Thuốc Korulac điều trị viêm đau khớp có tốt không, giá bao nhiêu?
Thuốc Korulac là một loại thuốc tân dược, có chứa thành phần kháng viêm, được chỉ định sử dụng để điều trị các bệnh xương khớp. Muốn dùng thuốc hiệu quả thì cần hiểu rõ thành phần, công dụng, cách dùng… Dưới đây là bài viết tổng hợp về các thông tin liên quan.
Một số thông tin cơ bản về thuốc Korulac
Thuốc Korulac là sản phẩm hỗ trợ điều trị viêm đau khớp được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Hankook Korus Phảm Co.,Ltd. Loại thuốc này đã được Bộ y tế cấp phép lưu hành rộng rãi trên toàn quốc. Tại Việt Nam, Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn hiện là đơn vị chính chịu trách nhiệm nhập và phân phối thuốc Korulac 200mg.
Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về thuốc Korulac:
Thành phần và công dụng thuốc Korulac
Thuốc Korulac có thành phần chủ yếu là Etodolac 200mg. Được biết, Etodolac là biệt dược nổi tiếng thuộc nhóm thuốc chống viêm không chứa steroid (NSAID). Cơ chế hoạt động của loại chất này là ngăn chặn sự tổng hợp các yếu tô gây sưng viêm trong cơ thể. Vì thế, thuốc Korulac được dùng chủ yếu để giảm đau sau chấn thương, tiêu viêm, hạn chế viêm nhiễm và làm chậm quá trình thoái hóa khớp.
Chính vì vậy, thuốc Korulac thường được chỉ định dùng để điều trị các bệnh lý sau đây:
- Viêm đau xương khớp.
- Điều trị thoái hóa khớp.
- Đau khớp do nguyên nhân cơ học như chấn thương, va đập…
- Điều trị bệnh gout, đẩy lùi các triệu chứng sưng đau tái các khớp.
- Trị đau bụng kinh, đau do nhổ răng, đau sau khi phẫu thuật hoặc cắt tầng sinh môn.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Korulac
Tùy vào tuổi tác, cân nặng, cơ địa và mức độ bệnh lý của từng người mà thuốc Korulac sẽ được chỉ định liều uống khác nhau. Cụ thể như sau:
- Người điều trị viêm đau khớp và bệnh gout: 1.200mg/ngày.
- Người bệnh sau điều trị nha khoa: 200mg/lần, 3 – 4 lần/ngày.
- Người có trọng lượng cơ thể dưới 60kg: 200mg/ngày.
- Người mắc bệnh lý xương khớp (viêm nhiễm khủy tay, viêm bao hoạt dịch, gân duỗi): 400mg/lần, 2 – 3 lần/ngày.
Để có hiệu quả tốt, khi dùng thuốc, người bệnh nên để nguyên viên thuốc để uống, không nhai hoặc nghiền nát thuốc. Và đặc biệt, nên uống thuốc với nhiều nước để làm giảm tác động của thuốc tới dạ dày, gan thận.
Chống chỉ định
Vì là thuốc kháng viêm, có thành phần hóa học cao nên Korulac được khuyến cáo không sử dụng cho những đối tượng sau đây:
- Không dùng thuốc cho bệnh nhân mới phẫu thuật.
- Không dùng thuốc cho phụ nữ chuẩn bị hoặc đang mang thai, phụ nữ đang cho con bú.
- Bệnh nhân bị các vấn đề liên quan đến gan, thận như suy gan, suy thận nặng…
- Người đang mắc phải các bệnh lý dạ dày như viêm loét dạ dày, đau tá tràng…
- Người có tiền sử dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc, đặc biệt là Etodolac.
- Người bị dị ứng với các loại thuốc NSAID khác như aspirin… Biểu hiện của dị ứng là sau khi uống thuốc, người bệnh sẽ gặp phải 1 trong triệu chứng như nổi mề đay, phù mạch, polip mũi, hen suyễn…
Tác dụng phụ của thuốc
Tác dụng phụ không mong muốn của thuốc thường nhẹ và thoáng qua, chủ yếu là xảy ra với hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, các tác dụng này chỉ xảy ra khi người bệnh tự ý lạm dụng thuốc hay bỏ liều giữa chừng. Một số tác dụng phụ có thể xảy ra khi dùng thuốc Korulac, gồm:
- Nổi mề đay, mẩn ngứa
- Có cảm giác đầy hơi, khó tiêu
- Người nôn nao, thậm chí nôn ra máu
- Viêm, đau dạ dày, xuất huyết tiêu hóa
- Ở hơi, đầy, bụng, đau bụng, táo bón
- Cơ thể mệt mỏi, sút cân
- Bị nhược cơ.
Một số ảnh ảnh hưởng với các cơ quan khác là:
- Ở da và mô mềm: Da nổi mẩn đỏ, gây ngứa ngáy, khó chịu
- Ở đường tiết niệu: Có cảm giác khó tiểu hoặc đi tiểu nhiều lần. Nặng hơn có thể bị suy thận.
- Ở hệ thần kinh: Người bệnh bị chóng mặt, hồi hộp, lo âu, trầm cảm hay bị kích thích.
- Các triệu chứng khác: Ù tai, mờ mắt, nhạy cảm với ánh sáng, có cảm giác ớn lạnh, sốt, cơ thể có dấu hiệu phù do bị tích nước.
Khi dùng thuốc mà thấy bản thân xuất hiện các triệu chứng bất thường nói trên, người bệnh cần dừng sử dụng và tới ngay các cơ sở y tế để thăm khám, xử lý.
