Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Thoái hóa cột sống thắt lưng là một trong những bệnh về xương khớp khá phổ biến. Đây là bệnh mãn tính tiến triển nặng theo thời gian nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách. Mặc dù bạn sẽ chẳng bao giờ chết vì mấy căn bệnh xương khớp phổ biến này nhưng bạn có nguy cơ sẽ phải đối mặt với tình trạng nằm cả đời trên giường bệnh, sẽ không thể di chuyển do biến chứng của bệnh gây ra. Chính vì vậy những thông tin quan trọng về bệnh học thoái hóa cột sống thắt lưng sau đây, chúng ta cần phải nắm được.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì? Đối tượng nào dễ mắc phải

Bệnh thoái hóa cột sống vùng thắt lưng như chúng ta đã chỉ ở trên, đó là bệnh lý mãn tính về xương khớp, phát triển một cách âm thầm, từ từ. Căn bệnh này sẽ gây ra các cơn đau nhức, hạn chế sự vận động và hạn chế khả năng đi lại của người bệnh nếu không được điều trị kịp thời.

Người già xương yếu nên dễ bị thoái hóa cột sống thắt lưng
Người già xương yếu nên dễ bị thoái hóa cột sống thắt lưng

Bệnh thoái hóa cột sống lưng thường gặp ở những đối tượng như:

  • Người già do xương khớp yếu dần theo thời gian.
  • Những người làm việc tại văn phòng do ngồi nhiều.
  • Người dân lao động thường xuyên bê vác nặng, quá sức.
  • Đối tượng bị tai nạn do lao động, chơi thể thao,…
  • Người lười vận động.
  • Phụ nữ có nguy cơ thoái hóa cột sống lưng hơn nam giới.

Nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng?

Có rất nhiều nguyên nhân hình thành lên bệnh và một số nguyên nhân phổ biến sau đây, mọi người cần phải biết để có thể ngăn ngừa, phòng tránh.

Xương khớp thoái hóa do tuổi tác

Vấn để tuổi tác là vấn đề đầu tiên, vấn đề quan trọng mà chúng ta không thể không nhắc đến đối với các bệnh lý về xương khớp. Người già bị đau nhức xương khớp đó là điều đương nhiên. Tuổi càng cao sức khỏe càng yếu, xương khớp không còn được chắc khỏe dẻo dai. Các sụn khớp, dây chằng, bao xơ, đĩa đệm… càng ngày càng hư tổn và dẫn đến các bệnh lý quen thuộc như thoái hóa cột sống, thoát vị, viêm khớp, thoái hóa khớp…

Thừa cân, béo phì

Hệ xương cột sống chính là chiếc trụ quan trọng của cơ thể, chỉ khi hệ xương cột sống này còn chắc khỏe và dẻo dai bạn mới có thể đứng thẳng, đi lại và chạy nhảy một cách dễ dàng.

Với những người bị thừa cân béo phì, trọng lượng của cơ thể quá lớn, vượt mức cho phép từ đó khiến hệ xương cột sống phải làm việc vất vả hơn, nó phải gồng lên để chống đỡ tuy nhiên nó cũng chỉ chống đỡ được trong một thời gian ngắn mà thôi.

Thừa cân là một nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng
Thừa cân là một nguyên nhân gây thoái hóa cột sống thắt lưng

Những ai đang bị thừa cân béo phì, bạn không chỉ là đối tượng dễ mắc các bệnh về tim mạch hay huyết áp, tiểu đường mà bạn còn là đối tượng có khả năng cao mắc bệnh về xương khớp tiêu biểu như thoái hóa cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng, thoái hóa khớp gối….

Tính chất công việc

Các đối tượng phải làm các công việc chân tay, khuân vác hàng hóa hay các đối tượng ngồi nhiều, ngồi sai tư thế như nhân viên văn phòng, tài xế …rất có khả năng mắc bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng rất cao.

Nguyên nhân thoái hóa cột sống thắt lưng do bẩm sinh

Không ít người khi sinh ra đã không được may mắn như những người khác, họ mắc các vấn đề về xương cột sống như gù, vẹo cột sống ….

Do chấn thương

Các chấn thương cột sống như tai nạn trong lúc đi đường, tai nạn do làm việc hay tai nạn khi chơi thể thao… có thể làm thay đổi hình dạng cũng như thay đổi chức năng của cột sống. Do đó dù là tai nạn nhẹ, chấn thương nhẹ vùng cột sống thắt lưng bạn cũng vẫn phải đến bệnh viện chụp chiếu và kiểm tra rõ ràng.

Nguyên nhân gây bệnh do chấn thương khi luyện tập
Nguyên nhân gây bệnh do chấn thương khi luyện tập

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác gây thoái hóa cột sống thắt lưng như:

  • Thói quen ăn uống.
  • Do di truyền.
  • Lười vận động hoặc vận động quá sức.
  • Thói quen sử dụng rượu, bia, thuốc lá.

Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng

Để chẩn đoán được chính xác căn bệnh thoái hóa đốt sống thắt lưng, người bệnh có thể dựa vào một số các triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng.

Triệu chứng lâm sàng

Một số các triệu chứng bệnh dễ nhận biết sau đây, bạn cần phải biết. Phát hiện các triệu chứng này càng sớm, chủ động chữa sớm, việc đẩy lùi sẽ càng dễ dàng hơn.

Thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra những cơn đau nhức khó chịu
Thoái hóa cột sống thắt lưng gây ra những cơn đau nhức khó chịu
  • Các cơn đau nhức vùng cột sống thắt lưng càng ngày càng rõ ràng hơn. Cơn đau mỏi, nhức buốt lưng kéo dài đặc biệt mỗi khi vận động mạnh là cơn đau lại gia tăng.
  • Bệnh nhân bị mỏi lưng, cứng lưng khi nằm hay ngồi nhiều
  • Cơn đau liên tục tái phát vào ban đêm và khi thời tiết lạnh giá, thời tiết thay đổi đột ngột cơn đau lại tăng nặng, bệnh nhân có xu hướng mất ngủ kéo dài từ đó làm suy nhược cơ thể và tinh thần.

Triệu chứng cận lâm sàng

Bên trên là một số các biểu hiện thoái hóa cột sống thắt lưng dễ nhận biết, tuy nhiên bên cạnh đó, bạn nên đến bệnh viện chụp chiếu và kiểm tra thêm để bác sĩ có thể đưa ra được kết quả rõ ràng và chính xác hơn về tình trạng bệnh. Các phương pháp chụp chiếu cần thiết, bắt buộc phải làm như chụp Xquang, chụp CT cắt lớp hoặc chụp MRI…

Thoái hóa cột sống lưng có nguy hiểm không?

Thoái hóa cột sống lưng là một trong những bệnh xương khớp gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh.

Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm
Thoái hóa cột sống thắt lưng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Tình trạng này kéo dài sẽ gây ra các hậu quả như:

  • Đau nhức mệt mỏi: Do sụn và khớp xương ở cột sống lưng tổn thương sẽ gây ra hiện tượng đau nhức khó chịu. Cơn đau có khi âm ỉ, lúc lại dữ đội khiến người bệnh không thể tập trung làm được việc gì.
  • Chèn ép dễ thần kinh: Theo bác sĩ chuyên khoa xương khớp, thoái hóa cột sống có kèm theo hiện tượng đau thần kinh tọa sẽ gây ra hiện tượng chèn ép lên các dây thần kinh khiến người bệnh bị suy giảm khả năng vận động.
  • Chèn ép tủy ở lưng: Đây cũng là một trong những biến chứng thường gặp nếu người bệnh thoái hóa cột sống ở mức độ nặng nhưng không được điều trị dứt điểm.
  • Gây thoái vị đĩa đệm: Thoái hóa cột sống kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ tiến triển biến chứng sang bệnh thoát vị đĩa đệm làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
  • Bại liệt: Người bệnh thoái hóa cột sống cần chủ động điều trị bệnh sớm vì nếu kéo dài có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng là bại liệt hoàn toàn.

Phương pháp điều trị bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng

Tùy vào từng tình trạng bệnh và sức khỏe hiện tại, người bệnh sẽ được áp dụng một trong các phương pháp sau hoặc kết hợp cả 3 để có được kết quả tốt nhất. Dưới đây là một số phương pháp đang được áp dụng phổ biến hiện nay:

Áp dụng theo phương pháp Tây y

Người bệnh sẽ được thăm khám, làm các xét nghiệm cần thiết rồi bác sĩ sẽ chuẩn đoán hình ảnh thoái hóa cột sống thắt lưng X-quang từ đó xác định mức độ bệnh để có phương pháp điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa.

  • Sử dụng thuốc: Một số loại kháng sinh thường sử dụng để điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng như Paracetamol, Aspirin, Diclofenac, Brexin, Mydocalm, myonal,…Các loại thuốc này sẽ đem lại kết quả nhanh chóng, bạn sẽ thấy cơn đau giảm thiểu nhanh. Tuy nhiên nó có thể gây ra những tác dụng phụ gây viêm loét dạ dày, làm giảm chức năng gan, thận, xuất huyết đường tiêu hóa…

XEM THÊM: Xương khớp Đỗ Minh – Giải pháp VÀNG cho người bệnh thoái hóa cột sống

Sử dụng kháng sinh điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng
Sử dụng kháng sinh điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng
  • Phẫu thuật: Đây là phương pháp chữa bệnh tiên tiến của y học hiện đại và thường chỉ áp dụng đối với trường hợp người bệnh nặng. Phẫu thuật chữa thoái hóa cột sống gồm các liệu pháp như mổ hở, mổ bằng tia laser, phẫu thuật bắt vít qua da,…

Trị bệnh xương khớp theo Đông y

Đông y là cách trị bệnh được đánh giá là mang lại công dụng tốt mà không gây ra các tác dụng phụ như dùng khác sinh và chi phí rẻ, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên mức độ hiệu quả sẽ phụ thuộc vào cơ địa ở từng người. Trong Đông y có hai phương pháp chính là:

  • Thuốc sắc: Các thang thuốc Đông y đều là những nguyên liệu từ thảo dược thiên nhiên dưới dạng tươi hoặc khô cực kỳ lành tính, an toàn cho người sử dụng, không gây phản ứng phụ vì thế bệnh nhân không cần phải lo lắng dù phải dùng thuốc trong thời gian dài. Một số vị thuốc như Hương nhu tía, Bí kỳ nam, Sâm ngọc linh, Đại hồi, Địa liền, Quế chi,…
  • Châm cứu, bấm huyệt: Đây là liệu pháp chữa bệnh trong y học cổ truyền không cần sử dụng tới thuốc. Châm cứu là cách sử dụng kim châm chuyên dụng để châm vào các vị huyệt. Còn bấm huyệt, bác sĩ sẽ dùng ngón tay tác động lên huyệt, gân khớp của người bệnh. Các phương pháp này nhằm mục đích thông kinh hoạt lạc, phù chính khử tà, chống viêm, giảm đau điều trị bệnh hiệu quả.

Chi tiết xem tại đây:

Người bệnh lưu ý cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị thoái hóa cột sống nhanh nhất và không tái phát trở lại.

Mẹo dân gian chữa bệnh

Đây là phương pháp điều trị bệnh theo kinh nghiệm truyền miệng của cha ông. Các chữa bệnh này thường được nhiều người áp dụng vì nó thực hiện khá đơn giản, không mất thời gian tới bệnh viện mà chi phí lại rất thấp. Một số mẹo dân gian như:

  • Chườm lá ngải cứu rang lên cột sống lưng.
  • Xoa bóp cột sống lưng bằng rượu hạt gấc.
  • Lá mật gấu xay nhiễn với bia rồi uống hàng ngày.
  • Ăn đậu đen hấp trái dừa.
Ăn đậu đen hấp trái dừa chữa thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả
Ăn đậu đen hấp trái dừa chữa thoái hóa cột sống thắt lưng hiệu quả

Cách chữa này tuy đơn giản, tuy nhiên vì là thuốc dân gian,  do vậy không phải đối tượng nào cũng đạt hiệu quả tốt nhất. Ngoài ra, trong một số thảo dược vẫn còn chứa dược tính nếu người dùng không có kiến thức chuyên môn sẽ khó có thể sử dụng đúng để đạt công dụng như mong muốn.

Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị thoái hóa cột sống

Thoái hóa cột sống là bệnh xương khớp không chỉ gây ra nhiều cơn đau nhức ảnh hưởng tới sinh hoạt mà bệnh nặng có thể dẫn tới biến chứng không tốt cho sức khỏe. Bởi vậy, các bạn nên chủ động phòng tránh và hỗ trợ điều trị bệnh bằng các cách như:

  • Không nên ngồi một chỗ quá lâu, tránh mang vác nặng quá sức và đứng lâu một chỗ.
  • Nhân viên văn phòng có thể tận dụng giờ giải lao thực hiện các bài tập nhẹ nhàng từ 5 – 10 phút giúp thư giãn cột sống cổ, thắt lưng.
  • Xây dựng chế độ ăn khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn nhiều rau xanh và uống sữa để cùng cấp canxi và vitamin,…
  • Tránh sử dụng rượu bia, thuốc lá và hạn chế thức khuya.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục, thể thao như bơi lội, đi bộ, thể dục dưỡng sinh,… giúp cho xương khớp dẻo dai, chắc khỏe.
  • Cần đến ngay cơ sở y tế thăm khám khi thấy các triệu chứng bất thường.

Trên đây là một vài thông tin quan trọng cần biết về căn bệnh thoái hóa cột sống thắt lưng mà mọi người cần nắm được. Hãy chú ý đến bệnh viện khám sức khỏe định kỳ, lựa chọn phương pháp chữa trị phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất nhé.

Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo