Thận hư là một trong những căn bệnh nguy hiểm, có thể tái phát nhiều lần và gây ra các biến chứng nếu người bệnh không có phương pháp điều trị chính xác. Vậy đâu là nguyên nhân, dấu hiệu và cách chữa bệnh an toàn, không tái phát? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp các thông tin quan trọng để độc giả tìm được phương pháp điều trị hiệu quả.

    Định nghĩa thận hư

    Thận hư là tập hợp của các tình trạng: nước tiểu có protein, giảm protein trong máu, tăng cholesterol, phù nề, nước tiểu chứa mỡ có thể thấy được dưới kính hiển vi. Bệnh có thể hình thành từ sự phá hủy các mạch máu nhỏ trong thận (nhiệm vụ lọc chất thải) và sự dư thừa nước trong máu.

    Thận hư có thể xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên có khoảng 90% số trường hợp mắc bệnh ở tuổi dưới 16. Hội chứng thận hư trẻ em là hội chứng nguyên phát, trong khi đó ở người trưởng thành đa số sẽ là hội chứng thứ phát.

    Cả nam và nữ đều có thận âm và thận dương, khi cơ thể cân bằng âm – dương thì sức khỏe sẽ ổn định và chống lại bệnh tật. Tuy nhiên một trong hai bộ phận này bị tổn hại sẽ dẫn đến tình trạng suy giảm tinh lực.

    Thận hư là bệnh lý có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi

    Thể thận âm hư

    Thận âm làm chủ về vật chất, dinh dưỡng, giữ nhiệm vụ giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, có đủ âm khí để tăng độ cương cứng. Vì vậy thận âm hư là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng suy giảm nhu cầu sinh lý hoặc vẫn còn ham muốn nhưng khó giao hợp.

    Nguyên nhân gây thận âm hư có thể do ngũ tâm phiền nhiệt, âm dịch ở thận không đủ hoặc bị khô, hỏa can ở thận, phù dương bốc lên. Thận âm hư ở nữ giới làm cơ thể mệt mỏi, thở yếu, ăn uống kém, cảm giác nhạt miệng, đau mỏi ở lưng và đầu gối,… Trong khi thận âm hư ở nam giới gây mộng tinh, di tinh, hoạt tinh, tinh lực và chất lượng tinh trùng kém, thường xuyên đau đầu, cáu gắt, tính tình bất ổn.

    Thể thận dương hư

    Thận dương chủ về tinh thần, giúp con người khỏe mạnh, có ham muốn cao và hoạt động linh hoạt hơn. Thận dương hư sẽ làm giảm tác dụng sưởi ấm dẫn đến thủy thấp thịnh ở bên trong, cơ năng suy nhược, cơ thể mệt mỏi, mọi hoạt động trở nên chậm chạp.

    Nguyên nhân gây thận hư

    Nguyên nhân gây thận hư do người bệnh nhiễm hóa chất, ký sinh trùng, nhiễm độc bệnh tự miễn khi mang thai. Ngoài ra có thể do mắc một số bệnh mãn tính như tiểu đường, lupus, viêm gan, bệnh cầu thận. 

    Bên cạnh đó các yếu tố sau cũng là nguyên nhân hàng đầu gây thận hư:

    • Dùng thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau trong thời gian dài

    Thuốc vào cơ thể sẽ chuyển hóa ở gan và bài tiết qua thận, vì vậy hai cơ quan này đều bị ảnh hưởng không nhỏ, đặc biệt là với các bệnh dùng thuốc lâu ngày. Những người mắc bệnh lý về thận như viêm tiểu cầu thận, viêm thận mãn tính nếu dùng thuốc quá lâu sẽ gây ra biến chứng nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

    • Chế độ dinh dưỡng không hợp lý

    Khi ăn nhiều thịt hoặc các chế phẩm từ thịt, cơ quan này phải chịu gánh nặng lớn và bị tổn thương. Ngoài ra việc hấp thu quá nhiều muối làm gia tăng áp lực đối với thận, làm tăng huyết áp và khiến máu của thận khó lưu thông. Vì vậy nên có chế độ dinh dưỡng khoa học để bảo vệ tốt nhà máy xử lý nước thải bên trong cơ thể.

    • Uống quá ít nước

    Cơ thể không được bổ sung đủ lượng nước cần thiết khiến nước tiểu bị suy giảm. Tình trạng này làm thận không đủ khả năng lọc các chất thải ra khỏi cơ thể, độc tố tích tụ lâu ngày gây ra nhiều bệnh lý có hại cho sức khỏe.

