Sổ mũi nên ăn uống gì để giúp bệnh nhanh khỏi?

Sổ mũi là triệu chứng điển hình của nhiều bệnh liên quan đến tai – mũi – họng, khiến cho nhiều người có cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày. Mặc dù vậy, tình trạng này cũng rất dễ kiểm soát và chữa trị bằng những món ăn thức uống hằng ngày. Bài viết này sẽ đưa ra một số gợi ý giúp bạn biết được “Sổ mũi nên ăn uống gì để nhanh khỏi?”.

Sổ mũi nên ăn uống gì để cải thiện nhanh chóng?

Theo các nghiên cứu, để phòng tránh và điều trị chứng sổ mũi, bạn nên tập trung vào các loại thực phẩm chứa các nhóm khoáng chất và vitamin như vitamin C, omega 3, magie, thực phẩm có tính ẩm, có tinh dầu. Dưới đây là những loại đồ ăn thức uống giúp chữa trị chứng sổ mũi nhanh nhất, hiệu quả nhất:

Bị sổ mũi nên ăn uống gì?
Bị sổ mũi nên ăn những món có tính ấm

Ăn tỏi chữa sổ mũi

Tỏi là thực phẩm đầu tiên bạn nên bổ sung vào bữa ăn khi bạn bị sổ mũi. Trong tỏi có chữa hàm lượng các chất kháng viêm, kháng khuẩn là alliin và scordinin. Ngoài ra, trong tỏi còn chứa vitamin C và maggie tăng cường đề kháng của cơ thể, ngăn chặn không cho vi khuẩn phá hoại các tế bào và đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổn thương tế bào do virus gây ra. Một số cách thức sử dụng tỏi để điều trị sổ mũi là:

  • Ăn tỏi sống: Đối với người lớn, ăn tỏi sống không phải là vấn đề quá khó khăn nếu muốn chữa trị sổ mũi. Việc ăn tỏi sống nguyên chất làm cho tỏi không bị mất đi các thành phần tốt vốn có của nó. Chỉ cần ăn 2-4 tép tỏi mỗi ngày, tình trạng sổ mũi không kiểm soát của bạn có thể hết ngay.
  • Uống tinh dầu tỏi: Tinh dầu tỏi ngày nay rất phổ biến nên bạn có thể tìm mua rất dễ dàng. Những người bị cảm lạnh thông thường, sử dụng tinh dầu tỏi là phương thức hữu hiệu nhất để điều trị dứt điểm triệu chứng bệnh, đặc biệt là sổ mũi. Ngoài cách uống dầu tỏi ra, bạn còn có thể thoa một ít dầu tỏi vào đầu mũi cũng sẽ giúp tình trạng sổ mũi, nghẹt mũi được cải thiện đáng kể.
Ăn tỏi sống chữa sổ mũi
Ăn tỏi sống hoặc uống tinh dầu tỏi đều giúp chữa sổ mũi khá hiệu quả

Bên cạnh những cách ăn tỏi trên, còn có rất nhiều bài thuốc dân gian khác khi kết hợp tỏi với các nguyên liệu như mật ong, gừng, muối,… cũng được nhiều người tin dùng trong việc điều trị sổ mũi.

Dùng gừng trị sổ mũi

Gừng trong Đông Y còn gọi là sinh khương, là một loại dược phẩm có tính ấm giúp điều trị các triệu chứng của bệnh cảm lạnh. Đặc biệt, đối với người bị sổ mũi, gừng sẽ giúp ngăn chặn viêm nhiễm ở vùng khoang mũi, phục hồi niêm mạc mũi để cải thiện tình trạng sổ mũi.

Một số cách chế biến gừng để điều trị sổ mũi hiệu quả:

  • Trà gừng, chanh, sả: Sả và gừng đập dập rồi cho vào 200ml nước nấu sôi lên. Khi nước nguội bớt, hãy vắt thêm nước cốt chanh và cắt thêm vài lát chanh thả vào trà gừng. Uống trà lúc còn ấm đều đặn 2 lần mỗi ngày sẽ giúp chứng niêm mạc mũi phục hồi nhanh, ngăn chặn quá trình tiết chất nhầy gây sổ mũi.
  • Canh củ cải trắng nấu gừng: Cho củ cải thái lát mỏng và gừng cắt sợi vào nồi nấu chung với nước trong vòng 15 phút. Cuối cùng, cho thêm ít đường nâu vào để tăng thêm vị ngọt nhẹ cho dễ uống là hoàn thành. Sử dụng đều đặn canh củ cải với gừng mỗi ngày 2 lần. Mỗi lần uống khoảng 200ml.
Trà gừng chanh sả điều trị sổ mũi
Trà gừng chanh sả điều trị sổ mũi

Lá bạc hà

Trong Đông Y, bạc là có tính mát, không độc, có chứa các chất kháng viêm và các vitamin C, B, giúp chữa trị nhức đầu và các triệu chứng của cảm mạo như hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, ho,… Ngoài ra, lá bạc hà còn giúp kích thích quá trình tiêu hóa, chữa bệnh kém ăn, ăn không tiêu và nôn mửa.

Hai cách sử dụng bạc hà để chữa trị sổ mũi hiệu quả là:

  • Trà bạc hà mật ong: Mật ong cũng là một trong những thực phẩm có tính kháng viêm rất tốt, các chất dinh dưỡng trong mật ong cũng giúp nâng cao đề kháng, chữa trị được nhiều bệnh trong đó có sổ mũi. Cách thực hiện rất đơn giản, chỉ cần rửa sạch lá bạc hà và đun với 100ml nước sôi. Cho thêm 1 muỗng mật ong vào nước và uống.
  • Cháo bạc hà: Cho 1 nắm gạo nấu đến khi hạt gạo bung nở ra và sánh lại. Lá bạc hà rửa sạch đem xay nhuyễn với ít muối. Múc cháo ra tô rồi cho 1-2 muỗng hỗn hợp lá bạc hà vào để ăn. Mỗi ngày nên ăn 1 bát cháo bạc hà, từ 2-3 ngày. Đây là món ăn phù hợp với những người đang bị cảm cúm với những triệu chứng sổ mũi, ngạt mũi, ho kèm chán ăn.
Cháo là bạc hà rất tốt cho những người đang bị sổ mũi
Cháo là bạc hà rất tốt cho những người đang bị sổ mũi

Lá hẹ

Hẹ có tính ấm, vị cay nhẹ và chua. Lá hẹ hiệu quả trong việc tiêu đởm, giải độc, thanh nhiệt. Trong hẹ có chứa chất kháng sinh giúp cơ thể chống lại các vi khuẩn gây bệnh, nhờ đó điều trị được tình trạng sổ mũi. Những bài thuốc từ lá hẹ cũng có thể chữa trị ho, sổ mũi cho trẻ sơ sinh và bà bầu mà không gây ảnh hưởng gì.

Hẹ có thể chế biến thành những món ăn trị sổ mũi sau:

  • Cháo lá hẹ trứng gà: Trứng gà là một thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như omega3, vitamin C, các khoáng chất như kẽm, magie. Trứng gà kết hợp với hẹ sẽ là một món ăn vừa bổ dưỡng lại điều trị tình trạng sổ mũi rất hay.
  • Bún nghệ – hẹ – lòng heo: Nghệ gọt vỏ, cắt lát, giã nhuyễn. Hẹ cắt khúc vừa ăn. Xào lòng với nghệ cho thơm rồi cho thêm bún vào trộn đều. Cuối cùng cho thêm hẹ vào xào tiếp và nêm nếm gia vị vừa ăn. Bún nghệ với vị cay nồng, tính nóng sẽ giúp giải cảm thật tốt, kèm với hẹ sẽ là món ăn ngon trị sổ mũi không kém gì cháo hẹ trứng gà.
Bị sổ mũi nên dùng nhiều lá hẹ
Bị sổ mũi nên dùng nhiều lá hẹ

Canh gà hoặc súp gà

Mặc dù gà chưa được khoa học chứng minh giúp chữa trị chứng sổ mũi. Tuy nhiên các chất dinh dưỡng trong thịt gà có tác dụng nâng cao đề kháng, chống cảm mạo cho cơ thể. Và đây cũng gần như là món ăn bồi bổ cơ thể khi có người bị bệnh cảm với các triệu chứng như sổ mũi, ho, ngạt mũi,…

  • Nguyên liệu nấu canh gà: thịt gà, dầu mè, gừng cắt lát, hành ngò, gia vị nêm nếm.
  • Cách thực hiện: Cho dầu mè vào chảo, đến khi dầu mè nóng lên cho gừng cắt lát vào đảo đều cho thơm. Cho thịt gà vào nấu đến khi săn mặt thịt lại thì thêm nước vào hầm trong 45 phút với lửa nhỏ. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Đến khi kiểm tra thấy thịt mềm thì cho thêm hành lá vào là hoàn thành.

Những món thực phẩm trên đây chính là lời khuyên cho những ai còn băn khoăn về việc người bị sổ mũi nên ăn uống gì để hết bệnh. Ngoài ra, các bạn có thể thêm những nguyên liệu trên vào bữa ăn hằng ngày để phòng tránh triệu chứng sổ mũi.

Sổ mũi nên kiêng ăn gì?

Ngoài những món ăn tốt cho việc điều trị sổ mũi nói trên, người bệnh cũng nên kiêng ăn những loại thức ăn sau để tránh làm các triệu chứng sổ mũi càng thêm trở nặng.

  • Thức ăn chiên, rán: Đồ chiên rán nhiều dầu mỡ không chỉ làm tăng lượng cholesterol trong máu mà còn làm cho dạ dày làm việc nhiều, tăng tiết dịch đờm làm tình trạng sổ mũi ngày càng nặng thêm, kéo dài những cơn ho dai dẳng.
  • Hải sản: Hải sản với lớp protein bề mặt sẽ khiến cho những người bị sổ mũi cho viêm mũi dị ứng trở nên tồi tệ hơn. Đặc biệt mùi tanh của hải sản sẽ làm kích thích hệ hô hấp gây sổ mũi và ho nhiều hơn.
  • Sữa và chocolate: Trong sữa và chocolate có các chất làm gia tăng dịch nhầy trong họng và khoang mũi. Tiêu thụ nhiều thực phẩm từ sữa và chocolate không những sẽ làm tình trạng sổ mũi không thuyên giảm mà còn trầm trọng hơn.
  • Đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt: Những thức ăn được chế biến quá mặn hoặc quá ngọt sẽ gây nóng cho phổi, kích thích lượng chất nhầy tiết ra nhiều hơn gây ra cơn ho dữ dội hơn và tình trạng sổ mũi sẽ không thể dừng lại được.

Các bạn thân mến, bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc về vấn đề “Sổ mũi nên ăn uống gì để giúp kiểm soát tình trạng bệnh”. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu tâm đến những món ăn mà người bị sổ mũi nên tránh để tình trạng chảy nước mũi nhanh chóng được điều trị dứt điểm. Chúc các bạn thành công!

Thông tin hữu ích cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo