Phát Ban Đỏ Là Gì, Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Phát ban đỏ là hiện tượng da liễu do nhiều nguyên nhân nên khiến người bệnh khó nhận ra vấn đề đang mắc phải. Không nhận thức rõ về bệnh sẽ làm cho việc chữa trị trở nên khó khăn hơn. Để hiểu rõ về phát ban đỏ, bạn đọc hãy cùng theo dõi những thông tin sau đây.

Phát ban đỏ là gì?

Nổi ban đỏ trên da là hiện tượng da biến đổi về màu sắc và kết cấu. Da trở nên mấp mô với nhiều nốt mẩn đỏ, bong tróc, có thể gây ngứa hoặc không. Triệu chứng nổi ban đỏ trên da có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc vào mỗi nguyên nhân, người bệnh sẽ có những triệu chứng bệnh phát ban đỏ cụ thể.

Phát ban nếu không được điều trị đúng cách có thể biến chứng, dễ nhiễm trùng. Tổn thương trên da lâu dài sẽ làm biến dạng da và để lại sẹo.

Nguyên nhân gây ra tình trạng phát ban đỏ

Hiện tượng này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn tới phát ban đỏ ở da là:

XEM NGAY: Chuyên gia bật mí cách chữa phát ban, mẩn ngứa AN TOÀN, MỘT ĐI KHÔNG TRỞ LẠI

Phát ban đỏ xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau
Phát ban đỏ xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau
  • Viêm da tiếp xúc: Da bị nổi ban đỏ khi tiếp xúc với các chất lạ hoặc yếu tố dễ gây kích ứng da. Những chất này có thể là hóa chất, chất độc hại, lông thú, kim loại…
  • Phát ban do dị ứng với thành phần của thuốc hoặc thực phẩm.
  • Nhiễm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng cũng dẫn đến phát ban đỏ trên da.
  • Mắc bệnh tự miễn như lupus ban đỏ.
  • Do bệnh lý ngoài da: Chàm, vảy nến, mề đay, thủy đậu, ghẻ…
  • Các nguyên nhân khác: Tâm lý bất ổn, Côn trùng đốt, Bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch như HIV…

Triệu chứng và cách điều trị phát ban đỏ trong trường hợp cụ thể

Phát ban đỏ là triệu chứng của một số vấn đề bất thường của cơ thể. Tùy từng nguyên nhân và vấn đề bệnh lý mắc phải, nốt ban sẽ có biểu hiện và cách khắc phục khác nhau. Sau đây là những trường hợp phát ban trên điển hình và các chữa bạn đọc có thể tham khảo.

1. Phát ban nhiệt

Phát ban đỏ trên da có thể xuất hiện trong thời tiết nắng nóng. Bệnh xảy ra khi ống dẫn mồ hôi bị bít tắc khiến mồ hôi không được tiết lên bề mặt da. Khi đó, mồ hôi và bã nhờn bị giữ lại phía dưới gây viêm da nhẹ hoặc phát ban.

Triệu chứng thường gặp:

  • Các nốt ban có dạng nốt rộp nhỏ, màu đỏ và hồng xung quanh.
  • Nốt ban thường xuất hiện nhiều ở vùng nếp gấp da như nách, cổ hoặc vùng da bị bó sát.
  • Người bệnh có cảm giác gai, ngứa ở vùng bít tắc mồ hôi.

Ban đỏ do nhiệt ở mức độ nghiêm trọng sẽ làm tăng nguy cơ kiệt sức, chuột rút hoặc đột quỵ.

Cách điều trị:

Da bị nổi ban đỏ do nhiệt sẽ được giảm bớt khi da được làm mát. Nếu trẻ bị phát ban đỏ do nhiệt, bố mẹ nên cho bé ở trần để giúp giảm bớt tình trạng phát ban. Những trường hợp phát ban nhiệt nặng hơn hoặc bị nhiễm trùng, người bệnh cần điều trị bằng thuốc. Bệnh nhân có thể được chỉ định thuốc xịt, kem bôi không kê đơn như hydrocortisone hoặc thuốc kháng sinh.

2. Mề đay, dị ứng

Người bệnh có thể bị dị ứng phát ban đỏ do cơ thể kích ứng với một số yếu tố. Khi đó phản ứng giải phóng histamin và một số hóa chất sẽ xảy ra. Những hợp chất hóa học được sản sinh sẽ làm huyết tương rò rỉ vào da gây viêm và nổi mề đay.

Nổi mề đay cũng gây phát ban đỏ trên da
Nổi mề đay cũng gây phát ban đỏ trên da

Triệu chứng phát ban đỏ:

  • Trên da xuất hiện những nốt sần nhỏ, đỏ ửng. Chúng tụ tập thành từng mảng hơi sưng so với vùng da bình thường.
  • Nốt mẩn có thể thay đổi về kích thước và biến mất rồi lặp lại theo thời gian. Vùng ban có thể xuất hiện ở tay, chân, mặt hoặc toàn thân.
  • Người bệnh thường bị ngứa ngáy và khó chịu.
  • Bệnh nhân phát ban đỏ không sốt hoặc có sốt nhẹ.

Cách điều trị:

Muốn đạt được hiệu quả điều trị phát ban, nguyên tắc đầu tiên là xác định nguồn gốc dị ứng nổi mề đay. Người bệnh có thể điều trị bằng thuốc đặc trị từng tình trạng dị ứng. Đồng thời, bệnh nhân cũng có thể sử dụng kem calamine để giảm ngứa và kích ứng.

3. Phát ban mẩn đỏ do bệnh chàm

Chàm là tình trạng dị ứng da mãn tính. Hiện nay nguyên nhân gây bệnh chưa được xác định. Khi mắc bệnh, triệu chứng nổi bật là:

  • Vùng da bị chàm sạm màu có những vết loang lổ theo vùng.
  • Khi da khô sẽ bong tróc vảy
  • Người bệnh có thể bị phát ban đỏ ở mặt, chân tay hoặc những khu vực có ma sát với quần áo như thắt lưng.

Hiện nay chưa có cách điều trị dứt điểm bệnh chàm. Việc chữa trị vẫn mang tính chất tạm thời. Người bệnh có thể dùng các sản phẩm thuốc bôi chứa corticoid hoặc kem dưỡng da calamine. Đồng thời bệnh nhân cũng được khuyến khích mặc những loại quần áo có chất liệu mềm mịn.

4. Nhiễm ký sinh trùng trên da

Một số loại ký sinh trùng như giun cát, ký sinh trùng siêu nhỏ từ ốc sên, sán chó mèo… đều có thể gây phát ban đỏ ngứa. Người bệnh có triệu chứng nổi bật là vết sưng nhỏ nổi lên ngoằn ngoèo trên da. Tình trạng này xảy ra do ký sinh trùng di chuyển dưới da và để lại dấu vết ở những nơi chúng đi qua.

Phát ban đỏ do nhiễm ký sinh trùng không chỉ xuất hiện ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh mà còn có thể ở cả người lớn.

Để điều trị bệnh này, người bệnh cần sử dụng kết hợp các loại kem bôi để làm giảm mẩn ngứa với các loại thuốc chống giun sán.

5. Bệnh thủy đậu

Da bị phát ban trong trường hợp này là do cơ thể bị nhiễm virus varicella-zoster. Virus này lây nhiễm qua đường hô hấp, do dính nước bọt và chất nhầy của người đã mắc bệnh. Vì vậy nếu chưa biết thủy đậu gây phát ban đỏ có lây không thì câu trả lời là có.

Khi bị thủy đậu da bị nổi mẩn đỏ mọng nước
Khi bị thủy đậu da bị nổi mẩn đỏ mọng nước

Triệu chứng:

  • Da có các nốt mẩn nhỏ như hạt đậu dạng bọng nước. Chúng có thể bị vỡ nếu bệnh nhân gãi. Các nốt ban sẽ khô dần lại, tạo thành vảy trong một tuần rồi biến mất.
  • Hiện tượng phát ban trên da còn đi kèm sốt, đau nhức khắp cơ thể và đau họng.

Cách điều trị:

Khi mắc phải thủy đậu, người bệnh cần sử dụng thuốc tím (Xanh Methylen) để bôi lên nốt mẩn nhằm tránh viêm nhiễm và ngăn ngừa sẹo. Điều quan trọng là giữ gìn vệ sinh da, mặc quần áo rộng rãi và tránh đi ra gió.

6. Bệnh sởi

Sởi cũng là bệnh truyền nhiễm gây nổi ban đỏ trên da. Khi mắc bệnh này, người bệnh có những triệu chứng như:

  • Da màu đỏ hoặc ửng hồng. Những đốm đỏ không nổi lên da, chúng có thể dính vào nhau tạo thành vùng đỏ lớn.
  • Ngoài nổi ban đỏ, người bệnh còn bị ho, đỏ mắt, sốt và chảy nước mũi.

Bệnh sởi thường gây phát ban đỏ ngoài da ở trẻ em dưới 12 tuổi. Bệnh sởi có thể tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày nghỉ ngơi và cách ly tại nhà. Tuy nhiên cũng có khoảng 10% người bệnh gặp biến chứng nặng. Khi đó người bệnh cần tìm đến bác sĩ để được hỗ trợ phù hợp.

7. Sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết có thể gây phát ban đỏ không ngứa ở cả trẻ sơ sinh, trẻ em và người lớn. Bệnh xuất hiện do cơ thể nhiễm virus do muỗi đốt. Khi mắc bệnh, bệnh nhân thường có những triệu chứng như:

Phát ban do sốt xuất huyết có thể tự hết sau khoảng 2 tuần
Phát ban do sốt xuất huyết có thể tự hết sau khoảng 2 tuần
  • Nốt đỏ xuất hiện do xung huyết dưới da. Dùng tay kéo giãn nốt đỏ sẽ thấy tia máu.
  • Bệnh nhân sốt cao khoảng 39 – 40 độ C.
  • Người bệnh có thể đau nhức đầu, đau mắt, buồn nôn, đau nhức cơ và xương.

Cách điều trị:

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết. Đa phần bệnh tự khỏi trong khoảng 2 tuần. Hầu hết bệnh nhân được khuyên nghỉ ngơi, uống nhiều nước. Người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thuốc giảm sốt và đau khớp như Paracetamol, aspirin, acetaminophen. Những trường hợp nặng, bệnh nhân bị sốc hoặc chảy máu thì cần được cấp cứu lập tức.

8. Sốt phát ban đỏ

Đây là bệnh dễ gặp ở trẻ em, thậm chí là trẻ sơ sinh do nhiễm virus Parvovirus B19. Khi mắc bệnh trẻ có các biểu hiện như:

  • Trẻ phát ban đỏ sau 3 ngày sốt.
  • Nốt ban có thể là điểm hoặc những mảng nhỏ màu hồng. Quanh những vết ban có quầng trắng.
  • Ban thường phát ở ngực, sau lưng, bụng rồi lan đến cổ, canh tay, chân và mặt.
  • Hai má của bé sưng lên, đỏ ửng.

Ngoài ra người bệnh có cảm giác mệt mỏi, khó chịu, tiêu chảy nhẹ…

Phát ban đỏ có thể tự biến nhất nhờ hệ miễn dịch. Tuy nhiên nếu bị sốt cao, người bệnh nên dùng paracetamol để giảm sốt. Người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ sớm.

9. Phát ban đỏ HIV

Phát ban đỏ có thể là dấu hiệu ban đầu giúp nhận biết mắc HIV. Trong trường hợp này, người bệnh có thể có các dấu hiệu sau:

  • Da hơi sưng, có các đốm màu đỏ hoặc hồng đối với người da trắng và đốm màu tía đậm đối với người có da tối màu.
  • Phát ban có thể đi kèm mụn nước, mụn mủ nhỏ.
  • Sờ vào da thấy nốt ban dày, nổi cộm và có ranh giới rõ ràng so với vùng da bình thường.
  • Tình trạng phát ban xuất hiện sau 2 – 3 tuần phơi nhiễm
  • Ban đỏ thường xuất hiện trên vai, ngực, mặt bàn tay và phần trên cơ thể.
  • Các triệu chứng khác: Buồn nôn, nôn mửa, đau miệng, sốt, đau cơ, đau miệng, mờ mắt, ăn không ngon…

Đối với phát ban đỏ HIV, người bệnh cần điều trị theo hướng dẫn của chuyên gia sức khỏe. Bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm ngứa hoặc các loại thuốc dị ứng da.

Ngoài các vấn đề sức khỏe trên, phát ban đỏ trên da còn có thể do nhiều vấn đề khác gây ra. Nhiều trường hợp nổi phát ban đỏ không ngứa, không sốt là do các bệnh lý trong cơ thể. Những bệnh thường gặp là bệnh gan, thận, mật, bệnh về máu…

Chữa khỏi PHÁT BAN ĐỎ, MỀ ĐAY MẨN NGỨA triệt để bằng bài thuốc Nam gia truyền – Mề đay Đỗ Minh

Bài thuốc chữa phát ban, mề đay Đỗ Minh Đường ra đời từ hơn 150 năm trước dựa trên những y lý, y trị của YHCT, tập trung trị bệnh tận gốc từ căn nguyên, đẩy lùi tác nhân gây bệnh, phục hồi tạng phủ – bài thuốc Mề đay Đỗ Minh đã mang đến niềm vui cho hàng ngàn người bệnh trên khắp cả nước.

Theo đó, 1 liệu trình bài thuốc chữa phát ban, mề đay Đỗ Minh được kết hợp từ 3 bài thuốc nhỏ, gồm: Bài thuốc đặc trị phát ban, Thuốc bổ gan dưỡng huyết và Thuốc bổ thận giải độc. Công thức thành phần được phối chế và kết hợp theo TỶ LỆ VÀNG đem lại hiệu quả chuyên sâu, vượt trội trong điều trị bệnh.

XEM THÊM:  Mề đay Đỗ Minh – Giải pháp VÀNG cho bệnh nhân phát ban, mề đay, dị ứng

Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh là sự kết hợp hài hòa của hơn 30 loại thảo dược quý theo công thức bí truyền 150 năm tuổi. Trong đó có nhiều dược liệu là vị thuốc chủ chốt trong các bài thuốc bí truyền điều trị các bệnh về da, có thể kể đến như: Phòng phong, Đơn đỏ, Xuyên khung, Bồ công anh, Kim ngân cành, Cà gai, Tơ hồng xanh…

Đặc biệt, 100% dược liệu trong bài thuốc đều được thu hái, tuyển chọn từ các vườn trồng thảo dược sạch, đạt chuẩn GACP – WHO do chính nhà thuốc Đỗ Minh Đường xây dựng tại Hòa Bình, Hưng Yên hay Gia Lâm (Hà Nội). Nhờ đó, chất lượng thành phần dược liệu được kiểm soát nghiêm ngặt, đảm bảo không gây ra tác dụng phụ, an toàn cho cả trẻ em, phụ nữ đang mang thai và cho con bú.

Bài thuốc chữa phát ban, mề đay Đỗ Minh đã giúp hàng ngàn người bệnh trên khắp cả nước khỏi bệnh. Hơn 90% bệnh nhân phản hồi đạt được kết quả như mong muốn chỉ trong 2 – 4 tháng điều trị, trong đó có cả nghệ sĩ nổi tiếng như diễn viên Nguyệt Hằng.

[Đỗ Minh Đường Giúp Hàng Ngàn Bệnh nhân, người nổi tiếng thoát khỏi bệnh phát ban đỏ, mề đay]

Bạn đọc muốn tìm hiểu thêm về bài thuốc chữa phát ban đỏ, mề đay Đỗ Minh Đường, liên hệ ngay chuyên gia nhà thuốc chúng tôi để được tư vấn và thăm khám MIỄN PHÍ:

Cách phòng tránh tình trạng phát ban đỏ

Để phòng tránh da bị phát ban, mọi người cần chú ý những biện pháp phòng tránh sau:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ thường xuyên nhằm hạn chế các tác nhân có hại tấn công da.
  • Tránh xa những người mắc bệnh có nguy cơ lây lan.
  • Tránh tiếp xúc với những yếu tố dễ gây dị ứng: hóa chất, thực phẩm, thuốc, mỹ phẩm, khói bụi…
  • Thoa kem dưỡng ẩm thường ngày để tạo ẩm và duy trì độ ẩm cần thiết cho da.
  • Tiêm phòng cho trẻ phòng chống những căn bệnh gây phát ban trên da.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học nhằm cung cấp đủ năng lượng và dưỡng chất cho cơ thể. Nên bổ sung thêm rau xanh và trái cây, đây là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt cho sức đề kháng.
  • Tập thể dục thường xuyên nhằm giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất, tăng sức đề kháng và giúp tinh thần thoải mái.
  • Đi khám bệnh định kỳ để tầm soát bệnh và điều trị bệnh sớm.

Phát ban đỏ là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Vì vậy nếu nhận thấy nổi mẩn đỏ kéo dài kèm theo các triệu chứng bất thường khác, bạn cần sớm đi khám bệnh. Mỗi nguyên nhân dẫn tới phát ban trên da đều  được điều trị theo những cách cụ thể. Điều quan trọng là xác định đúng nguyên nhân và chữa trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

5/5 - (3 bình chọn)

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo