Tay Bị Ngứa Nổi Mụn Nước Gây Khó Chịu Thì Phải Làm Sao Chữa Khỏi?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Da tay là nơi thường xuyên tiếp xúc với nhiều yếu tố gây kích ứng, bụi bẩn và hóa chất. Do đó, khu vực này rất dễ bị ngứa ngáy và nổi mụn nước. Vậy đâu là nguyên nhân khiến tay bị ngứa nổi mụn nước? Làm sao để điều trị và phòng tránh tình trạng này hiệu quả? 

Tay bị ngứa nổi mụn nước
Tay bị ngứa nổi mụn nước khiến bạn cảm thấy bứt rứt, khó chịu

Nguyên nhân khiến tay bị ngứa nổi mụn nước

Theo các chuyên gia, hiện tượng tay bị ngứa nổi mụn nước có liên quan đến một số bệnh lý về da, chẳng hạn như viêm da cơ địa hoặc chàm tổ đỉa. Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, mụn nước và ngứa da có thể là biểu hiện của phản ứng dị ứng hoặc bệnh hen suyễn. Ngoài các nguyên nhân bệnh lý này, tình trạng ngứa và nổi mụn nước ở tay còn có thể bắt nguồn từ các vấn đề sau: 

  • Viêm da dị ứng: Viêm da dị ứng là một vấn đề da mãn tính, gây khô da, mẩn đỏ và cảm giác ngứa dữ dội. Theo nghiên cứu, người có tiền sử về viêm da dị ứng thường khả năng nổi mụn nước cao hơn so với người bình thường. 
  • Do căng thẳng: Tâm lý cũng là một trong những yếu tố tác động và kích thích sự phát triển của mụn nước trên tay. Theo các chuyên gia, những cơn ngứa ngáy do mụn nước thường phổ biến hơn ở những người hay lo âu hoặc căng thẳng quá độ. 
  • Ảnh hưởng của thời tiết và môi trường: Môi trường nhiều khói bụi, vi khuẩn hay thời tiết thay đổi thất thường cũng có thể là yếu tố kích thích sự hình thành của mụn nước. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà số lượng mụn nước và mức độ ngứa có thể nhiều hay ít. 
  • Sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng: Các loại mỹ phẩm kém chất lượng có thể chứa các thành phần kích ứng gây hại cho da. Khi da bị kích ứng, bề mặt da sẽ xuất hiện các mụn nước nhỏ, kèm theo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. 
Sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng gây nổi mụn
Sử dụng các loại mỹ phẩm kém chất lượng gây ngứa và nổi mụn nước ở tay
  • Dị ứng tiếp xúc: Tiếp xúc trực tiếp với nguồn nước ô nhiễm hoặc kim loại nặng cũng có thể là nguyên nhân khiến tay bị ngứa và nổi mụn nước. Do điều kiện sinh hoạt và công việc, nhiều người phải thường xuyên tiếp xúc với nguồn nước bẩn hoặc các loại kim loại nặng như Niken, Coban… Việc tiếp xúc với các tác nhân này có thể là nguyên nhân gây ra các căn bệnh ngoài da, trong đó có ngứa và nổi mụn nước ở tay. 
  • Chức năng gan suy giảm: Những thói quen xấu trong ăn uống như ăn nhiều thực phẩm cay nóng, dầu mỡ, sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá… có thể khiến chức năng gan bị suy giảm nghiêm trọng, gây tích tụ độc tố trong cơ thể. Theo các bác sĩ chuyên khoa, da tay nổi mụn nước và ngứa ngáy chính là một trong các biểu hiện của việc chất độc trong cơ thể không được đào thải ra bên ngoài. 

Triệu chứng mụn nước và ngứa ngáy trên da tay

Biểu hiện của mụn nước trên da tay của mỗi người có thể có sự khác biệt nhất định. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp tay bị ngứa nổi mụn nước đều có các triệu chứng cơ bản sau đây:

  • Mụn nước có kích thước nhỏ, giống hệt như những bọng nước, thường mọc tập trung ở các vị trí như đầu ngón tay hoặc kẽ tay.
  • Có cảm giác ngứa ngáy và khó chịu tại vị trí nổi mụn nước. Khi người bệnh dùng tay gãi, da sẽ xuất hiện các mảng màu đỏ, hơi cộm và có các nốt nhỏ lấm tấm trên biểu bì da.  
  • Số lượng và kích thước của mụn nước có xu hướng tăng lên sau khoảng từ 3 đến 5 ngày.
  • Nếu không được điều trị, mụn nước sẽ vỡ ra và chảy dịch, dẫn đến nhiễm trùng và mưng mủ. Thậm chí, dịch tiết chảy ra từ mụn nước còn lây lan sang các vùng da lành khác, khiến bề mặt da trở nên sần sùi hơn, cơn ngứa cũng từ đó mà dai dẳng và nghiêm trọng hơn.
Triệu chứng mụn nước trên da tay của mỗi người có thể có sự khác biệt
Triệu chứng mụn nước trên da tay của mỗi người có thể có sự khác biệt

Tay bị ngứa nổi mụn nước khi nào nên gặp bác sĩ?

Thông thường, mụn nước và ngứa ngáy trên da tay có thể điều trị và chăm sóc tại nhà mà không cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Tuy nhiên, nếu tình trạng này diễn ra kéo dài và đi kèm với các triệu chứng lạ thì người bệnh cần phải đặc biệt lưu ý. Bởi đây có thể là biểu hiện của các căn bệnh rối loạn hệ miễn dịch nguy hiểm như thuỷ đậu, tiểu đường, zona…

Do đó, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chẩn đoán khi mụn nước kèm theo các dấu hiệu bất thường như:

  • Đau đầu, chóng mặt, khó thở.
  • Có dấu hiệu của nhiễm trùng, chẳng hạn như xung quanh mụn nước có hiện tượng sưng đỏ, nóng và đau.
  • Mụn nước có xu hướng tái phát nhiều lần và lan đến nhiều vị trí khác trên cơ thể. 

Chẩn đoán và điều trị tình trạng ngứa nổi mụn nước ở tay

Đối với tình trạng tay bị ngứa nổi mụn nước, trước khi điều trị, người bệnh phải trải qua một số xét nghiệm chẩn đoán chuyên khoa. Các xét nghiệm này không chỉ giúp xác định nguyên nhân mà còn giúp phân biệt mụn nước thông thường với các căn bệnh viêm da khác. Hiện nay, tình trạng mụn nước và ngứa ngáy trên da tay có thể được chẩn đoán bằng các phương pháp sau:

Nếu tình trạng ngứa nổi mụn nước kéo dài và đi kèm với các triệu chứng lạ thì bạn cần đi khám sớm
Nếu tình trạng ngứa nổi mụn nước kéo dài và đi kèm với các triệu chứng lạ thì bạn cần đi khám sớm
  • Xét nghiệm dị ứng da: Phương pháp chẩn đoán này thường được chỉ định trong trường hợp bác sĩ nghi ngờ mụn nước trên da là do các tác nhân dị ứng gây ra.
  • Sinh thiết da: Sinh thiết da là phương pháp chẩn đoán tác nhân gây mụn nước bằng cách lấy một mẫu da nhỏ trên tay và kiểm tra trong phòng thí nghiệm. Phương pháp này có thể giúp loại trừ các nguyên nhân gây bệnh khác, chẳng hạn như nhiễm nấm.

Sau khi đã xác định chính xác nguyên khiến tay bị ngứa nổi mụn nước, người bệnh có thể được hướng dẫn điều trị bằng một trong các phương pháp sau: 

Các biện pháp điều trị tại nhà

Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc Tây y, người bệnh có thể kết hợp các biện pháp tại nhà để nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Để cải thiện tình trạng ngứa ngáy và mụn nước trên da, người bệnh nên tham khảo các mẹo nhỏ sau đây: 

  • Chườm đá lạnh: Để giảm thiểu tình trạng ngứa và mụn nước, người bệnh có thể dùng đá sạch để chườm lên da trong khoảng 15 phút và kiên trì thực hiện phương pháp này cho đến khi mụn nước xẹp hẳn. 
  • Uống nước rau má: Theo kinh nghiệm dân gian, rau má có khả năng thanh nhiệt và giảm mụn vô cùng hiệu quả. Vì vậy, để cải thiện tình trạng ngứa ngáy và nổi mụn nước, người bệnh có thể xay nhuyễn rau má, pha thêm với nước lọc, đường và dùng để uống hàng ngày.
  • Sử dụng muối biển: Từ lâu, muối biển đã được biết đến với công dụng làm sạch da, giảm ngứa và mụn nước trên da. Do đó, đây cũng là một trong những cách mà người bệnh không nên bỏ qua khi tay bị ngứa nổi mụn nước. Người bệnh có thể dùng hạt muối để chà xát một cách nhẹ nhàng lên vùng da tay có mụn nước khoảng 2 đến 3 lần mỗi ngày, cho đến khi bệnh thuyên giảm. 
Uống nước rau má giúp thanh lọc cơ thể và giảm mụn nước ở tay hiệu quả
Uống nước rau má giúp thanh lọc cơ thể và giảm mụn nước ở tay hiệu quả
  • Sử dụng kem đánh răng: Bên trong kem đánh răng chứa rất nhiều thành phần có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm. Chính vì thế, khi tay bị ngứa nổi mụn nước, người bệnh có thể dùng kem đánh răng để thoa lên da. Dưới tác dụng của các thành phần nêu trên, mụn nước sẽ nhanh chóng khô, xẹp, cảm giác ngứa ngáy cũng từ đó mà thuyên giảm.  
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm: Các loại kem dưỡng ẩm thường chứa rất nhiều thành phần giúp cung cấp độ ẩm cho da, giảm khô da và hiện tượng ngứa ngáy. Do đó, khi tay bị ngứa nổi mụn nước, người bệnh có thể sử dụng một số loại kem dưỡng ẩm không kê đơn như Vaseline, Benadryl, Lubriderm và Alavert. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể thay thế các loại kem dưỡng ẩm kể trên bằng các loại tinh dầu tự nhiên, có tác dụng tương tự như dầu hoa oải hương, lá trà… 

Điều trị bằng thuốc Tây y

Hiện tượng nổi mụn nước và ngứa ngáy trên da tay có thể được cải thiện bằng các loại thuốc Tây y đặc trị. Tuỳ theo nguyên nhân gây bệnh mà người bệnh có thể được chỉ định điều trị bằng các loại thuốc phù hợp, ví dụ như:

  • Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc kháng sinh thường được sử dụng trong các trường hợp mụn nước nặng và có dấu hiệu của nhiễm trùng.
  • Thuốc bôi ngoài da Corticosteroid: Bên cạnh tác dụng giảm ngứa, các loại thuốc này còn giúp làm dịu da và làm lành các tổn thương trên da.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Để điều trị mụn nước trên da, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh một số loại thuốc ức chế miễn dịch như Protopic, Elidel và Steroid. 

Khi chữa trị mụn nước và ngứa da tay bằng thuốc Tây y, để đảm bảo hiệu quả điều trị, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh tự ý sử dụng thuốc hoặc thay đổi loại thuốc và liều lượng. 

Thuốc Tây chữa ngứa
Tay bị ngứa nổi mụn nước có thể được điều trị bằng thuốc Tây

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể lựa chọn phương pháp quang trị liệu để đẩy lùi tình trạng ngứa và nổi mụn nước. Tuy nhiên, cũng như thuốc ức chế miễn dịch, quang trị liệu có thể gây ra một số tác dụng phụ cho sức khoẻ, ví dụ như làm gia tăng nguy cơ ung thư da. 

Phòng ngừa tình trạng tay bị ngứa nổi mụn nước

Mụn nước và ngứa da tay không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến người bệnh cảm thấy lo lắng và mất tự tin. Tuy nhiên, tình trạng này hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng những biện pháp rất đơn giản sau đây:

  • Tránh để da tay tiếp xúc trực tiếp với các chất độc hại như kim loại nặng, nước bẩn, mỹ phẩm kém chất lượng…
  • Sử dụng găng tay bảo hộ khi làm việc trong các môi trường ô nhiễm và có chứa các loại hóa chất độc hại. 
  • Lựa chọn các loại xà phòng dịu nhẹ, có tính kiềm thấp và phù hợp với da.
  • Vệ sinh cơ thể thường xuyên, hạn chế tắm và rửa tay bằng nước nóng để tránh mất cân bằng độ ẩm tự nhiên, dẫn đến khô da và mụn nước.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường các loại vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
  • Hạn chế những loại thực phẩm có khả năng gây dị ứng, thức ăn nhiều chất béo, các loại đồ uống có cồn và chất kích thích.

Tay bị ngứa nổi mụn nước không phải là vấn đề nghiêm trọng nhưng người bệnh cũng không nên coi thường. Thay vào đó, người bệnh nên chú ý chăm sóc và chủ động thực hiện các biện pháp cải thiện tại nhà. Đặc biệt, khi mụn nước đi kèm với các biểu hiện bất thường, người bệnh nên đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. 

5/5 - (1 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Chat với chúng tôi