    Các thói quen như nhịn tiểu, thức khuya, nghỉ ngơi không đúng quy luật cũng làm tiêu hao một lượng máu lớn làm tinh thần mệt mỏi, tổn thương thận âm và thận tinh bị thiếu hụt.

    Uống quá ít nước dễ gây hư thận

    Đối tượng bị thận hư

    Những người được xác định dễ có nguy cơ bị thận hư nhất gồm có:

    • Những người mắc bệnh đái tháo đường, amyloidosis, lupus,...
    • Người mắc bệnh viêm gan B, viêm gan C, HIV, sốt rét hoặc một số bệnh lý nhiễm trùng khác.
    • Các trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh hoặc chống viêm không steroid trong thời gian dài.
    • Một số bệnh lý ung thư.
    • Người từ 65 tuổi trở lên.
    • Người gặp các bệnh lý nền như: tắc nghẽn động mạch, đái tháo đường, huyết áp, tim mạch, gan, nồng độ cholesterol trong máu cao, mắc các bệnh nhiễm trùng,...
    • Người có lối sống thiếu khoa học: Hút thuốc, sử dụng chất kích thích, béo phì,...

    Triệu chứng thận hư

    Khi mắc hội chứng thận hư, người bệnh có thể gặp phải một loạt các tình trạng như:

    Ho hen

    Thận có chức năng nạp khí nên khi bị hen suyễn bệnh nhân sẽ có cảm giác thở ra nhiều hơn hít vào. Tình trạng này khiến bạn thấy khó thở và ngạt thở trong khoảnh khắc ngắn, gần giống như bị hụt hơi.

    Đau vùng thắt lưng

    Hội chứng thận hư có thể được chia làm hai loại là thận hư bẩm sinh và thận hư thương tổn. Nếu là bệnh lý bẩm sinh, người bệnh có thể thấy đau nhẹ ở gót chân, eo lưng và gặp khó khăn khi cúi người hoặc thực hiện các tư thế uốn cong lưng.

    Thận hư thương tổn do cơ thể bị tổn thương quá nặng hoặc người bệnh làm việc lâu dài trong một tư thế nhưng không thay đổi, theo thời gian làm hỏng khí trong thận.

    Chân tay lạnh giá

    Người bị thận hư bị lạnh ở tay, chân, vùng khuỷu tay, đầu gối và rất sợ lạnh. 

    Tần suất đi tiểu nhiều

    Đi tiểu nhiều vào ban đêm hoặc lượng nước tiểu vượt quá 1/4 lượng nước tiểu bình thường trong ngày, nhưng nguyên nhân không phải do uống nhiều nước.

    Ù tai và chóng mặt

    Thận hư khiến người bệnh bị chóng mặt, hoa mắt, ù tai, thậm chí cảm thấy buồn nôn và ói mửa.

    Người bệnh đi tiểu rất nhiều

    Biến chứng thận hư

    Hội chứng thận hư sẽ gây ra vô số vấn đề về sức khỏe nếu người bệnh thờ ơ và không điều trị kịp thời. Cụ thể:

    • Sưng phù

    Giảm protein máu làm suy giảm sức kéo và sự giữ nước từ các mô kẽ vào trong mạch, gây ứ nước ở mô kẽ từ đó dẫn đến phù nề. Ở giai đoạn đầu, bệnh nhân chỉ phù nề quanh vùng mắt và sưng mắt cá chân, về sau khi nước tích trữ nhiều có thể lan rộng ra toàn thân khiến bụng trướng, da sưng, cơ thể mệt mỏi, sụt cân nhanh chóng.

    • Nhiễm trùng

    Một số loại protein đóng vai trò tương tự như kháng thể, giúp cơ thể chống lại viêm nhiễm. Tuy nhiên nếu cơ thể mất các protein này, người bệnh dễ bị nhiễm trùng, cơ thể mệt mỏi, ốm yếu, ăn không ngon miệng.

    • Cục máu đông

    Trong quá trình đào thải chất cặn, cơ thể vô tình loại bỏ các protein quan trọng để ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Điều này làm gia tăng nguy cơ gây máu đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe tim mạch.

    Chẩn đoán thận hư

    Có rất nhiều phương pháp chẩn đoán hội chứng thận hư ở người bệnh. Cụ thể, các bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm máu và nước tiểu, thăm khám lâm sàng.

    Thăm khám lâm sàng

    Bác sĩ có thể thông qua những triệu chứng lâm sàng của người bệnh để xác định xem người bệnh có bị chứng thận hư hay không. Cụ thể như sau:

    • Phù: Cơ thể, tay chân bị phù là dấu hiệu điển hình cho thấy người bệnh mắc chứng thận yếu. Hiện tượng phù toàn thân ở người bệnh tiến triển nhanh và nghiêm trọng, có thể tràn dịch qua màng phổi, màng bụng, màng tinh hoàn hoặc màng tim, nghiêm trọng hơn có thể gây phù não. Dịch phù có đặc điểm là dịch không màu, dễ thấm, nồng độ trong máu albumin thấp. Cơ thể của người bệnh có thể tăng lên thêm 10kg.
    • Tiểu ít: Người bệnh rất ít khi đi tiểu, lượng nước tiểu dưới 500ml/ngày.
    • Triệu chứng toàn thân: Cơ thể xanh xao, mệt mỏi, kém ăn, đau khớp, ban đỏ, xuất huyết thể chấm ở hai cẳng chân, đau khớp,...

    Xét nghiệm máu và nước tiểu

    Sau khi chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu và nước tiểu để nhằm xác định được chính xác mức độ nặng nhẹ của bệnh. Các xét nghiệm bao gồm:

    Xét nghiệm nước tiểu: Xét nghiệm nước tiểu cần chú ý các chỉ số như:

    • Protein niệu ³3,5g/24giờ hoặc lên đến 20 – 30g/24giờ. Điện di phân tích các thành phần trong nước tiểu sẽ thấy các albumin, globulin chiếm một lượng rất nhỏ, chỉ khoảng 20%.
    • Trong nước tiểu có các thể mỡ như trụ mỡ và thể lưỡng chiết quang. Thể lưỡng chiết quang này chính là cholesterol ester.
    • Bạch cầu trong nước tiểu cao, trong nước tiểu không có dấu hiệu nhiễm khuẩn.

    Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu để xác định các chỉ số bao gồm:

    • Protein toàn phần trong máu giảm xuống dưới 60g/l, thậm chí là dưới 40g/l.
    • Nồng độ albumin máu giảm xuống dưới 30g/l, có thể thấp hơn 20g/l.
    • Tỉ lệ Albumin/globulin < 1.
    • Nồng độ a2 globulin tăng cao >12%.
    • Nồng độ gamma globulin ở mức trung bình hoặc thấp. Trường hợp bệnh nhân bị thận hư do viêm cầu thận lupus, nồng độ gamma globulin sẽ tăng.
    • Lipid máu toàn phần tăng, các chỉ số phospholipid, cholesterol, triglyxerid cũng tăng theo. Cholesterol > 6,5 mmol/l, nghiêm trọng hơn có thể lên tới > 15 mmol/l.
    • Nồng độ natri trong máu thấp và loãng nhưng tổng lượng natri trong cơ thể lại tăng.
    • Nồng độ kali và canxi trong máu thấp. Trường hợp người bệnh sử dụng thuốc lợi tiểu kết hợp với corticoid có thể làm giảm nghiêm trọng lượng kali trong máu.
    • Mất cân bằng tỉ lệ giữa globulin và albumin làm tăng tốc độ lắng máu.
    • Mức độ lọc cầu thận giảm chứng tỏ người bệnh bị suy thận, thường là suy thận chức năng có phục hồi.

    Cần thực hiện xét nghiệm nước tiểu

    Chẩn đoán thông qua biến chứng

    Ở giai đoạn nghiêm trọng, người bệnh thường xuất hiện những chẩn đoán như sau:

    • Nhiễm khuẩn bao gồm: Viêm mô tế bào, viêm phúc mạc.
    • Tắc mạch bao gồm: Tắc tĩnh mạch thận cấp tính hoặc mạn tính, tắc tĩnh mạch và động mạch ngoại vi, tắc mạch phổi.
    • Rối loạn điện giải.
    • Suy thận cấp.
    • Suy thận mạn tính.
    • Suy dinh dưỡng.

    Tiêu chuẩn chẩn đoán HCTH của bác sĩ

    Các bác sĩ chuyên khoa sẽ chẩn đoán hội chứng thận hư dựa vào các dấu hiệu sau:

    • Cơ thể bị phù.
    • Nồng độ protein trong máu giảm xuống < 60g/l.
    • Nồng độ albumin trong máu giảm < 30g/l.
    • Nồng độ Lipid trong máu tăng.
    • Lượng protein trong nước tiểu ³3,5g/24giờ.

