Thuốc Salazopyrin chữa bệnh gì, có tốt không, giá bao nhiêu?
>>> Thuốc Aleve điều trị viêm khớp có tốt không và giá bán bao nhiêu?
>>> Thuốc Didicera chữa viêm khớp dạng thấp tốt không? Giá bán thuốc
1. Thành phần và công dụng của thuốc Salazopyrin
Thuốc Salazopyrin hay Sulfasalazine thuốc chống viêm giảm đau có tác dụng rất nhanh cho những bệnh nhân đau xương khớp. Các trường hợp sau được chỉ định dùng thuốc Salazopyrin:
Thuốc Salazopyrin dùng để chữa các bệnh đau nhức xương khớp
– Chỉ định dùng điều trị các bệnh về xương khớp như viêm khớp dạng thấp, gout, thoái hóa khớp, đau khớp ngón tay,..
– Ngoài ra, thuốc này còn dùng điều trị cho những bệnh nhân viêm loét dạ dày, đại tràng, bệnh Crohn.
2. Thuốc Salazopyrin dùng thế nào?
Để dùng thuốc Salazopyrin chữa bệnh viêm khớp, viêm khớp dạng thấp, gout, người bệnh dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Theo đó, liều dùng của thuốc này như sau:
– Tuần đầu tiên: Dùng 500mg/ngày.
– Tuần tiếp theo: Dùng thêm 500mg/tuần và liều tối đa là 3mg/ngày.
– Nên dùng thuốc sau ăn khoảng 15 – 30 phút và uống thuốc với 1 cốc nước đầy.
3. Dùng thuốc Salazopyrin 500mg cần lưu ý những gì?
Thuốc Salazopyrin 500mg mang đến công dụng chữa bệnh cao nếu sử dụng đúng cách. Vì thế để có hiệu quả cao nhất người bệnh cần lưu ý những điểm sau:
# Sự tương tác của thuốc
Thuốc Sulfasalazine 500 mg có thể tương tác với những loại thuốc sau để mang đến hiệu quả cao hơn:
Thuốc Salazopyrin có thể tương tác với thuốc khác để hạn chế tác dụng phụ
– Bổ sung thêm acid folic trong thời gian dùng thuốc vì trong Salazopyrin có hoạt chất làm giảm nồng độ acid folic sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe.
– Không kết hợp thuốc này với thuốc gây tan máu vì sẽ khiến tác dụng phụ của thuốc tăng lên.
# Tác dụng phụ của thuốc Salazopyrin
Thuốc Salazopyrin 500mg là thuốc tân dược mang đến tác dụng rất nhanh, đi kèm đó là một số tác dụng phụ có thể gặp phải như:
– Người bệnh sẽ gặp hiện tượng đau đầu, chóng mặt, sốt.
– Hiện tượng rối loạn tiêu hóa xuất hiện.
– Thuốc này còn gây ra hiện tượng nổi mề đay.
# Salazopyrin 500mg chống chỉ định với trường hợp nào?
Không phải đối tượng nào cũng có thể dùng loại thuốc này. Dưới đây là những trường hợp được bác sĩ chỉ định không dùng thuốc:
– Người mẫn cảm hay dị ứng với thành phần của thuốc.
– Người đang bị mắc các chứng bệnh suy gan, suy thận.
– Người có tiền sử bệnh về tim mạch, rối loạn máu.
– Trẻ em dưới 2 tuổi, người mang thai hoặc đang cho con bú cũng không dùng thuốc này.
4. Thuốc Salazopyrin 500mg tốt không?
Đây là câu hỏi mà bất cứ bệnh nhân viêm khớp, thoái hóa khớp nào cũng quan tâm. Thuốc Salazopyrin 500mg được đánh giá là loại thuốc giảm đau, chống viêm mang lại hiệu quả rất cao, tác động nhanh. Liều thông thường bệnh nhân chỉ cần dùng thuốc từ 3 ngày sẽ thấy thuốc phát huy tác dụng.
Thuốc Salazopyrin tùy theo từng sự phản ứng của cơ địa mà mang đến hiệu quả khác nhau
Tuy nhiên, tùy vào từng cơ địa phản ứng thuốc của mỗi người mà thuốc mang đến hiệu quả khác nhau. Hơn nữa, thái độ dùng thuốc của người bệnh cũng quyết định rất lớn đến hiệu quả của thuốc. Vì thế, người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối yêu cầu của bác sĩ, không tự ý tăng liều, không tự ý thay thuốc, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng,…
5. Giá thuốc Salazopyrin bao nhiêu?
Thuốc Salazopyrin được bào chế dưới dạng viên nén đóng hộp. Quy cách đóng gói là 100 viên 1 lọ hoặc. Thuốc Salazopyrin đang được nhập ngoại và bán trên thị trường với giá như sau:
– Loại lọ 100 viên có giá khoảng 850.000 VNĐ
– Loại vỉ 5 vỉ x 10 viên có giá khoảng 325.000 VNĐ
Thuốc Salazopyrin 500mg đã được Bộ Y tế cấp giấy phép hoạt động. Tuy nhiên, muốn mua thuốc này cần phải mua theo đơn của bác sĩ, hãy đến bệnh viện kiểm tra thăm khám để bác sĩ kê đơn và mua thuốc tại các hiệu thuốc ở các bệnh viện.
Trên đây là những thông tin liên quan đến thuốc Salazopyrin – loại thuốc với công dụng kháng viêm giảm đau vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, đây chỉ là một trong những nhóm thuốc điều trị bệnh viêm khớp dạng thấp, mà cần phải có sự kết hợp của nhiều loại thuốc khác nhau, tham khảo thêm các loại thuốc khác ở link dưới đây:
Đọc ngay: Sử dụng thuốc chữa viêm khớp dạng thấp theo từng giai đoạn bệnh
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!