Sốt viêm họng: Nguyên nhân gây bệnh và cách xử lý hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Tai mũi họng | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Sốt viêm họng là một trong những triệu chứng điển hình của viêm họng cấp. Bệnh thường xảy ra vào thời điểm giao mùa, xảy ra với những đối tượng có sức đề kháng kém, người già, trẻ em, phụ nữ mang thai và cho con bú. Bệnh nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra nhiều biến chứng khó lường. Bài viết sau sẽ giới thiệu cho bạn các thông tin tổng quát, cơ bản về sốt viêm họng. 

Tại sao viêm họng gây sốt?

Thực chất, tình trạng viêm họng sốt cao xảy ra là do niêm mạc họng bị viêm sưng, nhiễm trùng nặng. Theo các chuyên gia y tế, tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó có những nguyên nhân sau được cho là phổ biến nhất:

  • Do virus và liên cầu khuẩn: Một số loại vi khuẩn như liên cầu, tụ cầu, phế cầu,… hoặc do virus như sởi, cúm, adenovirus,… và nấm candida là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng viêm họng cấp kèm sốt cao. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, đặc biệt bùng phát vào thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi.
  • Do môi trường sống ô nhiễm: Môi trường sống ô nhiễm với nhiều bụi bặm, khói xe, khói thuốc,… tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển gây và gây bệnh. Mũi họng được coi là cửa ngõ của hệ hô hấp, là cơ quan đầu tiên của cơ thể phản ứng với những tác nhân gây hại từ môi trường. Đặc biệt, nồng độ bụi mịn tăng cao chính là “sát thủ vô hình” khiến virus, vi khuẩn có cơ hội xâm nhập vào cơ thể.
  • Do bị cảm cúm, cảm lạnh: Cảm lạnh, cảm cúm là một trong những tác nhân gây ra tình trạng sốt kèm viêm họng. Bệnh khởi phát với những dấu hiệu điển hình như ho, hắt hơi, sổ mũi, viêm họng, sốt kéo dài,…
Sốt viêm họng kéo dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc
Sốt viêm họng kéo dài khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc

Triệu chứng và biến chứng viêm họng

Thông thường, sốt viêm họng sẽ khởi phát đột ngột với các triệu chứng như cơ thể mệt mỏi, đau nhức khắp người, amidan sưng đỏ, họng ngứa rát, cảm giác sưng đau tăng lên khi nói và ăn. Ngoài những triệu chứng này, người bệnh còn có thể gặp phải các dấu hiệu khác như:

  • Nghẹt mũi, ho có đờm
  • Khô cổ, khàn tiếng
  • Nổi phát ban
  • Chảy nước mũi, tắc mũi.
  • Có cảm giác đau tai.
  • Sưng hạch bạch huyết nếu bị viêm họng do mononucleosis.
  • Uể oải, mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn.
  • Đau đầu, đau cơ, đau khớp.
  • Có cảm giác ớn lạnh.

Tùy từng nguyên nhân, đối tượng mắc bệnh mà các triệu chứng bệnh sẽ có thể nặng nhẹ khác nhau. Nhưng nhìn chung, sốt do viêm họng không phải là tình trạng quá nguy hiểm nguy hiểm. Nếu do các nguyên nhân thông thường như thời tiết thay đổi… và người bệnh có sức đề kháng tốt thì các triệu chứng sẽ được cải thiện nhanh chóng chỉ sau 3 – 5 ngày nghỉ ngơi và uống thuốc. Chỉ một số trường hợp người có sức đề kháng kém như người già, trẻ em, người có tiền sử bệnh lý mãn tính có thể gặp phải các triệu chứng nặng hơn và thời gian chữa khỏi cũng lâu hơn.

Còn nếu nguyên nhân gây bệnh là do virus, liên cầu khuẩn nhóm A, bệnh có thể diễn biến nặng, để lại nhiều biến chứng khó lường như viêm mũi, viêm tai, viêm khớp cấp, thấp tim,… Đặc biệt, tình trạng sốt cao liên tục không hạ có thể dẫn đến một vài biến chứng như động kinh, co giật, hồng cầu bị phá vỡ, bại liệt.

Người bệnh cần chủ động thăm khám khi thấy triệu chứng bệnh kéo dài dai dẳng
Người bệnh cần chủ động thăm khám khi thấy triệu chứng bệnh kéo dài dai dẳng

Phương pháp chữa trị, xử lý khi bị sốt viêm họng

Có nhiều cách để trị sốt viêm họng. Với trường hợp triệu chứng bệnh nhẹ, bạn có thể áp dụng các mẹo vặt để đẩy lùi tình trạng bệnh. Tuy nhiên nếu điều trị tại nhà không cho kết quả tốt, viêm họng kéo dài dai dẳng, bạn cần thăm khám để được bác sĩ tư vấn, chữa trị. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến người bệnh có thể tham khảo.

Một số cách cải thiện nhanh các triệu chứng tại nhà

Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu nóng sốt do viêm họng nhưng chưa đến mức nghiêm trọng, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng lâm sàng như sổ mũi, ho,… bằng một số cách tại nhà như sau:

  • Súc miệng họng bằng nước muối: Nước muối có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng, hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng. Do vậy để bệnh mau thuyên giảm, bạn có thể vệ sinh, súc miệng với nước muối thường xuyên, đặc biệt là sau khi ăn uống.
  • Xông hơi mũi: Xông hơi không chỉ khiến cơ thể được thư giãn mà còn giúp giảm sưng, long đờm, tiêu viêm và hạ sốt nhanh chóng. Để tình trạng bệnh được sớm đẩy lùi, người bệnh có thể xông mũi với các loại thảo dược thiên nhiên, lành tính như lá bạc hà, tía tô, lá chanh,…
  • Uống nhiều nước điện giải: Đây là một trong những khuyến nghị của bác sĩ khi bị sốt cao. Việc bù đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể sẽ giúp chống rối loạn chức năng cơ thể.
  • Lau người bằng khăn ấm: Để hạ sốt, người bệnh có thể dùng khăn thấm nước ấm để lau khắp cơ thể, ở các vị trí như trán, nách, bẹn, lưng, lòng bàn tay, bàn chân,… Đây là một cách giúp hạ thân nhiệt hiệu quả thường được các bác sĩ khuyến khích áp dụng. Lưu ý, chỉ dùng nước ấm, không dùng nước lạnh làm nhiệt độ cơ thể thay đổi đột ngột và gây phản tác dụng.
sốt viêm họng
Chườm mát ở trán, nách, lưng,… giúp hạ sốt nhanh chóng

Chữa sốt viêm họng bằng mẹo dân gian

Từ xa xưa, các bài thuốc dân gian với những nguyên liệu tự nhiên đã được sử dụng rộng rãi để điều trị viêm họng. Phương pháp chữa trị này không chỉ dễ thực hiện, đơn giản mà còn cho hiệu quả cao. Và dưới đây là một số mẹo chữa viêm họng bạn có thể áp dụng:

  • Chữa viêm họng bằng gừng tươi: Gừng có vị cay, tính nóng, có tác dụng kháng viêm, ngăn ngừa tình trạng sưng viêm lan rộng. Với bài thuốc này, người bệnh cần thái lát gừng thành miếng nhỏ, cho vào bình ngâm với 150ml nước ấm cùng 2 thìa mật ong và 1 lát chanh. Sử dụng nước gừng ngâm giúp khí huyết lưu thông, tiêu viêm, làm giảm các triệu chứng của viêm họng nhanh chóng, hiệu quả.
  • Trị sốt viêm họng bằng tỏi: Tỏi có chứa hàm lượng lớn allicin – chất kháng sinh mạnh có khả năng loại bỏ vi khuẩn, virus hữu hiệu. Sử dụng tỏi trị viêm họng, người bệnh cho 3-4 củ tỏi đã bóc vỏ vào 200ml rượu nếp trắng. Ngâm khoảng nửa tháng để rượu chuyển sang màu vàng là có thể lấy ra sử dụng.
  • Trị viêm họng bằng cam: Cam rất giàu dinh dưỡng, có chứa nhiều khoáng chất, vitamin, chất chống oxy hóa,… giúp kháng viêm, chữa lành tổn thương trên da, tăng cường sức khỏe. Điều trị viêm họng từ cam, người bệnh có thể nướng cam sau đó gọt vỏ, cho thêm chút muối vào ăn khi cam còn nóng. Biện pháp này giúp đẩy lùi viêm họng, làm giảm cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở cổ họng.
Cam giàu vitamin giúp kháng viêm, tăng cường sức khỏe
Cam giàu vitamin giúp kháng viêm, tăng cường sức khỏe

Dùng thuốc điều trị viêm họng sốt cao

Tùy mức độ và triệu chứng bệnh, khi bị sốt viêm họng, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định dùng thuốc hạ sốt và thuốc giảm sưng, tiêu viêm. Dưới đây là một số loại thuốc trị viêm họng bác sĩ thường kê:

  • Thuốc kháng sinh: Thuốc được kê với những trường hợp nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn, bệnh có diễn biến phức tạp, kéo dài. Theo đó, thuốc kháng sinh Amoxicillin có công dụng kháng viêm, diệt khuẩn, được dùng để trị các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh. Kháng sinh có Penicillin có khả năng kháng viêm, giảm đau, hạ sốt, ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập. Còn kháng sinh Erythromycin có tác dụng ức chế, tiêu diệt vi khuẩn.
  • Thuốc giảm triệu chứng: Bên cạnh những triệu chứng điển hình, người bệnh còn gặp phải những dấu hiệu như ngạt mũi, sưng viêm,…. Các loại thuốc để giảm triệu chứng trên gồm có thuốc kháng viêm NSAID, Corticosteroid và thuốc trị ho siro hoặc viên ngậm.
  • Thuốc hạ sốt: Thuốc có nhiều dạng khác nhau như viên sủi, gói bột, miếng dán hạ nhiệt. Người bệnh có thể sử dụng một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định như Efferalgan, Paracetamol, Hapacol, Ibuprofen,…
Người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ kê, chỉ định
Người bệnh chỉ nên dùng thuốc khi được bác sĩ kê, chỉ định

Thuốc Tây y tuy điều trị được dứt điểm bệnh nhưng dược tính mạnh, có thể gây ra một số tác dụng phụ như buồn ngủ, mất tập trung,… Theo đó, người bệnh chỉ nên dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ, thầy thuốc, tránh tự ý mua thuốc và điều trị tại gia.

Lời khuyên khi bị sốt và viêm đau họng

Để quá trình điều trị diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, người bệnh cần chú ý những vấn đề sau:

  • Thực hiện chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, nghỉ ngơi điều độ.
  • Nên ăn các món ăn mềm, nhuyễn như bún, cháo, súp,…. Bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như rau củ quả, trái cây.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để bù lại lượng điện giải bị mất. Đặc biệt, nước còn giúp làm trơn, tạo ra lớp màng để bảo vệ phổi.
  • Thường xuyên vệ sinh, lau chùi, dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ để đảm bảo môi trường sống trong lành, thoáng mát.
  • Không nên nói to, la hét để tránh làm tổn thương đến niêm mạc họng.
  • Nên vệ sinh răng miệng thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Tập thể dục, thể thao đều đặn, mỗi ngày để nâng cao sức khỏe, tăng cường khả năng đề kháng, phòng chống bệnh tật của cơ thể.
  • Cần chú ý giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là vùng cổ, ngực.

Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình điều trị. Để trị dứt điểm bệnh, tránh biến chứng xảy ra, người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám để được điều trị theo phác đồ phù hợp, chuẩn xác.

Có thể bạn quan tâm:

4.7/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo