Những loại thuốc phong thấp bất cứ bệnh nhân nào cũng nên biết
5 loại thuốc chữa bệnh phong thấp tốt nhất từ Tây y
Thuốc Tây y chữa phong tê thấp
Thuốc Tây y chữa bệnh phong thấp hiện nay có rất nhiều, tuy nhiên loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân dùng nhiều nhất gồm 5 loại thuốc dưới đây:
Thuốc giảm đau, kháng viêm không chứa steroid
Công dụng lớn nhất của loại thuốc này chính là làm cắt cơn đau một cách nhanh chóng chỉ trong vài phút. Ngoài ra, nó còn hỗ trợ với những người bệnh bị sưng viêm rất tốt.
Thuốc chữa bệnh phong thấp phổ biến gồm Ibuprofen, Meloxicam, Pirocicam, Voltaren, Felden, Mobic, Corticoid với Dexamethason, Glucocorticoid, Prednisonon,…
Thuốc giãn cơ
Các loại thuốc giãn cơ có tác dụng làm tê liệt tạm thời cơ cũng như làm gián đoạn dây truyền dẫn tín hiệu tại các khớp làm cho chúng không có cơ hội phát triển. Từ đó các cơn đau sẽ dần lắng xuống và tình trạng đau nhức do phong thấp sẽ không còn.

Loại thuốc giãn cơ chính dùng để trị phong thấp đó là Myonal, Mydocalm,..
Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh
Thuốc tăng dẫn truyền thần kinh cũng là một trong những thuốc chữa bệnh phong thấp hiệu quả mà bác sĩ thường áp dụng cho bệnh nhân. Đóng vai trò như một chất ức chế nghịch đảo thuốc giúp kéo dài hoạt hóa tác dụng nội sinh biểu hiện qua việc tăng cường thời gian trung hòa của tế bào. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng trực tiếp lên cấu trúc hệ thần kinh giúp cho hoạt động cơ bắp được tốt hơn và việc điều trị chứng phong thấp hiệu quả hơn.
Các loại thuốc tăng dẫn truyền thần kinh thường dùng như citicolin, galantamine, glatilin,…
Thuốc chống thoái hóa
Thuốc chống thoái hóa có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và cải thiện tình trạng phong thấp hiệu quả. Với những người bị phong thấp thường dùng những loại thuốc nhưMethotrexat, Sulfasalazin, Cyclosporin A, Glusamin sulphat,…
Các loại vitamin nhóm B
Vitamin nhóm B cũng là một trong những loại thuốc chữa bệnh phong thấp hiệu quả, đặc biệt là dành cho những người bị thiếu chất. Vitamin nhóm B tốt nhất cho người bị phong thấp là vitamin B1, B12, B6.
Ưu, nhược điểm của thuốc Tây y đối với những người bị phong thấp
Chúng ta thường nhắc đến thuốc tân dược là “con dao hai lưỡi” để chỉ tính mặt của phương pháp này. Vì ngoài những ưu điểm điều trị thì thuốc cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn. Có thể kể đến ưu và nhược điểm của thuốc Tây y trị phong thấp như sau:
Ưu điểm
Với thuốc Tây y, bỏ qua những tác dụng phụ không mong muốn mà nó mang lại thì nó cũng có rất nhiều ưu điểm, đặc biệt là trong việc chữa bệnh phong thấp như:
– Mang đến hiệu quả tức thì: Đây là ưu điểm nổi bật đầu tiên của những loại thuốc Tây. Nếu người bị phong thấp dùng thuốc Đông y hay thuốc Nam thì thời gian ít nhất cũng phải 2 tuần cho đến 1 tháng mới có hiệu quả, tuy nhiên dùng thuốc Tây thì chỉ cần thời gian 3 – 12 ngày là các triệu chứng bệnh giảm hẳn.
Bên cạnh đó, thuốc Tây còn có tác dụng làm giảm các cơn đau, sự viêm nhiễm ở các mô xung quanh khớp bị đau.
– Đa dạng về thể loại: Nếu trước kia, khi nói đến thuốc chữa bệnh phong thấp thì thường chỉ có một loại duy nhất nhưng hiện nay, với mỗi người bệnh sẽ có thể uống những loại thuốc khác nhau và rất tiện lợi.
– Tiện lợi: Giả sử, người bệnh phong thấp ở mức độ nhẹ mà chỉ muốn sử dụng thuốc giảm đau thì sẽ có một loại thuốc giảm đau dành riêng cho người đó, hoặc người muốn dùng thuốc kháng viêm thì cũng sẽ có thuốc dành riêng cho người bệnh đó. Hoặc có những loại thuốc kết hợp cả giảm đau cả kháng viêm giúp việc điều trị bệnh đạt kết quả cao hơn.

Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm trên, thuốc tân dược có một số nhược điểm như sau:
– Hạn chế đối tượng dùng thuốc: Rất nhiều loại thuốc tây được chống chỉ định với phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 12 tuổi và người cao tuổi.
– Có thể gây tác dụng phụ: Một số thuốc chống viêm, giảm đau có thể gây hại thận, gan và dạ dày. Do đó bệnh nhân cần theo dõi chặt chẽ quá trình dùng thuốc để tránh những biến chứng nguy hiểm.
– Hiệu quả không lâu dài: Đa số các thuốc tây y đều có tác dụng nhanh nhưng hiệu quả không kéo dài, bệnh nhân khi ngừng thuốc bệnh sẽ dễ tái phát.
Một số loại thuốc khác chữa phong tê thấp
Ngoài các thuốc chữa phong thấp theo Tây y, người bệnh có thể tìm hiểu thêm một số thực phẩm chức năng hỗ trợ chữa phong tê thấp dưới đây.
Thực phẩm chức năng chữa phong tê thấp
Phong Thấp Hàn Thống Phiến
Đây là một loại thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh phong thấp.
Xuất xứ: Trung Quốc
Thành phần: Tần giao, đẳng sâm, quế chi, y dĩ nhân, thanh phong đằng, hoàng kỳ…
Giá thuốc tham khảo: 70.000 đồng/lọ
Phong Tê Thấp Cốt Thống Thủy
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Phòng phong, xuyên khung, đương quy, bạch thược, đỗ trọng, tế tân, quế, ngưu tất…
Giá tham khảo: 70.000 đồng/chai
Bạch Y Phong Tê Thấp
Bạch y phong tê thấp cũng là thực phẩm chức năng điều trị các bệnh về xương khớp.
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Độc hoạt, Phòng phong, Tang ký sinh, Tế tân, Ngưu tất, Đỗ trọng, Quế chi…
Giá tham khảo: 100.000 đồng/hộp

Hải Thượng Phong Thấp Tán
Không chỉ có tác dụng hỗ trợ chữa trị bệnh phong tế thấp, sản phẩm thực phẩm chức năng này còn điều trị các bệnh về xương khớp khác như đau vai gáy.
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Đỗ trọng, độc hoạt, đương quy, hồng hoa, kim tiền thảo, ngũ gia bì, tam thất, tang diệp…
Giá tham khảo: 450.000 đồng/hộp
Hoàn Phong Tê Thấp HT
Đây cũng là một trong những thực phẩm chức năng chữa phong tê thấp, khu phong tê thấp hoàn được nhiều người bệnh tìm hiểu.
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Độc hoạt, phòng phong, tế tân, tần giao, đỗ trọng, ngưu tất, cam thảo, bạch thược…
Giá tham khảo: 30.000 đồng/hộp
Thuốc Phong Tê Thấp Hydan
Thuốc phong tê thấp Hydan là một sản phẩm của Công ty cổ phần Dược Vật tư y tế Thanh Hóa.
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Quế chi, tế tân, xuyên khung, phòng phong, độc hoạt, hy thiêm…
Giá thuốc tham khảo: 48.000 đồng/lọ
Phong tê thấp PV
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Đương quy, tục đoạn, tần giao, phục linh, đẳng sâm, bạch thược, khương hoạt, thiên niên kiện…
Phong tê thấp PV giá bao nhiêu? Loại thuốc này có giá tham khảo là 45.000 đồng/lọ.
Phong tê thấp TW3
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Hà thủ ô đỏ, hy thiêm, ké đầu ngựa, thổ phục linh, phòng kỷ, huyết giác, mật ong.
Giá tham khảo: 500.000 đồng/hộp
Tuyết Liên Phong Thấp Linh
Loại thuốc này có tên gốc là Saurean Fong Sep Lin.
Xuất xứ: Malaysia
Thành phần: Ngũ đại bì, độc hoạt, mộc qua, tuyết liên.
Giá tham khảo: 250.000 đồng/hộp
Phong Thấp Thiên Ma Đơn
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Khương hoạt, huyền sâm, sinh địa, ngưu tất, thiên ma, độc hoạt, phụ tử chế.
Giá tham khảo: 75.000 đồng/hộp
Thuốc Phong Thấp Vương
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Mã tiền chế, thương truật, hương phụ, mộc hương, địa liền, quế chi.
Giá tham khảo: 1.350 đồng/viên
Viên phong thấp Fengshi OPC

Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Mã tiền chế, hy thiêm, tam thất, ngũ gia bì chân chim…
Giá thuốc tham khảo: 45.000 – 50.000 đồng/hộp
Dầu trị phong tê thấp
Dầu phong tê thấp gừng Thái Dương
Dầu phong tê thấp gừng Thái Dương được sử dụng để xoa bóp ngoài da, có tác dụng đẩy lùi các cơn đau do phong tê thấp.
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần: Menthol, tinh dầu tràm, tinh dầu bạc hà, tinh dầu quế, tinh dầu long não…
Giá tham khảo: 80.000 đồng/chai
Dầu nóng Counterpain
Một loại dầu nóng được nhiều người bệnh phong tế thấp tin dùng là Counterpain.
Xuất xứ: Thái Lan
Thành phần: Tinh dầu bạc hà, tinh dầu nụ đinh hương
Giá tham khảo: 120.000 đồng/ tuýp
Rượu chữa phong tê thấp
Để giảm đau, hỗ trợ điều trị phong tê thấp, người bệnh có thể tìm hiểu và sử dụng rượu chữa phong tê thấp của các nhà thuốc Đông y có uy tín.
Xuất xứ: Việt Nam
Thành phần chính: Cao hy thiêm, thổ phục linh, thiên niên kiện, kê huyết đằng, ngũ gia bì, cẩu tích…
Giá tham khảo: 500.000 – 1.000.000 đồng tùy theo dung tích chai
Bài thuốc ngâm chân trị phong tê thấp
Ngoài việc sử dụng thuốc chữa phong tê thấp, người bệnh còn có thể lựa chọn các bài thuốc ngâm chân trị phong tê thấp với hoa cúc, chè xanh, nước muối, gừng hay lá lốt.
Nhìn chung, bạn sẽ sử dụng nước nấu từ các loại thảo dược kể trên ngâm chân hàng ngày, tốt nhất là vào các buổi tối trước khi đi ngủ.

Trên đây là những loại thuốc, thực phẩm chức năng chữa bệnh phong tê thấp trên thị trường hiện nay. Tuy nhiên, để việc dùng thuốc đạt kết quả cao, để biết thuốc có tốt không, người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định và trao đổi với bác sĩ, lương y, không tự ý mua thuốc ở ngoài, không tự ý đổi thuốc, đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng.
Hơn nữa, việc kết hợp dùng thuốc và áp dụng vật lý trị liệu sẽ mang đến kết quả chữa trị cao hơn. Đặc biệt, hiệu quả điều trị sẽ tốt hơn rất nhiều nếu bạn kết hợp cả thuốc Nam và thuốc Tây với nhau để điều trị. Tuy nhiên, cần tham khảo sự tư vấn từ các y bác sỹ.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!