Tổng hợp tất cả các loại thuốc trị mẩn ngứa phổ biến nhất hiện nay
Nổi mẩn ngứa trên da là tình trạng mà có lẽ ai cũng sẽ từng gặp một lần trong đời. Những hình thù kỳ quái, ửng đỏ, gây ngứa ngáy khiến cho bao người cảm thấy khó chịu và ớn sợ. Lúc này chỉ mong mỏi kiếm được loại thuốc có thể đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng này đi. Dưới đây là thông tin tổng hợp về tất cả các loại thuốc trị mẩn ngứa phổ biến nhất hiện nay, mời bạn tham khảo.
Nói về thuốc trị mẩn ngứa thì chắc hẳn trên thị trường sẽ có vô vàn các loại thuốc. Tuy nhiên trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ đề cập đến những loại thuốc thông dụng, thường được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định nhất. Gồm có cả thuốc bôi và thuốc uống. Nhưng cần lưu ý, đây chỉ là những thông tin tham khảo, người bệnh khi muốn dùng thuốc điều trị cần phải được thăm khám và được bác sĩ kê đơn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Thuốc trị mẩn ngứa dạng kem bôi ngoài da
Các loại thuốc trị mẩn ngứa dạng kem bôi luôn là ưu tiên số 1 trong điều trị bệnh. Lý do là bởi chúng tiện dụng và cho thấy hiệu quả tương đối nhanh. Người bệnh chỉ cần thoa kem lên vùng da tổn thương thì chỉ sau vài giờ hoặc 1 – 2 sẽ thấy tình trạng mẩn ngứa thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên, thuốc bôi chỉ dùng độc lập khi người bệnh có mức độ mẩn ngứa nhẹ, còn khi bệnh đã có dấu hiệu nhiễm trùng bên trong thì sẽ cần phải kết hợp thêm cả các loại thuốc uống.
Dưới đây là 3 nhóm thuốc bôi trị mẩn ngứa phổ biến nhất:
Thuốc bôi chứa thành phần kháng histamin
Hiện tượng mẩn ngứa xảy ra là do cơ thể khi tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng sẽ bắt đầu phóng thích ra chất trung gian có tên gọi là histamin. Hoạt chất này khi đi vào các mô da sẽ gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy. Vì lẽ đó, các nhà nghiên cứu y khoa đã bào chế ra những loại thuốc có chứa thành phần kháng histamin. Nhằm mục đích bất hoạt các thụ thể histamin trong cơ thể.
Thuốc kháng histamin là loại thuốc được sử dụng phổ biến trong điều trị mề đay, dị ứng, mẩn ngứa. Một số loại thường được chỉ định sử dụng gồm có:
- Benadryl cream: Có khả năng giúp giảm nhanh các triệu chứng mẩn ngứa trên da.
- Thuốc Phenergan: Có tác dụng giảm ngứa, xoa dịu các nốt mẩn đỏ trên da nhanh chóng. Thường dùng cho những trường hợp bị côn trùng cắn, dị ứng thực phẩm…
Thuốc bôi ngoài da chứa corticoid
Với những trường hợp mẩn ngứa có dấu hiệu nghiêm trọng, các tổn thương có hiện tượng sưng tấy, người bệnh sẽ có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc có tác dụng mạnh hơn. Đó là các loại kem bôi chứa Corticoid. Đây là nhóm thuốc kháng viêm có khả năng điều trị mẩn ngứa nhanh chóng. Phổ biến có:
- Thuốc Hydrocortison: Là loại thuốc có khả năng kháng viêm, ức chế miễn dịch, từ đó cải thiện nhanh tình trạng nổi mẩn ngứa.
- Kem bôi fluocinolon acetonide: Thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của các vi khuẩn và hoạt chất gây viêm trong cơ thể. Nhờ đó làm giảm các triệu chứng sưng viêm, ngứa ngáy khó chịu do mẩn ngứa gây ra.
- Hidem Cream: Đây là loại kem bôi có chứa các thành phần chống nấm, chống viêm, có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa nhanh chóng.
Lưu ý: Các loại thuốc bôi có chứa Corticoid có thể gây mỏng da, làm tăng nguy cơ tổn thương da. Do đó, người bệnh chỉ nên sử dụng khi có chỉ định và dùng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không nên sử dụng quá 10 ngày và cần bảo vệ che chắn da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Thuốc ức chế calcineurin
Thuốc ức chế calcineurin có khả năng tác động lên tế bào lympho T, ngăn chặn quá trình phóng thích các kháng thể, trong đó có thụ thể histamin. Từ đó cải thiện tình trạng viêm nhiễm và sưng ngứa. Có 2 loại thuốc thường được dùng, đó là:
- Thuốc mỡ tacrolimus: Tacrolimus là một loại thuốc ức chế miễn dịch, thường dùng cho các bệnh viêm da như mẩn ngứa, mề đay…
- Kem pimecrolimus: Có khả năng tái thay đổi lớp màng bảo vệ da, giúp làm giảm các triệu chứng mẩn ngứa, sưng đỏ, châm chích khó chịu…
Lưu ý: Không nên sử dụng loại thuốc này cho những vùng da có vết thương hở. Và cần cẩn trọng khi dùng vì có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như nóng rát, nổi mụn trứng cá…
Thuốc uống trị mẩn ngứa hiệu quả
Như đã nói ở trên, khi tình trạng mẩn ngứa đã có dấu hiệu nhiễm trùng sâu bên trong, gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày thì người bệnh sẽ phải sử dụng đến các loại thuốc uống. Người bệnh sẽ có thể sử dụng thuốc Tây y hoặc Đông y.
Mỗi loại thuốc sẽ có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Thuốc Tây y điều trị triệu chứng nhanh chóng nhưng người dùng sẽ dễ dàng bị tái bệnh trong tương lai. Thuốc Đông y hoạt động theo cơ chế trị bệnh từ gốc, thời gian phát huy tác dụng sẽ lâu hơn, nhưng bệnh một khi đã được chữa khỏi thì ít có nguy cơ tái phát.
Do đó dựa vào mức độ bệnh, cơ địa và khả năng đáp ứng thuốc của bản thân mà người bệnh có thể cân nhắc điều trị bằng 1 trong 2 loại thuốc đó. Dưới đây là danh sách liệt kê những loại thuốc phổ biến, bạn có thể tham khảo:
Thuốc kháng Histamine dạng uống
Tương tự như thuốc dạng bôi, thuốc kháng Histamine dạng viên nén cũng hoạt động dựa trên cơ chế ngăn ngừa hoạt động của thụ thể histamin, từ đó đẩy lùi các triệu chứng mẩn ngứa. Histamin dạng uống có 2 loại như sau:
- Thuốc kháng histamin thế hệ cũ: Gồm có những thuốc như Loratadine, Cetirizine, Fexofenadine, Levocetirizine Dihydrochloride… có tác dụng giảm viêm, giảm sưng ngứa.
- Thuốc kháng histamin thế hệ mới: Các loại thuốc phổ biến như Zantac, Tagamet, Pepcid… có tác dụng thu hẹp các mạch máu nhỏ dưới da, giúp hỗ trợ giảm viêm, chống phù nề và cải thiện tình trạng nổi mề đay mẩn ngứa.
Nếu trường hợp tình trạng mẩn ngứa của bệnh nhân thuộc thể vô căn, các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng Histamine có tác dụng mạnh hơn, như:
- Thuốc Clarinex: Có tác dụng ức chế Histamine mạnh, thường dùng cho trường hợp mẩn ngứa nghiêm trọng hoặc mẩn ngứa toàn thân.
- Thuốc Vistaril: Có tác dụng cải thiện tình trạng nổi mẩn ngứa và sưng phù dưới da
Lưu ý: Các loại thuốc histamin dạng uống có thể gây ra một số tác dụng như chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, đau dạ dày, mờ mắt, buồn ngủ… Vì vậy nếu khi dùng thuốc mà xuất hiện sự bất thường, bạn cần báo ngay với bác sĩ điều trị chuyên khoa.
Thuốc chống viêm không steroid
Thuốc chống viêm không steroid (viết tắt là NSAID) hoạt động bằng cách ngăn ngừa các phản ứng viêm xảy ra. Thường dùng cho những trường hợp bị nổi mẩn ngứa mức độ nhẹ hoặc trường hợp viêm da bội nhiễm, bị mưng mủ gây đau nhức và sốt cao.
Lưu ý: Thuốc chống viêm không steroid có tác động xấu đối với hệ thống tiêu hóa nên chống chỉ định cho những người có tiền sử mắc các bệnh dạ dày như viêm loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa…
Corticosteroid – Thuốc trị mẩn ngứa liều mạnh
Thuốc Corticosteroid là nhóm thuốc kháng viêm có khả năng điều trị mẩn ngứa nhanh chóng. Thường được chỉ định sử dụng cho những bệnh nhân bị mẩn ngứa nghiêm trọng, có dấu hiệu sưng viêm, phù thanh quản… và không tương thích với thuốc kháng Histamin.
Những loại Corticosteroid phổ biến gồm có:
- Thuốc Metasone: Thuốc có tác dụng kháng viêm, giúp kiểm soát nhanh chóng tình trạng nổi mẩn ngứa. Tuy nhiên, do dược tính mạnh nên có thể làm teo da, nổi mụn trứng cá, biến đổi sắc tố da, rối loạn kinh nguyệt…
- Thuốc Medrol: Loại thuốc này có khả năng ức chế quá trình viêm và hệ thống miễn dịch, ngăn ngừa mẩn ngứa.
- Thuốc Prednison: Đây là một loại thuốc được chế từ tuyến thượng thận, có tính kháng viêm, giảm tổn thương mạnh.
Lưu ý: Corticosteroid có tính kháng viêm mạnh nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn rất nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Việc lạm dụng thuốc, không theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa sẽ khiến người bệnh có nguy cơ gặp phải tình trạng: tăng nhãn áp, tăng huyết áp, loãng xương, đục thủy tinh thể, giảm hormone tuyến thượng thận, lượng đường trong máu cao, giảm miễn dịch…
Một số loại thuốc Tây y trị mẩn ngứa khác
Trong một số trường hợp đặc biệt, do tình trạng mẩn ngứa ở mức độ nặng hoặc do cơ địa của người bệnh không đáp ứng được với các thuốc thông thường, các bác sĩ sẽ có thể sử dụng đến một số loại thuốc khác như:
- Thuốc kháng Leukotriene: Thuốc có tác dụng kháng viêm, chống phù nề, sưng tấy, điều trị mẩn ngứa dạng cấp tính do dị ứng thời tiết, dị ứng thực phẩm… gây ra. Thường được chỉ sử dụng cho trường hợp bệnh nhân không đáp ứng được với thuốc kháng histamin.
- Thuốc chống trầm cảm Doxepin: Loại thuốc này có cơ chế hoạt động tương tự thuốc kháng Histamine liều mạnh, thường dùng để điều trị nổi mề đay, mẩn ngứa vô căn hoặc kéo dài.
- Thuốc trị hen suyễn Omalizumab: Đây là một dạng kháng thể đơn dòng, có khả năng ngăn chặn IgE – một loại protein gây ra hiện tượng dị ứng mẩn ngứa, nổi mề đay. Thuốc được dùng cho trường hợp người bệnh bị mẩn ngứa nhưng không đáp ứng được với thuốc Histamine và Corticosteroid.
Đông y – Thuốc trị mẩn ngứa an toàn, triệt để
Trong Y học cổ truyền, chứng mẩn ngứa sinh ra là do cơ thể bị các yếu tố phong – hàn – nhiệt xâm nhập. Cùng lúc này, các tạng phủ đang bị suy yếu, không có sức chống mà sinh ra bệnh. Để điều trị bệnh, Đông y sẽ sử dụng những thảo dược có tác dụng tiêu viêm, giải độc, thanh nhiệt, trừ tà như kim ngân hoa, sài đất, bồ công anh, bạch thược, hoàng cầm… Ngoài ra, các bài thuốc Đông y còn dùng những dược liệu có khả năng phục hồi chức năng ngũ tạng, giúp cơ thể tăng sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tái phát.
Khi bốc thuốc cho người bệnh, các lương y sẽ dựa vào từng chứng bệnh cụ thể thuộc thể phong hàn hay phong nhiệt mà dùng dược liệu cho phù hợp. Dưới đây là một số bài thuốc thường được sử dụng để trị các bệnh mề đay, mẩn ngứa:
- Bài thuốc dành cho thể phong hàn: Trần bì, cam thảo, thục địa, xuyên khung, độc hoạt, cát cánh, đương quy (mỗi loại 12g), bạch chỉ, tế tân (mỗi loại 10g), xương bồ, thương nhĩ (mỗi loại 16g). Mang tất cả dược liệu này đun sắc thành nước uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang.
- Bài thuốc dành cho thể phong nhiệt: Kim ngân hoa, tang diệp, cỏ mần trầu, rau má (mỗi loại 20g), hoàng cầm, bạch thược, sài hồ, cam thảo (mỗi loại 12g), quả ké đầu ngựa, xương bồ, tang ký sinh (mỗi loại 16g). Mang tất cả dược liệu này đun sắc thành nước uống trong ngày. Mỗi ngày 1 thang.
Mặc dù có hiệu quả tốt, tính an toàn cao nhưng thuốc Đông y có nhược điểm là phát huy tác dụng chậm, đòi hỏi người bệnh phải kiên nhẫn điều trị. Thực tế, hiện nay cũng đã có một số đơn vị dành tâm huyết để nghiên cứu ra những bài thuốc có tính ứng dụng cao, vừa giúp cải thiện thời gian chữa bệnh, vừa tiện dụng cho người dùng.
Điển hình là Đỗ Minh Đường với bài thuốc trị mẩn ngứa gia truyền của dòng tộc, có tuổi đời 150 năm. Qua hơn một thể kỷ ứng dụng, hiện tại bài thuốc đã được cải tiến thành 3 phương thuốc nhỏ, gồm: Thuốc đặc trị mẩn ngứa, Thuốc bổ gan dưỡng huyết, Thuốc bổ thận giải độc. Sự kết hợp “3 trong 1” đã giúp bài thuốc phát huy tối đa công năng chữa bệnh, cùng lúc mang đến 2 tác dụng, vừa chữa trị triệt để mề đay, mẩn ngứa, vừa nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể.
Hơn thế, để giúp người bệnh không tốn nhiều công sức trong việc sử dụng như trước đây, Đỗ Minh Đường đã triển khai dịch vụ hỗ trợ người bệnh đun sắc thuốc và cô đặc lại thành dạng cao. Bệnh nhân chỉ cần pha thuốc với nước ấm là có thể dùng được ngay.
Có thể thấy rằng, Y học cổ truyền với những ưu thế sẵn có thì cũng đang nỗ lực để cải tiến những hạn chế và bắt nhịp với xu thế của hiện đại. Vì vậy, người bệnh hoàn toàn có nhiều cơ hội lựa chọn trong việc lựa chọn thuốc điều trị. Không phải bó hẹp trong những loại thuốc tây y, ẩn chứa nhiều mối nguy hại mà ai cũng hiểu rõ. Bạn đọc quan tâm đến bài thuốc trị mẩn ngứa của Đỗ Minh Đường, xin vui lòng liên hệ trực tiếp với nhà thuốc hoặc gọi đến số hotline để được 024 6253 6649 – 0963 302 349 để được tư vấn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!