Sổ Mũi Kéo Dài: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Nhanh Khỏi 2022
Sổ mũi kéo dài liên tục là vấn đề khiến nhiều người lo lắng. Tình trạng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những trường hợp liên quan đến bệnh lý. Làm thế nào để nhận biết được chính xác nguyên do và có cách khắc phục? Cùng tham khảo bài viết sau đây để tìm ra câu trả lời cho những thắc mắc trên.
Nguyên nhân gây sổ mũi kéo dài
Sổ mũi kéo dài và liên tục có thể xuất phát từ việc vùng mũi bị tổn thương hoặc bị kích ứng do các yếu tố dị nguyên như thời tiết, phấn hoa, khói bụi, lông động vật… Bên cạnh đó, trong một số trường hợp, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu của các căn bệnh liên quan đến đường hô hấp như:
Sổ mũi do cảm cúm
Cảm cúm là bệnh khá phổ biến khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc khi hệ miễn dịch của cơ thể suy kém. Đây chính là những điều kiện thuận lợi để virus cảm cúm có thể xâm nhập và tấn công. Theo cơ chế tự bảo vệ của cơ thể, một lượng bạch cầu sẽ được huy động đến đến niêm mạc mũi giúp niêm mạc tiết ra dịch nhầy chống lại virus gây bệnh. Số lượng dịch nhầy mà niêm mạc tiết ra sẽ tỷ lệ thuận với mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Thông thường, sổ mũi do cảm cúm sẽ kéo dài từ 5 đến 7 ngày, tùy vào sức đề kháng của mỗi người. Tuy không phải là vấn đề nguy hiểm nhưng tình trạng này kéo dài cũng có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tinh thần và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Sổ mũi kéo dài do viêm xoang
Viêm xoang cũng là một trong những bệnh lý thường gặp nhất liên quan đến mũi. Nguyên nhân gây bệnh là do sự tấn công của các loại vi khuẩn, virus và nấm. Triệu chứng đặc trưng của bệnh là chảy nước mũi, chảy nước mắt, ho, khó thở, người mệt mỏi, đau nhức ở vùng đầu và mặt.
Đặc biệt, sổ mũi do viêm xoang thường có xu hướng kéo dài với lượng dịch tiết nhiều, có màu sắc bất thường như màu xanh hoặc màu vàng.
Sổ mũi kéo dài do viêm mũi thông thường
Viêm mũi thông thường cũng có những triệu chứng điển hình là nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi… Tuy nhiên, khác với viêm mũi dị ứng, tác nhân gây viêm mũi không phải là các chất gây dị ứng tồn tại trong môi trường.
Các triệu chứng của căn bệnh này thường biến mất sau một thời điều trị. Tuy vậy, trong thời gian đầu của bệnh, tình trạng hắt hơi, nghẹt mũi, sổ mũi lại có xu hướng kéo dài khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và mệt mỏi.
Sổ mũi kéo dài do viêm mũi dị ứng
Viêm mũi dị ứng là tình trạng phản ứng quá mức của cơ thể tại niêm mạc mũi, thường xảy ra ở những người có cơ địa nhạy cảm. Bệnh có xu hướng trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh tiếp xúc với các yếu tố dị nguyên như phấn hoa, không khí lạnh, lông động vật, bụi bẩn, mùi hương mạnh, hoá chất tẩy rửa…
Viêm mũi dị ứng có thể gây ra các vấn đề như chảy nước mũi kéo dài, chảy nước mắt, sưng ngứa mũi, mệt mỏi, đau nhức ở vùng đầu mặt… Triệu chứng có xu hướng tăng nặng vào mỗi buổi sáng sớm và chiều tối.

Sổ mũi kéo dài do polyp mũi
Polyp mũi là những khối u lành tính hình thành ở bên trong mũi. Tuy không phải là ung thư nhưng chúng cũng rất nguy hiểm do có thể chèn ép lên đường thở hoặc gây ra biến chứng nếu không được can thiệp sớm.
Các biến chứng nguy hiểm của polyp mũi có thể kể đến lệch vách ngăn mũi, dị tật mũi, nguy cơ đột quỵ cao cho khả năng dẫn truyền oxy lên não kém… Triệu chứng điển hình nhất của polyp mũi là khó thở, sổ mũi hoài không dứt, người mệt mỏi, lờ đờ, suy giảm khứu giác, hay quên, đau vùng đầu mặt, tắc ở một hoặc cả 2 bên mũi.
Sổ mũi kéo dài do viêm VA
VA là tổ chức kháng khuẩn của cơ thể xuất hiện từ lúc trẻ mới sinh ra, hoạt động tích cực trong độ tuổi từ 6 đến 7 tuổi và tiêu biến khi trưởng thành. Viêm VA là một căn bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ, thường xảy ra khi vi khuẩn và virus tấn công vào đường thở.
Trẻ có thói quen ngậm ngón tay và ăn nhiều đồ ngọt là những đối tượng có nguy cơ cao mắc căn bệnh này. Triệu chứng thường gặp nhất của viêm VA là sổ mũi kéo dài, ngứa rát họng, nóng sốt, quấy khóc, khó chịu…
Triệu chứng sổ mũi kéo dài khi nào cần đi khám?
Tình trạng sổ mũi có thể kéo dài trong vài giờ đồng hồ, vài ngày hay thậm chí là vài tuần. Sổ mũi do các nguyên nhân bệnh lý thường đi kèm thêm với rất nhiều triệu chứng. Trong đó, phổ biến nhất là các triệu chứng như:
- Sốt, ho, ngứa rát họng
- Nghẹt mũi, hắt hơi
- Đau nhức vùng đầu mặt
- Mệt mỏi, suy nhược cơ thể

Bên cạnh việc gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh, sổ mũi kéo dài còn có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Do đó, bệnh nhân nên tìm đến sự giúp đỡ của các bác sĩ nếu sổ mũi kéo dài trên 7 ngày và đi kèm với các triệu chứng sau đây:
- Sốt cao liên tục trên 39 độ C dù đã dùng thuốc hạ sốt.
- Nước mũi có màu sắc bất thường như màu vàng hoặc xanh.
- Đau xoang, nước mũi có lẫn máu hoặc chảy nước mũi dai dẳng sau chấn thương ở đầu.
Sổ mũi kéo dài đặc biệt nguy hiểm cho hệ hô hấp, để lâu có thể ảnh hưởng tới, xoang mũi, phổi và phế quản. Chính vì thế, khi nhận thấy tình trạng mãn tính này, đặc biệt là có kèm những triệu chứng như nói trên, người bệnh nên thăm khám và điều trị sớm.
Cách khắc phục sổ mũi lâu ngày không khỏi
Nguyên nhân gây ra tình trạng sổ mũi kéo dài thường khá đa dạng và phong phú. Đặc biệt, các triệu chứng đi kèm còn rất dễ bị nhầm lẫn với nhau. Do đó, khi chưa xác định đúng nguyên nhân, bệnh nhân không nên tự ý điều trị hoặc sử dụng thuốc. Bởi việc dùng thuốc khi chưa được sự đồng ý của bác sĩ có thể gây ra tình trạng kháng thuốc hay thậm chí là biến chứng.
Cách khắc phục chảy nước mũi kéo dài tại nhà
Tình trạng sổ mũi kéo dài có thể được khắc phục hiệu quả bằng một số biện pháp đơn giản sau đây:
- Rửa mũi và súc miệng bằng dung dịch nước muối sinh lý để làm loãng dịch đờm, loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa chúng phát triển thành các ổ viêm.
- Dùng tay day nhẹ vùng mũi và vùng phía trên mắt giúp giảm tình trạng sổ mũi, cải thiện các triệu chứng nghẹt mũi, đau đầu, đau xoang. Thực hiện động tác này từ 2 đến 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả.
- Uống thật nhiều nước để giúp loại bỏ đờm ứ đọng trong cổ họng và giúp nước mũi dễ dàng thoát ra bên ngoài. Bệnh nhân cũng có thể sử dụng thêm các loại thức uống nóng như trà thảo mộc, chanh mật ong, canh…

- Kiêng các món ăn cay vì chúng có thể khiến niêm mạc họng, mũi bị kích thích, gây ra tình trạng sổ mũi.
- Hạn chế dùng sữa bò vì có thể khiến tạp khuẩn trong đường hô hấp sinh sôi và phát triển nhanh hơn. Đặc biệt, đường Lactose trong sữa chính là loại đường được các loài ký sinh trùng vô cùng ưa thích.
- Sử dụng máy tạo độ ẩm không khí giúp làm ẩm niêm mạc mũi, khắc phục tình trạng sổ mũi kéo dài.
- Đắp khăn ướt lên mặt để giảm áp lực bên trong mũi và cải thiện tình trạng sổ mũi kéo dài. Bệnh nhân có thể nhúng khăn vào nước ấm và đắp lên mặt trong khoảng từ 2 đến 3 phút.
Giảm sổ mũi kéo dài bằng phương pháp dân gian
Một số bài thuốc dân gian vẫn thường được sử dụng trong điều trị sổ mũi do viêm mũi dị ứng, viêm xoang và cảm cúm. Trong đó, phổ biến nhất là bài thuốc từ tỏi, lá tía tô, gừng tươi, mật ong… Cách thực hiện như sau:
- Chữa sổ mũi kéo dài từ tỏi: Đun sôi 4 tép tỏi băm nhuyễn với 250ml nước, 5ml nước ép hành và 1 ít muối. Hỗn hợp này có tác dụng làm sạch chất nhầy trong mũi, giúp mũi thông thoáng và dễ chịu hơn. Để đảm bảo hiệu quả, bệnh nhân nên sử dụng hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày cho đến khi khỏi hẳn.
- Trị sổ mũi bằng gừng và mật ong: Để cải thiện tình trạng sổ mũi ở người lớn, người có thể cắt gừng thành từng lát mỏng, hấp chung với mật ong rồi dùng để ngậm hàng ngày. Ngoài ra, trà gừng pha với mật ong cũng là một lựa chọn phù hợp và hiệu quả cho bệnh sổ mũi kéo dài.
- Trị sổ mũi bằng lá tía tô: Bạn có thể chữa sổ mũi bằng cách xông hơi với lá tía tô. Lá tía tô có chứa các hoạt chất kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên. Do đó, khi đi vào xoang mũi và đường hô hấp, hơi nước xông từ loại lá này có thể tiêu diệt các tác nhân gây bệnh, giảm sưng viêm ở đường thở và khắc phục tình trạng sổ mũi. Để đảm bảo hiệu quả, bệnh nhân nên kiên trì xông mũi 2 ngày 1 lần.
Lưu ý: Các phương pháp dân gian thường chỉ mang tính chất hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, khó có khả năng điều trị triệt để. Bên cạnh đó, tác dụng của thuốc còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi bệnh nhân. Do đó, nếu sau một thời gian dài áp dụng không thấy hiệu quả, người bệnh cần sử dụng những biện pháp chuyên sâu hơn.
Sử dụng thuốc điều trị
Sổ mũi kéo dài có thể được điều trị bằng các loại thuốc đặc trị, bao gồm một số loại sau:
- Thuốc kháng sinh: cefaclor, augmentin, zinnat… có tác dụng diệt khuẩn, chữa trị các triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi, chảy nước mũi kéo dài.
- Nhóm thuốc chống dị ứng: loratidin, acrivastin… dùng cho những trường hợp sổ mũi do viêm mũi dị ứng gây ra.
- Các thuốc kháng viêm chứa corticoid: beclomethason, budesonid, fluticason… được sử dụng nhằm giải quyết các ổ viêm trong khoang mũi.
Xem thêm: Top 10 loại thuốc sổ mũi phổ biến và hiệu quả nhất hiện nay

Để đảm bảo hiệu quả, bệnh nhân cần uống đủ liều theo đơn thuốc của bác sĩ và không ngừng ngang dù các triệu chứng của bệnh đã biến mất. Nếu sổ mũi và các triệu chứng đi kèm không thuyên giảm, bệnh nhân có thể yêu cầu bác sĩ điều chỉnh hoặc thay đổi đơn thuốc của mình.
Can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật
Phẫu thuật sẽ được chỉ định trong trường hợp sổ mũi kéo dài do polyp mũi hoặc các vấn đề liên quan đến cấu trúc khoang mũi. Thông thường, ở những trường hợp này, điều trị nội khoa bằng thuốc sẽ không mang lại hiệu quả. Do đó, bệnh nhân phải được điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu hơn, chẳng hạn như phẫu thuật.
Sổ mũi kéo dài có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, đặc biệt là khi sổ mũi đi kèm với các biểu hiện bất thường. Chính vì vậy, khi có các triệu chứng kể trên, bệnh nhân nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!