Nguyên nhân gây sổ mũi và cách điều trị, phòng tránh hiệu quả

Sổ mũi là một vấn đề rất phổ biến và do nhiều nguyên nhân gây ra. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, tình trạng này có thể biến chứng thành các bệnh nguy hiểm khác, gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Vậy sổ mũi bắt nguồn từ những nguyên nhân nào? Làm thế nào để điều trị hiệu quả và dứt điểm triệu chứng này? Cùng đi tìm câu trả lời cho các thắc mắc trên thông qua bài viết sau đây. 

Nguyên nhân sổ mũi là do bệnh lý gì?

Hốc mũi được cấu tạo từ niêm mạc với phần bề mặt được bao phủ bằng một lớp thảm nhầy. Lớp thảm nhầy này có tác dụng thu giữ các chất bụi bẩn, vi khuẩn trước khi vận chuyển chúng ra phía sau và xuống cổ họng. Khi lớp mô trong hốc mũi bị kích thích, tuyến chế tiết trong lớp biểu mô sẽ tăng cường sản sinh dịch tiết, gây ra hiện tượng sổ mũi.

Sổ mũi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phổ biến
Sổ mũi là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phổ biến

Sổ mũi có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Trong đó có các nguyên nhân bệnh lý như: 

  • Cảm lạnh hoặc cảm cúm. 
  • Viêm mũi dị ứng
  • Nhiễm trùng xoang hoặc amidan vòm.
  • Viêm mũi vận mạch.
  • Phì đại cuống mũi.
  • Sưng amidan vòm.
  • Polyp mũi. 
  • U nang lành tính hoặc ác tính trong hốc mũi.
  • Hẹp lỗ mũi sau do bẩm sinh.
  • Lệch vách ngăn mũi (xảy ra do dị tật bẩm sinh hoặc chấn thương mũi).
  • Dị vật xâm nhập vào mũi. 
  • Viêm xoang (nhiễm trùng xoang) cấp hoặc mãn tính. 
  • Các bệnh viêm đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng và viêm amidan. 
  • Hen suyễn. 
  • Do cơ thể thay đổi hormone 

Triệu chứng sổ mũi

Tình trạng sổ mũi có thể xảy ra ở một hoặc cả 2 bên mũi và thường đi kèm với các triệu chứng như nghẹt mũi, khó thở, đau nhức mũi… Nguyên nhân là do lượng dịch trong mũi chảy ra nhiều hơn bình thường khiến cho khoang mũi bị tắc nghẽn. Nếu dịch mũi quá đặc, khoang mũi của bệnh nhân có thể bị tắc nghẽn hoàn toàn, dẫn đến hiện tượng khó thở và phải thở bằng đường miệng.  

Đồng thời, do việc hô hấp khó khăn, sổ mũi cũng có thể khiến bệnh nhân gặp phải các vấn đề như mệt mỏi, khó ngủ, mất tập trung… Do đó, nếu kéo dài, sổ mũi sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cuộc sống của bệnh nhân. Đặc biệt, nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng này có thể biến chứng thành các căn bệnh nguy hiểm như: 

  • Viêm mũi cấp: Viêm mũi cấp là biến chứng đầu tiên và thường gặp nhất của sổ mũi. Nguyên nhân gây viêm mũi cấp là do mũi không được làm sạch đúng cách, sinh ra viêm. Do đó, khi bị sổ mũi, bệnh nhân cần thực hiện tốt các bước vệ sinh mũi như rửa mũi, hút dịch mũi bằng máy hút chuyên dụng, dùng thuốc… 
  • Viêm xoang: Viêm xoang là biến chứng của tình trạng sổ mũi không được điều trị hoặc điều trị không triệt để. Theo thời gian, dịch tiết sẽ ứ đọng lại trong các xoang và hốc mũi khiến vi khuẩn phát triển và sinh ra viêm. Viêm xoang trong thời gian dài và không được điều trị đúng cách sẽ trở thành mãn tính, tái phát nhiều lần và rất khó để điều trị. 
Sổ mũi lâu ngày không được điều trị có thể dẫn đến viêm xoang
Sổ mũi lâu ngày không được điều trị có thể dẫn đến viêm xoang
  • Các căn bệnh liên quan đến cuống mũi: Sổ mũi kéo dài có thể khiến cuống mũi viêm nhiễm, phù nề hay thậm chí là thoái hoá. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc xịt mũi co mạch không đúng cách cũng có thể gây ra tình trạng teo cuốn mũi.
  • Các căn bệnh về tai và họng: Tai, mũi và họng có mối liên hệ mật thiết, thông với nhau qua các xoang và các hốc. Do đó, khi mũi gặp vấn đề thì các bộ phận còn lại cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Cụ thể, tăng dịch tiết và mủ viêm ở mũi có thể gây ra các căn bệnh ở tai và họng như viêm tai giữa, viêm tai ứ mủ, viêm họng… 

Người bị sổ mũi nên ăn uống gì?

Chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong quá trình điều trị bệnh sổ mũi. Trên thực tế, thời gian điều trị có thể được rút ngắn nếu bệnh nhân ăn uống đúng cách và hợp lý. Theo khuyến nghị, người bị sổ mũi nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau đây: 

  • Tỏi: Tỏi là loại gia vị được chứng minh là có công dụng tốt trong việc điều trị sổ mũi. Không chỉ giúp giảm sổ mũi, chảy nước mũi, tỏi còn có hiệu quả tốt trong việc điều trị các cơn ho. Để đẩy lùi tình trạng sổ mũi, bệnh nhân có thể dùng 2 tép tỏi đập dập, hoà chung với mật ong rồi đem hấp thuỷ để dùng hàng ngày. 
  • Lá hẹ: Lá hẹ cũng là một trong những phương pháp chữa sổ mũi từ dân gian được nhiều người tin dùng và ưa chuộng. Khi bị sổ mũi, bệnh nhân có thể dùng lá hẹ cắt khúc để hấp cách thuỷ chung với đường phèn rồi chắt lấy nước uống. Để đảm bảo hiệu quả, bệnh nhân nên sử dụng nước lá hẹ từ 2 đến 3 lần mỗi ngày. 
  • Sữa: Sữa là sản phẩm cung cấp một lượng dinh dưỡng lớn, dễ hấp thu và tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, sữa cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, ngăn ngừa cảm cúm, ho và sổ mũi. Vì thế, trong thời gian điều trị sổ mũi, bệnh nhân nên thường xuyên bổ sung sữa hoặc các loại chế phẩm từ sữa để nâng cao đề kháng và sức khỏe. 

Cách khắc phục tình trạng sổ mũi nhanh chóng tại nhà

Sổ mũi và các triệu chứng đi kèm có thể được cải thiện một cách nhanh chóng bằng những biện pháp đơn giản tại nhà. Để đẩy lùi tình trạng sổ mũi, chảy nước mũi, bệnh nhân có thể thử một trong các biện pháp sau đây: 

Uống nước ấm

Theo nghiên cứu, hơi ấm từ nước có thể kích thích các dây thần kinh ở khoang mũi và miệng. Do đó, uống nước ấm chính là biện pháp đơn giản nhất để làm giảm sổ mũi và cảm giác khó chịu ở mũi, họng. Bên cạnh đó, nước ấm còn giúp làm loãng đờm, giảm ho và giúp dịch nhầy trong mũi được loại bỏ một cách dễ dàng hơn.  

Uống nước ấm có thể giúp cải thiện tình trạng tiết dịch nước mũi
Uống nước ấm có thể giúp cải thiện tình trạng tiết dịch nước mũi

Xông mũi bằng tinh dầu

Xông mũi là một trong những phương pháp điều trị sổ mũi tại nhà được nhiều người tin dùng do hiệu quả cao và dễ thực hiện. Để xông mũi, bạn cần chuẩn bị một bát nước nóng, để cách mặt một khoảng vừa phải và hít lấy hơi nóng từ bát nước. 

Ngoài ra, để nâng cao hiệu quả, bạn cũng có thể thêm vào nước một vài loại tinh dầu như khuynh diệp, cây tràm, bạc hà… Các loại tinh dầu này đều có tác dụng kháng viêm tự nhiên và giúp ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, xông mũi bằng tinh dầu còn mang lại cảm giác khoan khoái, dễ chịu và thư giãn cho bệnh nhân. 

Tắm bằng nước nóng

Nước nóng từ vòi hoa sen có thể giúp làm giảm áp lực bên trong xoang mũi và ngăn ngừa tình trạng sổ mũi. Bên cạnh đó, tắm nước nóng còn giúp tăng cường độ ẩm cho niêm mạc mũi, làm loãng đờm và thông mũi. Ngoài ra, khi tắm, bệnh nhân cũng có thể hít hơi nóng từ nước để giúp cơ bắp và đầu óc thư giãn.  

Chườm mặt bằng khăn ấm

Cũng như tắm nước nóng, chườm khăn ấm lên vùng mặt vài phút mỗi ngày có thể giúp giảm bớt áp lực bên trong xoang mũi xoang. Quan trọng hơn, đây cũng là một cách đơn giản và hiệu quả để cải thiện tình trạng sổ mũi. 

Ngoài ra, chườm khăn ấm cũng giúp làm dịu vòm họng, ngăn ngừa ho và đau rát ở họng. Tuy nhiên, khi chườm, người bệnh nên chú ý đến nhiệt độ của khăn. Bởi hơi nóng từ khăn có thể gây bỏng và khiến niêm mạc mũi bị kích thích mạnh hơn.   

Kê cao phần đầu khi ngủ

Sổ mũi và nghẹt mũi có thể khiến người bệnh khó ngủ hoặc ngủ không ngon giấc. Tuy nhiên, bệnh nhân cần phải ngủ đủ giấc để cơ thể có thể tái tạo năng lượng và nhanh bình phục. Do đó, để kiểm soát các triệu chứng sổ mũi khi ngủ, bệnh nhân nên kê cao phần đầu của mình. 

Không chỉ giúp hô hấp dễ dàng hơn, cách này còn giúp nước mũi và dịch mũi thoát ra ngoài một cách tự nhiên, tránh ứ đọng lại bên trong mũi. 

Các loại thuốc trị sổ mũi được dùng phổ biến nhất hiện nay

Sử dụng thuốc là phương pháp điều trị sổ mũi, chảy nước mũi phổ biến nhất hiện nay. Tuỳ vào tình trạng bệnh, cơ địa và nguyện vọng mà bệnh nhân có thể lựa chọn điều trị bằng Tây y hoặc Đông y.

Chữa sổ mũi bằng thuốc Tây y

Các loại thuốc Tây y thường được chỉ định trong điều trị sổ mũi gồm có: 

  • Sử dụng dung dịch nước muối để làm sạch dịch nhầy:

Bạn có thể mua chai xịt nước muối và dung dịch nước muối ở các hiệu thuốc tây để rửa mũi. Lưu ý sử dụng đúng theo hướng dẫn, không dùng quá nhiều lần trong ngày vì có thể gây tổn thương niêm mạc mũi, khiến tình trạng nghẹt và sổ mũi tái phát. 

Thuốc Tây y giúp chữa bệnh nhanh nhưng dễ tái phát
Thuốc Tây y giúp chữa bệnh nhanh nhưng dễ tái phát
  • Thuốc thông mũi:

Thuốc thông mũi có tác dụng chính là co mạch và làm khô hốc mũi. Do đó, loại thuốc này thường được sử dụng trong điều trị sổ mũi và nghẹt mũi. Tuy nhiên, bệnh nhân không nên dùng thuốc trong thời gian kéo dài để tránh các phản ứng ngược. Đồng thời, bệnh nhân cũng cần tuân thủ đúng hướng dẫn và liều lượng in trên bao bì của thuốc. Một số loại thuốc thông mũi thường dùng là: Naphazolin, Phenylephrine, Xylometazolin…

  • Thuốc kháng histamine:

Thuốc kháng histamine thường được chỉ định cho các trường hợp sổ mũi do dị ứng. Tuy có thể làm giảm nhanh các triệu chứng nhưng loại thuốc này cũng gây ra không ít tác dụng phụ. Do đó, bệnh nhân không nên tự ý dùng thuốc hoặc sử dụng quá liều quy định. Benadryl, Zyrtec, và Allegra là những loại thuốc histamin thông dụng nhất trong điều trị bệnh sổ mũi. 

Chữa sổ mũi bằng thuốc Đông y

Theo Đông y, sổ mũi xuất phát từ phong hàn và phong nhiệt, hay còn gọi là bệnh cảm mạo phong hàn và cảm mạo phong nhiệt. Để điều trị cảm mạo phong hàn, bệnh nhân có thể sử dụng 1 trong những bài thuốc sau đây: 

  • Bài thuốc 1: Ma hoàng (8gr), Hạnh nhân (12gr), Quế chi, Cam thảo (mỗi loại 6gr). 
  • Bài thuốc 2: Sài hồ, Tiền hồ, Chỉ xác, Xuyên khung, Khương hoạt, Độc hoạt, Phục linh, Cát cánh, Phòng phong, Kinh giới (mỗi loại 40gr), Cam thảo (20gr).
  • Bài thuốc 3: Kim ngân, Liên kiều (mỗi loại 40gr), Cát cánh, Bạc hà, Lá tre, Ngưu bàng tử (mỗi loại 24gr), Cam thảo, Đậu xị (mỗi loại 20gr), Hoa kinh giới (16gr).
  • Bài thuốc 4: Tang diệp, Cúc hoa, Hạnh nhân, Cát cánh (mỗi loại 12g), Liên kiều, Lô căn (mỗi loại 8gr), Bạc hà, Cam thảo (mỗi loại 6gr). 
Thuốc Đông y hiệu quả chậm nhưng an toàn cho cơ thể
Thuốc Đông y hiệu quả chậm nhưng an toàn cho cơ thể

Biện pháp phòng ngừa hiện tượng sổ mũi

Bệnh sổ mũi hoàn toàn có thể phòng ngừa được thông qua các mẹo nhỏ sau đây: 

  • Vệ sinh mũi hàng ngày bằng bình rửa mũi hoặc dung dịch nước muối sinh lý NaCl 0,9%. 
  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là các loại thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa bệnh sổ mũi.
  • Thường xuyên vệ sinh tay đúng cách
  • Hạn chế tiếp xúc với các môi trường ô nhiễm, nhiều vi khuẩn. 
  • Đeo khẩu trang khi ra đường hoặc khi đến những nơi đông người và bệnh viện. 
  • Luyện tập thể dục, thể thao điều độ, vừa sức để tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch.

Tuy sổ mũi không phải là căn bệnh khó chữa, nhưng bệnh nhân cũng không nên chủ quan với tình trạng này. Khi bị sổ mũi trong thời gian kéo dài và không rõ nguyên nhân, bệnh nhân nên đến thăm khám ngay tại các cơ sở y tế hoặc bệnh viện chuyên khoa.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

cta-mobile-app cta-mobile-app
Chat với chúng tôi
Zalo