô khuẩn loại 5ml và chỉ dùng duy nhất 1 lần.
  • Thuốc được chỉ định tiêm với liều lượng phù hợp.
  • Bông Y tế.
  • Cồn 70 độ.
  • Kẹp có mấu.
  • Khay men.

Thực hiện:

  • Bác sĩ bắt đầu lấy lượng thuốc đã được xác định từ trước, test thử kim tiêm và thuốc.
  • Sát khuẩn vùng da cần bơm thuốc.
  • Tiếp đến dùng 2 ngón tay để day ấn nhẹ và làm căng da vùng huyệt.
  • Dùng kim châm qua da vùng huyệt một cách nhanh chóng, dứt khoát để người bệnh không cảm thấy đau đớn, tuy nhiên cần đảm bảo đầu kim phải đến huyệt. Bệnh nhân có thể thấy căng tức và nặng nề ở vị trí châm kim.
  • Bác sĩ tiêm thuốc vào huyệt chậm rãi, cuối cùng rút kim nhanh qua da và sát trùng vị trí tiêm.
Phương pháp này phải được thực hiện bởi chuyên gia có kinh nghiệm
Phương pháp này phải được thực hiện bởi chuyên gia có kinh nghiệm

Lưu ý cần nhớ khi thủy châm

Khi có ý định thủy châm chữa bệnh, bạn cần đặc biệt chú ý một số vấn đề sau:

  • Thăm khám để bác sĩ xác định tình trạng bệnh và tư vấn có nên áp dụng phương pháp này hay không.
  • Lựa chọn địa chỉ chữa bệnh uy tín, có bác sĩ là chuyên gia giỏi chuyên môn, nhiều kinh nghiệm, được đào tạo bài bản.
  • Chỉ nên thủy châm mỗi ngày 1 lần, mỗi lần từ 10 – 15 phút.
  • Nếu người bệnh gặp tác dụng phụ khi thủy châm, bác sĩ cần rút kim ra ngay, lau mồ hôi, cho bệnh nhân ủ ấm, uống nước chè đường nóng và nằm nghỉ, nên kết hợp day ấn huyệt thái dương, huyệt nội quan.
  • Trong quá trình điều trị bệnh bằng phương pháp này, không nên dùng chất kích thích, tránh thực phẩm có khả năng làm mưng mủ như cá biển, hải sản, đồ nếp.
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, có chế độ ăn uống khoa học và sinh hoạt lành để tăng hiệu quả chữa bệnh.

Thủy châm được nhiều người lựa chọn và chuyên gia đánh giá cao nhờ những ưu điểm vượt trội. Tuy nhiên phương pháp này vẫn tồn tại một số nhược điểm, biến chứng bạn cần hết sức thận trọng. Tốt nhất hãy thăm khám và hỏi ý kiến chuyên gia để được tư vấn và hướng dẫn chi tiết.

Xem thêm: Châm cứu và tác dụng chữa “bách bệnh” có thể bạn chưa biết hết

5/5 - (9 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo