Phát ban đỏ không sốt là dấu hiệu của bệnh gì? Cách điều trị hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lô Thị Lâm Anh | Bệnh lý: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Phát ban đỏ không sốt – tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ và người lớn khiến nhiều người lo lắng. Theo các chuyên gia da liễu, việc chăm sóc da không đúng cách hoặc ảnh hưởng môi trườn bên ngoài có thể gây ra dấu hiệu nổi ban đỏ nhưng không sốt. Ngoài ra, đây có thể là biểu hiện của nhiều bệnh da liễu như mề đay, phát ban, viêm da, dị ứng thời tiết,…. Việc xác định rõ nguyên nhân sẽ đóng vai trò quan trọng để lựa chọn được phương pháp điều trị, phòng ngừa đúng cách. 

Phát ban đỏ không sốt là biểu hiện bệnh gì? Nguyên nhân gây bệnh

Phát ban đỏ là tình trạng bề mặt da của bé xuất hiện những nốt mẩn đỏ ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể hoặc khắp người. Điều đáng nói ở đây, mặc dù nổi nhiều mẩn đỏ nhưng lại không có biểu hiện khác đi kèm như sốt, ngứa, … khiến việc nhận diện chứng bệnh trở nên khó khăn. 

Theo nhiều bác sĩ da liễu cho biết, tình trạng nổi ban đỏ không sốt có thể gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn. Một số nguyên nhân gây bệnh như:

1. Trẻ phát ban đỏ nhưng không sốt do rôm sảy

Hầu hết trẻ nhỏ trong những năm tháng đầu đời đều trải qua tình trạng bị rôm sảy làm phiền. Đây là một dạng tổn thương da cấp tính do tuyến mồ hôi bị bít tắc, bởi lúc này cấu trúc tuyến mồ hôi của bé chưa được hoàn thiện. Thêm vào đó, cách vệ sinh da bé của mẹ không sạch sẽ khiến bã nhờn và bụi bẩn ức đọng, tạo môi trường thuận lợi để vi khuẩn phát triển làm bùng phát các nốt ban đỏ, mụn nhỏ li ti. 

Rôm sảy ở trẻ nhỏ thường xuất hiện vào thời gian thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao. Mặc dù các nốt rôm sảy không gây sốt nhưng đi kèm với nó lại làm nổi mụn nước và ngứa ngày khiến trẻ khó chịu.

Rôm sảy gây ra hiện tượng trẻ bị phát ban nhưng không sốt
Rôm sảy gây ra hiện tượng trẻ bị phát ban nhưng không sốt

2. Nổi ban đỏ không ngứa do mề đay

Không ít trẻ nhỏ và người lớn gặp rắc rối bởi chứng bệnh mề đay. Đây là bệnh da liễu phổ biến gây ra các triệu chứng nổi mẩn đỏ, mụn nước khắp da kèm theo hiện tượng ngứa ngáy hoặc không ngứa, không sốt. 

Bệnh này có đặc điểm là dễ tái phát, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra mãn tính và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như phù mạch, nhiễm trùng da, sốc phản hệ,… Do vậy ngay khi phát hiện có triệu chứng, các bạn nên chủ động tới bệnh viện thăm khám xác định rõ nguyên nhân để điều trị kịp thời.

3. Do bệnh viêm da tiếp xúc

Viêm da tiếp xúc – bệnh da liễu thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là tình trạng do da chúng ta tiếp xúc, chạm phải các tác nhân có khả năng gây dị ứng như hóa chất, xà phòng, chất tẩy rửa, chất kiềm, nông động vật, phấn hoa, mủ thực vật,…

Viêm da tiếp xúc làm nổi nốt ban đỏ nhưng không làm xuất hiện triệu chứng sốt
Viêm da tiếp xúc làm nổi nốt ban đỏ nhưng không làm xuất hiện triệu chứng sốt

Khi bị viêm da tiếp xúc, người bệnh thường có biểu hiện da nổi các nốt sẩn hồng, đỏ, mụn nước kèm theo cảm giá ngứa ngáy, khó chịu nhưng không sốt.

4. Kích ứng da do tiếp xúc với mặt trời

Tình trạng này thường gặp ở đối tượng là trẻ nhỏ vì làn da của trẻ rất mỏng mảnh, dễ bị kích ứng hơn người lớn. Do vậy, khi da của bé tiếp xúc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời trong thời gian dài có thể gây ra tình trạng bị đỏ nên còn gọi là phát phan do ánh nắng. 

Tình trạng này do sự tác động của ánh nắng mặt trời khiến da kích ứng nổi đỏ nhưng không gây sốt hoặc ngứa do vậy không ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này kéo dài, có thể khiến da trẻ nhỏ bị nóng rát rồi bong tróc mảng da. Do vậy, mẹ cũng nên chú ý tránh để trẻ tắm nắng quá lâu hoặc tắm nắng sau 9 giờ sáng.

5. Dị ứng thực phẩm

Đây là một trong những bệnh thường gặp ở cả trẻ nhỏ và người lớn do sử dụng phải thực phẩm có khả năng gây dị ứng như trứng, sữa, hải sản, đậu phộng, … Lúc này, nếu chú ý các bạn sẽ thấy da xuất hiện nhiều nốt đỏ như phát ban, kèm theo hiện tượng đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy nhưng không có hiện tượng sốt hoặc ngứa.

Dị ứng thực phẩm cũng là nguyên nhân làm nổi ban đỏ nhưng không gây sốt
Dị ứng thực phẩm cũng là nguyên nhân làm nổi ban đỏ nhưng không gây sốt

Ở mức độ nhẹ bệnh có thể tự thuyên giảm sau thời gian nhất định từ 3 – 5 giờ. Tuy nhiên nếu dị ứng thực phẩm nặng nếu không được xử lý kịp thời sẽ rất nguy hiểm tới sức khỏe. Đặc biệt ở một số trường hợp, dị ứng thực phẩm có thể thành dạng sốc phản hệ, đe dọa tính mạng. 

Phát ban đỏ không sốt – Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu tình trạng phát ban đỏ nhưng không sốt tự thuyên giảm hoặc mất đi sau một vài giờ thì bạn không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, nếu thấy xuất hiện kèm theo một trong số các biểu hiện dưới đây thì người bệnh cần được chăm sóc y tế và nên sớm thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa:

  • Tình trạng phát ban nhưng không sốt xuất hiện trên 2-3 ngày và không biến mất.
  • Tại những vị trí phát ban có thể xuất hiện mụn nước, mụn mủ, lở loét hoặc da bị viêm nặng.
  • Xuất hiện một số biểu hiện cấp tính nguy hiểm như buồn nôn, khó thở, đau bụng…
  • Ở trẻ nhỏ, thường kèm theo tình trạng bé bỏ ăn, khó ngủ, quấy khóc,… Cha mẹ nên theo dõi bé kỹ càng để sớm phát hiện những dấu hiệu bất thường.

Phải làm sao khi bị phát ban đỏ không sốt?

Các nốt phát ban đỏ xuất hiện không chỉ khiến làn da kém thẩm mỹ. Nghiêm trọng hơn đó có thể là dấu hiệu của bệnh lý ngoài da nào đó, nếu không xử lý kịp thời có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Do vậy, ngay khi phát hiện có dấu hiệu các bạn nên chủ động điều trị càng sớm càng tốt. Một số phương pháp điều trị phát ban đỏ nhưng không sốt như:

Cách chữa trị nổi mẩn đỏ nhưng không sốt tại nhà

Khi thấy da xuất hiện các nốt ban đỏ các bạn có thể sử dụng các loại thảo dược tự nhiên như lá khế, lá hẹ, kinh giới, nha đam… theo kinh nghiệm dân gian để giảm triệu chứng này.

Tắm lá khế là cách chữa phát ban đỏ nhưng không sốt ở trẻ nhỏ được nhiều người áp dụng
Tắm lá khế là cách chữa phát ban đỏ nhưng không sốt ở trẻ nhỏ được nhiều người áp dụng

Cách áp dụng như sau:

  • Lá khế: Dùng một nắm lá khế to rửa sạch rồi cho vào nồi cùng 5 lít nước đun sôi. Sau đó hòa nước lá khế với nước lọc vừa phải để tắm hàng ngày. Ngoài ra bạn có thể thay thế lá khế bằng một số lá khác như ngải cứu, kinh giới,… cũng mang lại hiệu quả rất tốt. Cách này đặc biệt an toàn với trẻ nhỏ bị phát ban đỏ do rôm sảy.
  • Dùng nha đam: Gel nha đam có tác dụng làm ẩm và mát da do vậy giúp cải thiện các nốt phát ban đỏ trên da. Khi gặp tình trạng này bạn có thể dùng gel nha đam thoa lên vùng da nổi ban đỏ 1- 2 lần/ngày.
  • Uống nước lá tía tô: Bạn có thể dùng một nắm lá tía tô, rửa sạch rồi đun nước để uống. Đây cũng là cách làm giảm triệu chứng nổi ban đỏ nhưng không sốt theo kinh nghiệm truyền miệng được nhiều người áp dụng.

Lưu ý: Những kinh nghiệm trị nổi phát ban đỏ nhưng không sốt trên đây chỉ phù hợp với người bệnh nhẹ. Trong một số trường hợp áp dụng không có hiệu quả, bạn nên chủ động lựa chọn phương pháp phù hợp với tình trạng để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe.

Điều trị bằng thuốc Tây y

Phát ban đỏ do nhiều nguyên nhân gây ra có thể chỉ là dị ứng thông thường hoặc biểu hiện của bệnh lý ngoài da. Thông thường, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám, xác định nguyên nhân và tùy thuộc vào mức độ sẽ xây dựng phác đồ điều trị phù hợp.

Thông thường, người bệnh sẽ được kê một số loại kháng sinh, kháng viêm, thuốc chống dị ứng, chống mẫn cảm,.. nhằm mục đích ứng chế chứng bệnh, giảm tình trạng nổi ban đỏ.

Một số loại thuốc như: 

  • Thuốc kháng histamin: Một số loại như Clorpheniramin, hydroxyzine,  cetirizin,.. Thường dùng cho người bị nổi ban đỏ không sốt do mề đay, dị ứng. 
  • Nhóm thuốc corticoid: Một số thuốc như Triamcinolone, Fluocinolone, Hydrocortisone,… có tác dụng  ức chế hệ miễn dịch, kháng viêm, giúp giảm nhanh triệu chứng mẩn đỏ. 
  • Thuốc bôi ngoài da: Thường sử dụng Phenergan, eumovate… có tác dụng tại chỗ, giúp giảm triệu chứng ban đỏ, thường sử dụng cho đối tượng bị nổi ban đỏ do dị ứng, mề đay.

Lưu ý: Người bệnh không tự ý mua và dùng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Vì sử dụng không đúng liều lượng, sai thuốc có thể gây nguy hiểm tới sức khỏe. 

Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây bởi nó có thể gây nhiều tác dụng phụ
Thận trọng khi sử dụng thuốc Tây bởi nó có thể gây nhiều tác dụng phụ

Đông y trị phát ban đỏ nhưng không sốt

Đông y – một trong những phương pháp trị phá đỏ nhưng không ngứa do mề đay, dị ứng, viêm da tiếp xúc,… Nguyên lý điều trị của Đông y là tác động vào căn nguyên, loại bỏ bệnh từ gốc. Đồng thời thuốc Đông y còn có tác dụng bồi bổ chức năng tạng phủ, cân bằng nhiệt, lưu thông khí huyết, tiêu viêm, giải độc, tăng cường sức khỏe để có đề kháng tốt. 

Đặc biệt thuốc Đông y sử dụng 100% từ các loại thảo dược tự nhiên, lành tính, không tác dụng phụ. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh và thể trạng của người bệnh, bác sĩ Đông y sẽ gia giảm thuốc phù hợp để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

Một số loại thảo dược được dùng trong các bài thuốc trị phát ban đỏ nhưng không sốt như:

  • Bồ công anh: Có tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể, hỗ trợ gan thận đào thải độc tố, tăng cường lưu thông khí huyết. 
  • Diệp hạ châu: Làm mát gan, tăng cường hoạt động giải độc, thanh nhiệt, tiêu viêm.
  • Kim ngân cành: Giúp thanh nhiệt, tán độc, kháng khuẩn, tăng cường chức năng tạng phủ.
  • Sài đất: Tiêu độc, thanh nhiệt, giảm ngứa, trị bệnh ngoài da.
  • Đan sâm: Giúp bồi bổ sức khỏe, hỗ trợ quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường sức đề kháng.

Lưu ý: Mặc dù thuốc Đông y có nhiều ưu điểm như lành tính, trị bệnh từ gốc, tuy nhiên hiệu quả chậm. Do vậy, người bệnh cần kiên trì dùng nhiều ngày kết hợp với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học. 

Đông y đem tới hướng điều trị dị ứng mẩn ngứa an toàn và chuyên sâu
Đông y đem tới hướng điều trị dị ứng mẩn ngứa an toàn và chuyên sâu

Một số điều cần lưu ý khi bị nổi mẩn đỏ không sốt

Khi bị phát ban đỏ không ngứa, các bạn cần chú ý một số vấn đề như:

Tránh dùng tay cào giã lên vùng nổi mẩn đỏ, vì điều này có thể khiến da bị tổn thương, tạo điều kiện để vi khuẩn bùng phát gây nhiễm trùng. 

  • Cần vệ sinh da sạch sẽ mỗi ngày, để da thoáng mát.
  • Tránh tiếp xúc mới môi trường khói bụi, hay các chất có khả năng gây dị ứng
  • Xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng, ăn rau xanh, trái cây nhiều vitamin giúp tăng cường sức đề kháng.
  • Tránh sử dụng thực phẩm nhiều dầu mỡ, đồ cay nóng, thức uống có cồn, có gas,..
  • Uống đủ 2 – 3 lít nước mỗi ngày giúp hỗ trợ quá trình đào thải độc tố ra ngoài, đồng tăng cường độ ẩm cho da.

Như vậy có thể thấy phát ban đỏ nhưng không sốt do nhiều nguyên nhân gây ra. Hy vọng, với chia sẻ này sẽ giúp các bạn hiểu rõ về tình trạng của trẻ từ đó có phương pháp phòng ngừa và đối phó kịp thời. 

5/5 - (2 bình chọn)

Nhờ sử dụng bài thuốc mề đay Đỗ Minh hàng ngàn bệnh nhân đã thoát khỏi mề đay, dị ứng từ cấp đến mãn tính, không trường hợp nào gặp tác dụng phụ khi dùng thuốc.[ĐỪNG BỎ LỠ]

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Chat với chúng tôi