5 Thuốc chữa gai khớp gối hiệu quả, an toàn nhất hiện nay
Các loại thuốc chữa gai khớp gối tốt nhất hiện nay
Dựa vào từng mức độ cơn đau khớp gối, nguyên nhân gây bệnh và thể trạng bệnh lý của người bệnh, các bác sĩ sẽ tư vấn sử dụng loại thuốc phù hợp, hiệu quả nhất. Việc dùng đúng thuốc sẽ giúp người bệnh rút ngắn thời gian trị bệnh, phục hồi sức khỏe nhanh hơn.
-
Thuốc chữa cơn đau cấp tính Colchicin
Ở giai đoạn bệnh nhẹ, tức là các cơn đau chưa hoành hành nhiều, mới ở mức âm ỉ, xuất hiện thưa, thường được bác sĩ sẽ khuyên dùng Colchicin để giúp cải thiện tình trạng bệnh.

– Dạng và hàm lượng:
+ Viên nén 0,25 mg/ 0,5 mg/ 0,6 mg/ 1 mg.
+ Dung dịch tiêm tĩnh mạch.
– Chỉ định: Đây là loại thuốc có tác dụng chống viêm hiệu quả do nó làm giảm sự di chuyển của bạch cầu, ức chế phản ứng chuyển hóa khiến chức năng bạch cầu tăng lên, phản ứng viêm bị giảm đi đáng kể.
– Liều dùng (người lớn): 2 – 3 mg/ngày
Lưu ý, người bị suy gan, thận, phụ nữ mang thai, trẻ em dưới 15 tuổi và bệnh nhân bị glocom góc hẹp dẫn tới bí đái nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng và nên tham khảo tư vấn của bác sĩ.
Người bệnh khi bị sốt, ngứa, đau đầu, chóng mặt, đi tiểu ít hơn bình thường cần dừng thuốc và đi khám.
-
Sử dụng thuốc giảm đau với bệnh mãn tính
Theo thời gian, cơn đau khi bị gai khớp gối tăng lên khiến người bệnh ê nhức, đau dữ dội, ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt thường nhật và chất lượng công việc. Lúc này, các bác sĩ sẽ khuyên người bệnh nên sử dụng thuốc giảm đau paracetamol hoặc thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như melocicam, diclofenac…
Cụ thể các loại thuốc như sau:
+ Thuốc Paracetamol giảm đau hiệu quả

– Dạng và hàm lượng thuốc :
- Dạng viên nén 325mg, 500mg
- Dạng gel uống 500mg
- Dung dịch dạng uống 120ml và 240ml
– Chỉ định: Là thuốc giảm đau đơn thuần giúp giảm đau nhanh.
– Liều lượng: Tối đa là 4g (4000mg)/ngày đối với người lớn. Đối với trẻ nhỏ, người mắc bệnh suy gan, thận hoặc người già cần tham khảo tư vấn dược sĩ. Khi cơ thể có biểu hiện sốc thuốc hoặc da mẩn đỏ, buồn nôn, người bệnh cần dừng thuốc ngay.
+ Thuốc Nimesulid chữa gai xương khớp

– Dạng và hàm lượng:
- Viên nén 100 mg
- Thuốc đạn đặt trực tràng 100 mg
- Gói bột 100 mg
- Viêm nang 100 mg
- Gel 3%
– Chỉ định: Người bị đau, viêm, cứng khớp, chống chỉ định đối với người mắc bệnh về rối loạn đông máu, trực tràng.
– Liều dùng: Liều uống 100 mg/lần, 2 lần/ngày, dùng thuốc cần liên tục, nên dùng sáng và tối sau bữa ăn.
+ Thuốc Piroxicam

– Dạng và hàm lượng:
- Viêm nang 10 mg/ 20 mg
- Viên nén 10 mg/ 20 mg
- Viêm đạn đặt trực tràng 20 mg
- Ống tiêm 20 mg/ml
- Gel 0,5%
– Chỉ định: Người bị đau, viêm khớp đau nhức dữ dội, không dùng cho người bị suy thận, xơ gan.
– Liều dùng (người lớn):
- Liều ban đầu: 20 mg/lần
- Liều duy trì: 10 – 30 mg/lần tùy theo chỉ định của bác sĩ
– Thuốc Piroxicam giá bao nhiêu, mua ở đâu?
Giá thuốc Piroxicam hiện nay được bán khoảng 275 đồng/viên. Các bạn nên chọn địa chỉ nhà thuốc lớn, uy tín để tránh mua phải thuốc giả, kém chất lượng.
Bên cạnh đó, để tăng hiệu quả điều trị, người bệnh nên sử dụng thêm các chế phẩm sinh học khác như Piascledine (chất triết tách không xà phòng hóa từ đậu nành và bơ), Chondroitin (sụn vi cá mập), Chế phẩm Omega – 3…
Những lưu ý khi sử dụng kháng sinh điều trị bệnh
Thuốc tây có ưu điểm giúp giảm đau nhanh chóng, tuy nhiên việc dùng không đúng liều lượng, không đủ hoặc quá liều sẽ khiến bệnh không tiến triển tốt mà còn gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng tới sức khỏe. Do vậy, người bệnh cần lưu ý:
- Không tự ý mua và sử dụng thuốc nếu không được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Khi uống kháng sinh, các bạn nên uống cùng với một cốc nước đầy và tăng cường uống nước hàng ngày để giúp đào thảo ra ngoài tốt.

- Các bạn không nên tự ý ngưng sử dụng thuốc nếu bác sĩ không cho phép, việc ngưng thuốc cần diễn ra từ từ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
- Ngoài việc tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần kết hợp với chế độ ăn dinh dưỡng, luyện tập phù hợp để hỗ trợ trị bệnh hiệu quả nhất.
- Trong quá trình điều trị bệnh nếu xuất hiện những tác dụng phụ nào trong nhiều ngày liên tiếp hoặc mức độ nghiêm trọng cần báo ngày với bác sĩ chuyên khoa để có hướng xử lý kịp thời.
Cách phân biệt thuốc chữa gai khớp đầu gối thật – giả để tránh
Dùng thuốc chữa bệnh gai khớp gối là cần thiết, song, người bệnh cần dùng thuốc đúng cách, không thể tùy tiện và đặc biệt là cần tránh sử dụng thuốc giả. Hiện nay, thuốc chữa gai khớp gối đã bị làm giả và bán tràn lan trên thị trường. Việc dùng nhầm thuốc giả có thể khiến khớp gối lâu khỏi, bị tàn phế và gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn khác.

Dưới đây là cách phân biệt thuốc chữa gai khớp gối thật – giả:
- Quan sát, kiểm tra thông tin thuốc ban đầu từ hóa đơn bán hàng, tem chống hàng giả, logo, bao bì, nội dung thông tin sản phẩm phải được ghi chi tiết, rõ ràng.
- Kiểm tra mã vạch sản phẩm thuốc. Thuốc giả thường không có mã vạch hoặc nếu có bạn nên kiểm tra qua hệ thống mã online.
- Mua thuốc tại những quầy thuốc bệnh viện hoặc cửa hàng uy tín để tránh mua phải hàng nhái.
Các loại thuốc chữa gai khớp gối đã được chúng tôi cung cấp thông tin trong bài viết trên. Mỗi loại thuốc đều có công dụng, hiệu quả riêng, người bệnh chớ nên dùng tùy tiện mà cần tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra các bạn có thể tham khảo tới việc sử dụng thuốc Nam hoặc Đông y nếu bệnh ở mức độ nhẹ, chưa nghiêm trọng.
Đọc ngay:
Là người bị gai khớp gối, bạn luôn cần nắm rõ 3 cách chữa dứt bệnh dưới đây
Bệnh gai khớp gối là gì? Biểu hiện, nguyên nhân và cách điều trị
Ngày đăng: 09/03/2020 - Cập nhật lúc: 11:03 Sáng , 25/08/2020
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!