Tương tác của thuốc
Người bệnh khi dùng thuốc Korulac nếu muốn dùng thêm thuốc khác cần tham khảo ý kiến của bác sĩ, tránh gặp phải các phản ứng phụ. Lý do là các thành phần trong Korulac có thể tương tác với nhiều loại thuốc, gây bất lợi cho sức khỏe bệnh nhân. Cụ thể như:
- Kết hợp với thuốc ức chế Angiotensin sẽ ảnh hưởng xấu tới thận.
- Kết hợp với thuốc chống đông máu sẽ làm tăng khả năng chảy máu ở bệnh nhân.
- Kết hợp với các thuốc kháng acid dạ dày có thể khiến cơ thể khó hấp thu Etodolac.
- Kết hợp với thuốc lợi tiểu sẽ làm giảm tác dụng của thuốc lợi tiểu lên cơ thể bệnh nhân.
- Kết hợp với digoxin, cycloserin, methotrexat, lithium sẽ làm chậm quá trình hấp thụ của các loại thuốc này. Hóa chất ở lại trong cơ thể lâu hơn sẽ làm tăng khả năng xảy ra các tác dụng phụ.
Giá thuốc Korulac bao nhiêu
Theo thông tin ghi trên bao bì sản phẩm, thuốc Korulac đang được niêm yết giá ở mức 618.677 VNĐ/hộp (10 vỉ x 10 viên nang 200mg). Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế thị trường thuốc, thuốc Korulac đang bị bán giá chênh lệch từ 20.000 – 30.000 VNĐ do sức mua lớn và lượng hàng hiếm.
Mua thuốc Korulac ở đâu
Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn hiện là đơn vị duy nhất chịu trách nhiệm nhập và phân phối thuốc Korulac. Vì thế, để mua được thuốc tốt, đảm bảo chất lượng, người bệnh nên mua thuốc Korulac tại các chi nhánh hoặc mua trực tuyến trên website của công ty.
- Trụ sở chính tại Tp.HCM: 18-20 Nguyễn Trường Tộ, Phường 12, Quận 4, Tp.HCM.
- Chi nhánh Hà Nội: Số 65, ngách 178/1, Thái Hà, Trung Liệt, Đống đa, Hà Nội.
- Chi nhánh Đà Nẵng: 115 Ngô Gia Tự, Phường Hải Châu I, Hải Châu, Đà Nẵng.
Thuốc Korulac có nên dùng cho người bị viêm đau khớp không?
Thuốc Korulac nhận được không ít phản hồi tích cực từ phía người bệnh. Chị Mỹ Anh, 30 tuổi, Thái Bình cho hay: “Tôi bị viêm đau khớp triền miền 6 tháng nay. Đã dùng đủ mọi loại thuốc nhưng cơn đau không thuyên giảm. Mãi tới khi được bác sĩ chỉ định dùng Korulac, cơn đau khớp của tôi dịu lại nhanh chóng sau 2 tuần sử dụng. Đến nay, tôi vẫn duy trì sử dụng thuốc đều đặn”.
Anh Đức Chuyên, Hiệp Hòa, Phú Thọ chia sẻ: “Bố tôi bị viêm đau khớp gối. Một tháng trước, ông còn đi lại khó khăn, mỗi lần đi là nghe thấy tiếng răng rắc nên rất sợ. Vợ tôi có mua cho ông dùng thử thuốc Korulac vì nghe đồn hiệu quả lắm. Ai dè, sau khi uống 2 hộp theo chỉ định của bác sĩ, bố tôi đã có thể đi lại bình thường với khoảng cách ngắn”.
Tuy nhiên, bên cạnh những phản hồi tích cực, thuốc Korulac cũng nhận về vô số phàn nàn về tác dụng phụ của thuốc. Cụ thể, anh Minh Thanh, Vân Đồn, Quảng Ninh phân trần: “Nghe đồn thuốc Korulac chữa đau xương khớp hiệu quả nên tôi mua về dùng thử. Sau mỗi lần dùng, tôi đều cảm thấy bị đầy hơi, trong người nôn nao. Cố dùng tiếp nhưng những triệu chứng này không ngừng lặp lại. Hơn thế, các cơn đau viêm khớp của tôi cũng không dứt nên tôi dừng thuốc”.
Về vấn đề này, các bác sĩ chuyên khoa nhận định, thuốc Korulac có tác dụng không giống nhau trên từng cơ thể người bệnh. Dựa vào cơ địa và mức độ nghiêm trọng của bệnh lý mà hiệu quả cũng như thời gian phát huy công dụng của thuốc có sự thay đổi nhất định. Trước khi sử dụng thuốc, người bệnh cần tham khảo tư vấn của dược sĩ.
Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc
Trong quá trình dùng thuốc Korulac, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề sau đây:
- Người bị suy gan, suy thận, cao huyết áp, suy tim, bệnh nhân bị giữ nước, bệnh nhân có vấn đề về dạ dày cần thận trọng khi dùng thuốc.
- Người già, phụ nữ đang cho con bú dùng thuốc cần tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ.
- Bệnh nhân cần bảo quản thuốc cẩn thận, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, nên để trong môi trường có nhiệt độ dưới 30°C.
- Chú ý để thuốc tránh xa tầm tay của trẻ em.
- Khi uống thuốc nên uống nhiều nước, bổ sung nhiều trái cây giàu vitamin để giúp cơ thể đào thải nhanh các độc tố ra ngoài.
Korulac là thuốc tây dùng điều trị cho những người bị bệnh cơ xương khớp. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn e ngại khi sử dụng loại thuốc này vì dễ gây tổn thương gan, thận. Để việc dùng thuốc mang đến hiệu quả cao nhất, cần dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Đọc ngay:
Bình luận (1)
Viagra Online No Precription Acheter Tadalafil Canada Adalis Sx Prix cialis Generic Cipro Buy