Các loại thuốc chữa đau vai gáy cổ giúp cải thiện triệu chứng bệnh tốt nhất
Thuốc chữa đau vai gáy cổ được dùng nhiều cho người bệnh
Việc sử dụng thuốc tân dược giờ đây đã trở nên vô cùng quen thuộc, bất cứ bệnh nào khi đi khám tại các bệnh viện đều được kê toa sử dụng. Bệnh nhân đau vai gáy cũng không nằm ngoài nhóm đối tượng đó.
Hiện các loại thuốc chính được kê đơn cho bệnh nhân đau vai gáy cổ đó chính là thuốc giảm đau, kháng viêm, giãn cơ, giảm đau thần kinh… Để kê đơn thuốc phù hợp, bác sĩ sẽ căn cứ vào thể chất, các bệnh lý đi kèm như đau dạ dày, gan, thận… và giai đoạn nặng nhẹ của từng người bệnh.
Thuốc chữa đau vai gáy cổ loại giảm đau acetaminophen
Bệnh nhân đau vai gáy có thể dùng thuốc đau vai gáy paracetamol, Tylenol 8H để giảm các cơn đau nhức thông thường. Trong một số trường hợp có thể sử dụng chung với codein hay tramadol cho bệnh nhân đau mỏi vai gáy cổ để giúp cải thiện triệu chứng bệnh tốt nhất.
Thuốc trị đau vai gáy loại kháng viêm
Loại thuốc không thể thiếu trong phác đồ điều trị bệnh đau vai gáy đó chính là thuốc kháng viêm. Với tác dụng là hạn chế viêm sưng nên giúp ngăn chặn bệnh chuyển biến theo chiều hướng xấu, các thuốc chữa đau vai gáy cổ thường dùng là celecoxib, diclofenac, ibuprofen, aspirin…

Nhóm thuốc này dễ gây hại cho cơ quan tiêu hoá chính vì thế mọi người tuyệt đối tuân thủ việc dùng thuốc chữa đau nhức vai gáy cổ theo chỉ định, không tự ý mua về sử dụng.
Thuốc điều trị đau vai gáy loại giãn cơ
Thuốc giãn cơ dùng trong trường hợp đau cấp tính, bị co cứng, khó khăn khi cử động cổ gáy với các loại thuốc quen thuộc như myonal, mydocalm, diazepam… Thuốc sẽ giảm kích thích tế bào thần kinh, giảm áp lực của đĩa đệm.
Thuốc giảm đau thần kinh
Thuốc chữa đau vai gáy cổ giảm đau thần kinh preganalin (Lyrica, Synapain), gabapentin (neurontin), giúp cải thiện các triệu chứng đau vai gáy do sự chèn ép lên các rễ dây thần kinh. Chính vì thế đây là thuốc trị đau nửa đầu vai gáy, trị đau vai gáy cổ được kê đơn cho nhiều bệnh nhân.
Thuốc chống trầm cảm
Đây là loại thuốc được kê đơn cho bệnh nhân đau vai gáy gặp phải các triệu chứng mất ngủ, suy nhược thần kinh, đau thần kinh kéo dài. Loại thuốc được kê đơn thường là Amitriptylin (laroxyl); Dogmatil (Sulpirid).
Vitamin
Các loại vitamin B và E cũng được chỉ định sử dụng cho bệnh nhân đau vai gáy trong nhiều trường hợp. Mục đích sử dụng thuốc giảm đau vai gáy chính là bổ sung chất cần thiết để hỗ trợ trị bệnh cũng như tăng cường sức đề kháng cho người bệnh.

Khi sử dụng thuốc chữa đau vai gáy cổ, thuốc sẽ đi đến vùng bị đau nhức, làm tê liệt dây thần kinh từ đó khiến người bệnh hết cảm giác đau nhức cũng như không gặp phải triệu chứng bệnh trong thời gian. Chính điều này khiến người bệnh lầm tưởng là bệnh đã khỏi nhưng sau đó một thời gian các triệu chứng đau vai gáy lại tái phát.
Thực phẩm chức năng chữa đau vai gáy
Nhằm trị chứng sưng viêm, đau nhức, mỏi vai gáy, có một số loại thuốc và thực phẩm chức năng của Nhật Bản được khá nhiều người bệnh tin dùng.
Thuốc trị mỏi vai gáy Eisai
Được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Eisai có trụ sở tại Tokyo, Nhật Bản, sản phẩm thuốc trị đau mỏi vai gáy Eisai đã được Bộ Y tế Việt Nam kiểm nghiệm và cho phép lưu hành tại thị trường trong nước.
Thuốc có các thành phần chính là: Mecobalamin (vitamin B12), Hydrochloride fursultiamine (vitamin B1), Pyridoxine hydrochloride (vitamin B6), Axit axetic d-α-tocopherol (vitamin E), Axit folic.
Thuốc chữa đau vai gáy Akuteji SN
Một trong những ưu điểm của loại thuốc này là viên thuốc được bọc đường bên ngoài nên rất dễ uống.
Thành phần chính của thuốc bao gồm: Fursultiamine, Mecobalamin, Pyridoxal phosphat ester hydrat, d-α- tocopherol succinate este, Gamma – oryzanol, Axit folic.
Thực phẩm chức năng Arinamin EX Plus
Được biết tới là một trong những sản phẩm chữa đau vai gáy bán chạy nhất tại đất nước Nhật Bản, thực phẩm chức năng Arinamin EX Plus cũng được nhiều bệnh nhân Việt Nam tin dùng.

Thực phẩm chức năng này cũng chứa một số thành phần chính tốt cho sự hình thành và hoạt động của xương khớp như: Các loại vitamin nhóm B (B1, B6, B12), Fursultiamine Hydrochloride, Panca.
Thuốc bổ khớp Q&P Kowa
Với mục đích cải thiện tình trạng đau nhức, hiện tượng sưng viêm gây viêm đau khớp vai gáy, thuốc bổ khớp Q&P Kowa của Công ty Kowa của Nhật cũng là một sản phẩm được ưa chuộng.
Thành phần chính của loại thuốc này là chiết xuất từ thân cây và rễ cây Bowie có tác dụng chữa đau vai gáy hiệu quả.
Viên uống giảm đau Bufferin Premium
Bên cạnh tác dụng giảm đau vai gáy hiệu quả thì Bufferin Premium còn giúp giảm đau trong các trường hợp khác như: Đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, đau đầu hay hạ sốt.
Thuốc có các thành phần chính là: Buprofen, Cafein khan, Acetaminophen, Allylisopropyl acetylurea.
Thuốc Nam chữa đau vai gáy
Bên cạnh phương pháp chữa đau vai gáy bằng thuốc Tây hoặc thực phẩm chức năng, người bệnh còn có thể tìm hiểu và lựa chọn cách chữa vai gáy với các bài thuốc Nam.
Những bài thuốc Nam đã được ông bà ta đúc rút và áp dụng từ lâu nay nên công dụng phần nào đã được chứng minh trong thực tế. Tuy nhiên, khi điều trị bằng thuốc Nam, người bệnh cần kiên trì và nên biết rằng tác dụng của thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người.
Chữa đau vai gáy với rượu hạt gấc
Theo Đông y, hạt gấc ngâm rượu có tác dụng rất tốt với những ai mắc bệnh về xương khớp nói chung và vai gáy nói riêng.

Cách làm: Rửa sạch hạt gấc, nướng xém vỏ rồi để nguội, đập dập hạt và giã nhuyễn phần nhân, ngâm gấc với rượu từ 5-7 ngày là có thể dùng thành phẩm thu được để xoa bóp vùng vai gáy bị đau nhức.
Bài thuốc Nam chữa đau vai gáy với ngải cứu
Ngải cứu là vị thuốc khá quen thuộc trong các bài thuốc Nam. Để dùng ngải cứu chữa đau vai gáy, bạn thực hiện theo các bước sau:
- Rửa sạch ngải cứu, để ráo nước
- Trộn một chút muối trắng với ngải cứu rồi sao vàng
- Bỏ hỗn hợp vừa sao vào vải màn sạch và chườm trên vùng bị đau
Kết hợp cam, phèn chua và hành khô chữa đau vai gáy
Cách làm này còn khá lạ lẫm với nhiều người nhưng nó cũng đã được chia sẻ nhiều trên các trang mạng xã hội. Người bị đau vai gáy có thể tìm hiểu và làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Rửa sạch cam, cắt bỏ phần đầu
- Cho hành khô và phèn chua vào ruột cam rồi nướng
- Cắt quả cam vừa nướng và đắp lên vùng vai gáy bị đau nhức
Tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc chữa đau vai gáy
Theo PGS – TS.BS Lê Anh Thư – Trưởng khoa Cơ xương khớp BV Chợ Rẫy : “Việc sử dụng các loại thuốc giảm đau, chống viêm đóng vai trò quan trọng trong điều trị các bệnh xương khớp. Nhưng những loại thuốc này không phải sự lựa chọn lâu dài cho người bệnh, bởi thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ. Chính vì thế mà người bệnh phải sử dụng thuốc điều trị theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, tránh các chống chỉ định khi dùng thuốc”.
Dưới đây là tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc chữa đau vai gáy:
– Buồn nôn, nôn: Đây là một trong những tác dụng phụ thường gặp nhất khi sử dụng thuốc đặc biệt lá các loại thuốc chống viêm, giãn cơ…
– Nổi mề đay, mẩn đỏ: Dù đây là phản ứng hiếm gặp tuy nhiên không phải là không xảy ra. Do cơ địa người bệnh mẫn cảm với thành phần của một số loại thuốc chữa đau vai gáy cổ sẽ gây hiện tượng này.
– Biểu hiện đau nhức vai gáy gia tăng: đây có thể là tác dụng của thuốc chữa đau mỏi vai gáy đối với người mới sử dụng tuy nhiên nếu tình trạng đau nhức này vẫn kéo dài những ngày tiếp theo người bệnh cần phải lưu ý.

– Gây viêm loét dạ dày, ảnh hưởng chức năng gan, thận: Việc sử dụng thuốc trị đau nhức vai gáy quá thường xuyên khiến người bệnh dễ bị viêm loét dạ dày, khiến chức năng đào thải của gan, thận cũng bị suy giảm, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe.
Nếu gặp phải một trong những tác dụng phụ trên, người bệnh cần ngưng sử dụng thuốc và đến ngay các cơ sở chuyên khoe để được khám và hỗ trợ kịp thời.
Sử dụng thuốc chữa đau vai gáy cổ cũng giống như nhiều bệnh lý xương khớp khác. Nếu dùng thuốc không đúng liều lượng, không theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhiều khả năng người bệnh sẽ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn. Do đó, để đảm bảo hãy tái khám định kỳ để sớm điều chỉnh loại thuốc thuốc trị đau cổ vai gáy cho phù hợp.
Có thể bạn chưa biết: 3 cách chữa đau vai gáy hiệu quả cao đang được áp dụng nhiều nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!