    Nếu người bệnh sau khi xét nghiệm máu và nước tiểu có những chỉ số trên thì được chẩn đoán là mắc phải hội chứng thận hư. Một số trường hợp ở giai đoạn sớm, chỉ thấy lượng protein trong nước tiểu cao ³3,5g/24 giờ, trong khi đó nồng độ protein máu chưa giảm xuống <60g/l. Trường hợp này, các nhà khoa chọc sẽ sử dụng thuật ngữ “protein niệu ở mức thận hư”.

    Điều trị thận hư

    Hiện nay thận hư có thể được điều trị bằng thuốc tây y hoặc thuốc đông y tùy theo tình trạng bệnh lý của mỗi người.

    Tây y điều trị thận hư

    Sau khi xét nghiệm và chẩn đoán, bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý để chỉ định các đơn thuốc sau:

    • Thuốc ức chế quá trình miễn dịch: Cyclophosphamide hoặc prednisone nhằm loại bỏ tình trạng viêm nhiễm ở cầu thận.
    • Thuốc lợi tiểu: Nhóm thuốc thiazid hoặc furosemid giúp giảm tình trạng sưng phù
    • Thuốc tăng cường miễn dịch: Bệnh nhân phải sử dụng cyclophosphamide hoặc prednisone, bác sĩ có thể kể thêm levamisol để củng cố hệ miễn dịch cho cơ thể.
    • Thuốc chống tụ – đông máu: Với các biệt dược thuốc nhóm warfarin, fluindione, acenocoumarol.
    • Thuốc ức chế men chuyển (ACE): Gồm zestril renitec, coversyl,.. được chỉ định trong trường hợp tăng huyết áp hoặc thận hư có nồng độ protein niệu cao.
    • Thuốc giảm nồng độ cholesterol: Gồm resin axit mật, statin, một số nhóm thuốc ức chế hấp thụ cholesterol.

    Nhóm thuốc tây trị thận hư được sử dụng trong 6 – 12 tháng. Tuy nhiên việc nạp nhiều hóa chất trong thời gian dài có thể ảnh hưởng ít nhiều tới chức năng của gan, dạ dày và tuyến tụy.

    Ngoài ra người bệnh có thể gặp phải hội chứng thận hư kháng corticoid, xảy ra sau 4 tuần điều trị bằng prednisone và sau 3 lần truyền methylprednisolone nhưng bệnh không thuyên giảm.

    Các loại thuốc phù hợp sẽ được sử dụng cho bệnh nhân

    Thuốc Đông y

    Theo quan niệm của Đông y, thận hư do sự suy giảm khả năng chủ thủy, thận tinh yếu, thận khí hao tổn, thận âm và thận dương bất hòa. Từ đó, các lương y đã chỉ ra nguyên lý trị bệnh gồm 4 mục tiêu: bổ thận âm, dưỡng thận dương, điều hòa thận tinh và khôi phục thận khí.

    Các bài thuốc tập đem đến tác dụng lâu dài và toàn diện. Các dược liệu như tơ hồng xanh, cỏ xước, xích đồng, dây đau xương có tác dụng bồi bổ và phục hồi chức năng của tạng thận, tăng cường sức đề kháng, điều hòa tiểu tiện, kích thích đào thải độc tố, ổn định huyết áp, giảm protein niệu, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu.

    Phòng tránh thận hư

    Để phòng tránh bệnh thận hư, người bệnh nên áp dụng những phương pháp sau:

    Thay đổi lối sống:

    • Ổn định chỉ số huyết áp được chỉ định ở mức 140/90 mm Hg.
    • Kiểm soát nồng độ đường và cholesterol trong máu.
    • Tập thể dục thường xuyên, giữ cho cơ thể luôn khỏe khoắn, cân nặng lý tưởng.
    • Tránh lao động nặng nhọc.

    Thay đổi chế độ ăn uống:

    • Có chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh: Không sử dụng rượu bia, hút thuốc, ăn ít thịt, muối, giảm mỡ và tăng cường chất xơ, vitamin trong rau củ.
    • Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước 1 ngày, bổ sung nhiều hơn trong những ngày phải vận động nhiều hoặc ra mồ hôi.

    Nếu người bệnh phát hiện triệu chứng sớm có thể rút ngắn thời gian điều trị thận hư, ngăn chặn biến chứng và hạn chế quá trình tổn thương. Do đó bạn nên quan tâm đến cơ thể, thăm khám sức khỏe định kỳ và chữa bệnh theo phác đồ của bác sĩ nhằm ngăn chặn các biến chứng gây tổn hại đến cơ thể.

    Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *