Hay bị nổi mề đay vào ban đêm là do đâu, làm thế nào chữa khỏi?
Nổi mề đay vào ban đêm thực chất là một dạng của bệnh mề đay thông thường. Bệnh gây ra cảm giác ngứa ngáy, bứt rứt, khó chịu vào ban đêm, khiến cho nhiều người bị mất ngủ, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày. Nguyên nhân của tình trạng này là do đâu, làm thế nào để chữa khỏi?
Nổi mề đay vào ban đêm có nguyên nhân do đâu?
Nổi mề đay vào ban đêm cũng như những thể bệnh mề đay khác, đều xảy ra do phản ứng của mao mạch với da, dẫn tới hiện tượng phù ở trung bì, làm da nổi mẩn đỏ và gây ngứa.
Hiện nay vẫn chữa có một kết luận chính xác nào về nguyên nhân gây ra bệnh lý này. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho biết, vào ban đêm cơ thể thường giải phóng ra nhiều Cytokine – một hoạt chất có khả năng gây viêm dưới da và sinh ra mề đay, mẩn ngứa. Bên cạnh đó, tình trạng da bị mất nước cũng thường xảy ra về đêm. Điều này sẽ làm cho da bị khô, dễ bong tróc, dễ bị kích ứng và gây ngứa.
Ngoài ra, theo các nhà khoa học, tác nhân khiến con người bị nổi mề đay vào buổi tối có thể đến từ một vài yếu tố sau:
- Do môi trường sống: Môi trường bị ô nhiễm, độ ẩm thời tiết cao, kết hợp với việc nhà cửa và nơi làm việc không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm mốc tích tụ lại làm kích ứng da và khiến con người bị nổi mề đay vào ban đêm.
- Do cơ địa nhạy cảm: Một số người có cơ địa nhạy cảm (có thể do tự nhiên hoặc do di truyền) thường dễ bị dị ứng bởi sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt là khi chuyển từ nóng sang lạnh một cách đột ngột. Một số khác thì dễ bị kích ứng bởi các loại thực phẩm như hải sản, động vật có vỏ nói chung, đậu phộng, trứng, sữa, …
- Do tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc như thuốc ngủ, thuốc tránh thai,… có thể khiến người sử dụng gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ và ngứa ngáy. Đây là tác dụng phụ của các loại thuốc này. Khi gặp phải tình trạng này, bệnh nhân cần sớm thông báo cho bác sĩ điều trị để có hướng xử lý kịp thời.
- Do bệnh lý: Hiện tượng mề đay, mẩn ngứa đôi khi có thể là dấu hiệu cho thấy sự suy giảm của chức năng gan, thận. Độc tố tích tụ lâu ngày trong cơ thể và buộc phải bài tiết qua da. Từ đó gây nổi mề đay, mẩn ngứa.
- Do hệ miễn dịch kém: Những người mắc các bệnh liên quan đến sự suy giảm của hệ thống miễn dịch như HIV, tiểu đường, Lupus ban đỏ,… thường có xu hướng dễ bị nổi mề đay và ngứa da. Tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng vào ban đêm.
Triệu chứng nhận biết nổi mề đay vào ban đêm dễ nhận biết
Đặc trưng của bệnh là cảm giác ngứa dữ dội và các nốt mẩn đỏ nổi sần phù trên da. Chúng thường lan rộng trên toàn thân khi bệnh nhân cào gãi. Hầu như các nốt ban đều có hình dạng khác nhau với kích thước không cố định. Ngoài ra, mề đay nổi về đêm còn kèm theo một số triệu chứng như:
- Nổi mẩn đỏ, sẩn phù trên da: Tình trạng nổi mẩn từ nhẹ đến trung bình. Lúc này thường kèm theo triệu chứng ngứa da, tạo thành phản xạ gãi. Hành động này dễ khiến các nốt mề đay lan rộng hơn sang các vùng da xung quanh.
- Ngứa da dữ dội: Ngứa da do nổi mề đay vào ban đêm thường nghiêm trọng hơn so với ban ngày. Đồng thời, do phản xạ tự nhiên của cơ thể, người bệnh thường gãi mạnh, vừa gây bệnh lan nhanh, vừa tăng nguy cơ khiến da bị tổn thương, bội nhiễm.
- Ngoài ra, còn dễ gặp một số biểu hiện khác kèm theo như: Sốt nhẹ hoặc sốt cao, khó thở, buồn nôn, chóng mặt, phù mạch tại một số vị trí như môi, mí mắt, bộ phận sinh dục…
Tình trạng nổi mề đay về đêm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Điển hình là tình trạng khó thở, suy hô hấp, sốc phản vệ… Vì vậy, các bậc phụ huynh cần quan sát cẩn thận, kỹ lưỡng và đưa bé thăm khám để được xử lý kịp thời.
Mẹo xử lý khi bị nổi mề đay vào ban đêm
Nổi mề đay vào ban đêm là bệnh lý cấp tính, thường không gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe và tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng này lại khiến cho người bệnh bị mất ngủ thường xuyên, lâu ngày gây mệt mỏi, khó chịu và ảnh hưởng tới thẩm mỹ.
Lúc này, bạn cần chú ý mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, hạn chế gãi, chà xát mạnh lên da để tránh làm tổn thương và viêm nhiễm nặng hơn. Đồng thời, hãy thử kiểm tra xem bạn có đang bị dị ứng thuốc, thực phẩm, lông thú, … hay không. Nếu là do những yếu tố ngoại cảnh thì ngay lập tức hãy loại bỏ chúng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo vặt giúp giảm ngứa ngáy do nổi mề đay vào ban đêm như:
- Sử dụng máy tạo độ ẩm trong phòng ngủ để làm ẩm không khí, nhỏ một vài giọt tinh dầu hoa oải hương lên gối ngủ để thư giãn.
- Trước khi đi ngủ, uống một cốc nước gừng pha mật ong giúp làm ấm cơ thể từ bên trong, từ đó giảm nhanh các triệu chứng mề đay, mẩn ngứa.
- Uống trà hoa cúc giúp an thần, tạo cảm giác dễ chịu, kích thích buồn ngủ, giúp giảm bớt cảm giác sự khó chịu của bệnh nổi mề đay vào ban đêm.
- Sử dụng một số cách trị mề đay tại nhà bằng các loại lá cây có tác dụng chống viêm, làm dịu da như sài đất, lá khế chua, … để nấu nước tắm hàng ngày.
- Rang nóng lá khế hoặc lá kinh giới rang nóng để chườm lên da, giúp các mao mạch giãn nở, tăng lưu thông tuần hoàn máu, từ đó giảm tình trạng ngứa ngáy, nổi mẩn.
Các loại thuốc điều trị nổi mề đay vào ban đêm
Nếu tình trạng nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy diễn ra thường xuyên, liên tục trong thời gian dài, rất có thể bạn đã bị mề đay mãn tính. Bạn nên nghĩ ngay đến việc đi khám sớm để được chữa trị kịp thời. Tùy thuộc vào mức độ bệnh của từng người mà các bác sĩ sẽ có những chỉ định dùng thuốc phù hợp. Và bạn cũng có thể lựa chọn thuốc Tây y hoặc thuốc Đông y để điều trị, mỗi loại sẽ có ưu, nhược điểm riêng.
Điều trị nổi mề đay vào ban đêm bằng thuốc Tây y
Các loại thuốc Tây y có tác dụng làm giảm triệu chứng mề đay nhanh chóng, giúp bệnh nhân cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, trong thuốc có chứa một số thành phần có khả năng gây ra tác dụng phụ nên người bệnh khi sử dụng thuốc cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn.
Một số loại thuốc thường được chỉ định để điều trị mề đay về đêm thường gồm:
- Thuốc kháng Histamin, thường dùng là Chlorpheniramine, Diphenhydramine, Hydroxyzin, Promethazin, có tác dụng ngăn ngừa tình trạng giải phóng Histamin gây viêm, ngứa, nổi mẩn đỏ.
- Các loại kem bôi ngoài da có chứa Steroid hoặc Corticosteroid giúp giảm viêm và giảm ngứa.
- Một số loại thuốc an thần, gây buồn ngủ, giúp hỗ trợ giấc ngủ vào ban đêm. Các loại thuốc phổ biến bao gồm
- Promethazine, Hydroxyzine, Chlorpheniramine hoặc Diphenhydramine.
Các vị thuốc Đông y thường dùng để chữa mề đay
Trong Đông y, mề đay, mẩn ngứa xuất hiện do sự suy giảm của các tạng gan, thận khiến chức năng giải độc kém, hệ miễn dịch suy yếu. Cùng lúc đó, cơ thể bị các yếu tố ngoại tà như phong hàn, thấp nhiệt tấn công, không có sức chống đỡ nên sinh ra bệnh.
Để điều trị bệnh triệt để cần tập trung bồi bổ, phục hồi chức năng tạng gan, thận đồng thời tăng cường sức đề kháng, tạo ra hàng rào phòng vệ cho cơ thể trước các tác nhân gây hại. Theo đó, Đông y sẽ sử dụng một số loại thảo dược sau để đẩy lùi tình trạng nổi mề đay vào ban đêm:
- Diệp hạ châu: Giải độc, tiêu viêm, mát gan, thanh nhiệt điều trị mề đay, mụn nhọt.
- Sài đất: Tiêu độc, giải độc gan, thanh nhiệt, chữa mề đay, rôm sảy, chàm…
- Kim ngân cành: Kháng sinh, kháng khuẩn, chữa dị ứng, mẩn ngứa
- Thuyền thoái: Vị ngọt, tính hàn, quy kinh can và phế (gan và phổi), tác dụng trừ phong thanh nhiệt giảm ngứa.
- Ngưu bàng tử: Vị cay đắng, tính hàn, quy kinh phế vị, tác dụng sơ tán phong nhiệt, tiêu sưng giải độc.
- …
Cách phòng tránh nổi mề đay vào ban đêm
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, do đó muốn ngăn ngừa tình trạng nổi mề đay vào ban đêm, mọi người cần chú ý thực hiện những điều sau đây:
- Giữ gìn nơi ở và nơi làm việc sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh nhà cửa, văn phòng để loại bỏ vi khuẩn, nấm mốc và loại bỏ nguy cơ bị nổi mề đay.
- Không mang chó, mèo vào phòng ngủ, đặc biệt là giường ngủ để tránh lông của chúng bám vào chăn, màn, gây nổi mề đay.
- Hạn chế tiêu thụ các loại hải sản dễ gây dị ứng như tôm, động vật có vỏ, các loại quả mọng,… vào buổi tối.
- Thay đổi chế độ ăn uống, bổ sung nhiều rau xanh, trái cây để tăng cường vitamin, khoáng chất giúp cải thiện sức đề kháng.
- Tăng cường vận động, tập luyện thể dục để nâng cao hệ thống miễn dịch, bảo vệ sức khỏe.
Nổi mề đay vào ban đêm thường không nghiêm trọng và có thể cải thiện bằng nhiều biện pháp tại nhà. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, tình trạng này có thể là dấu hiệu của những bệnh lý khác. Do đó, nếu cảm thấy có sự bất thường, bạn nên tìm đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị.
Có thể bạn quan tâm:
12 Cách Chữa Nổi Mề Đay Tại Nhà Đẩy Lùi Bệnh Nhanh Chóng
Nổi mề đay kiêng gì và nên làm gì để phòng tránh bệnh tái phát
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!