Thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền được nhìn nhận như thế nào?
Bài nên đọc:
>> Chuyên gia giải đáp: Thoái hóa khớp gối có chữa được không?
>> Thoái hóa khớp gối có nguy hiểm không và cách phòng bệnh từ sớm
Nhìn nhận thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền cho biết, thoái hóa khớp gối nằm trong chứng Tý và Tích bối thống. Giải thích chứng này tức là việc lưu thông của máu và oxy không đủ nuôi dưỡng các khớp, nhất là khớp gối dẫn đến sức đề kháng yếu và gây bệnh. Biểu hiện của bệnh thoái hóa khớp gối theo Y học cổ truyền là:
Theo Y học cổ truyền, thoái hóa khớp gối nằm trong chứng Tý và Tích bối thống
Với chứng Tý: Thoái hóa khớp gối có biểu hiện như sau:
– Đau mỏi khớp vào ban đêm, lúc sáng sớm mới ngủ dậy, khi gặp trời mưa, thời tiết ẩm thấp, khô hanh. Cơn đau dữ dội hơn khi vận động.
– Mỏi toàn thân, nhất là phần thắt lưng, khí huyết hư, mạch trầm tế, ù tai, tiều tiện nhiều.
Với chứng Tích bối thống: Biểu hiện của bệnh như sau:
– Xuất hiện cơn đau ở vùng lưng vì là nơi qua của mạch Đốc và kinh Túc Thái dương. Nguyên nhân có thể do Phong hàn hay Hàn Tà Nhân.
– Các cơn đau này khiến người bệnh không đứng thẳng, thậm chí là không ưỡn thẳng người được. Ngoài ra, người bệnh có cảm giác lạnh sống lưng, tiểu nhiều, bắp đùi và chân yếu, đau mảng lưng lan sang vai gáy.
Chữa thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền
Y học cổ truyền cho rằng, để chữa thoái hóa khớp gối đạt hiệu quả nhất cần phải phối hợp nhiều biện pháp với nhau như dùng thuốc và áp dụng vật lý trị liệu. Ngoài ra, chế độ ăn uống và chế độ nghỉ ngơi cũng rất quan trọng.
Đông y không có thuốc chữa thoái hóa khớp gối mà chủ yếu là điều trị phục hồi chức năng xương khớp. Mục đích là giúp người bệnh giảm các cơn đau và duy trì sự vận động của khớp.
Thoái hóa khớp háng có thể điều trị bằng Đông y
Với mỗi mức độ bệnh mà thầy thuốc sẽ đưa những biện pháp điều trị khác nhau. Các bài thuốc trị thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền chủ yếu là để lưu thông khí huyết, bổ can thận, bồi bổ khí huyết, giúp mạnh gân cốt giảm đau và chống sự tái phát của bệnh.
Bài thuốc chữa bệnh theo y học cổ truyền
Bài thuốc chữa thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền gồm nhiều bài thuốc khác nhau, trong đó phổ biến nhất là bài thuốc Độc hoạt hổ tang ký sinh thang và PT5 là hai bài thuốc được áp dụng phổ biến nhất.
Bài thuốc Độc hoạt tang ký sinh thang
Bài thuốc này gồm các vị thuốc như: Độc hoạt, sinh địa, đảng sâm, đương quy, ngưu tất, đỗ trọng (mỗi loại 12gr), tế tân, quế chi (4gr), phòng phong, phục linh bạch thược (mỗi loại 10gr), tang ký sinh (16gr), xuyên khung, tần giao (mỗi loại 8gr).
Bài thuốc PT5
Bài thuốc gồm: Lá lốt, thiên niên kiện (mỗi lọa 10gr), hà thủ ô, cây trinh nữ, sinh địa (mỗi loại 12gr), cỏ xước, thổ phục linh (mỗi loại 16gr), quế chi (8gr).
Biện pháp vật lý trị liệu
Song song với việc dùng các bài thuốc trên thì điều trị thoái hóa khớp gối theo y học cổ truyền còn được kết hợp với các bài vật lý trị liệu. Châm cứu là biện pháp được áp dụng nhiều nhất nhằm giảm đau, tăng cường khí huyết và nuôi dưỡng các khớp,…
Hoặc có thể áp dụng vật lý trị liệu để điều trị bệnh
Các huyệt thường chọn để châm cứu như: Độc tỵ, hạc đỉnh, âm lăng tuyền… giúp điều trị gốc của bệnh và ngăn ngừa tái phát. Kết hợp với bổ khí huyết, bổ can thận bằng việc châm bổ các huyệt can du, dương lăng tuyền, huyết hải, thận du,…
Ngoài ra, điện phân cũng là biện pháp vật lý trị liệu nhằm giảm đau và tăng dưỡng chất nuôi sụn khớp, tránh trường hợp teo cơ. Châm cứu tiến hành ít nhất 1 ngày 1 lần và thời gian tiến hành trong khoảng 10 – 20 ngày.
Trên đây là cách nhìn nhận về thoái hóa khớp háng theo y học cổ truyền và biện pháp điều trị. Những biện pháp này đều mang lại hiệu quả rất tốt và an toàn vì thế người bệnh có thể áp dụng để chữa bệnh.
Bạn đã biết: Đập tan cơn đau khớp nhờ cách điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả sau đây
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!