Nổi mề đay ở mặt: Nguyên nhân và cách chữa trị hiệu quả
Nổi mề đay ở mặt là một trong những vấn đề về da liễu thường gặp khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và mất tự tin. Bệnh không quá nguy hiểm nhưng nếu không có biện pháp xử lý kịp thời thì có thể khiến tình trạng mề đay trở nặng, gây ngứa ngáy toàn thân, phát ban và nóng sốt, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.
Nguyên nhân gây nổi mề đay ở mặt
Nổi mề đay ở mặt đặc trưng với những dấu hiệu như ngứa ngáy, nổi đốm đỏ hoặc mụn nước li ti, sưng phù mặt, cảm giác nóng mặt, da mặt đỏ lên. Tình trạng này có thể xảy ra chỉ trong vài ngày nhưng cũng có thể kéo dài và chuyển sang mề đay mãn tính. Không chỉ gây ngứa ngáy, khó chịu, bệnh còn ảnh hưởng tới ngoại hình khiến nhiều người cảm thấy mất tự tin, ngại giao tiếp. Điều này sẽ tác động xấu đến tâm lý, sức khỏe và công việc của người bệnh.
Theo các chuyên gia Da liễu, có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mề đay trên mặt. Trong đó, những lý do phổ biến đến từ những yếu tố sau:
- Dị ứng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da: Những sản phẩm này thường chứa nhiều hóa chất, chì, dầu khoáng, paraben và có độ pH cao. Nếu không được sử dụng phù hợp, các thành phần này có thể làm phá vỡ môi trường tự nhiên trên da, khiến da suy yếu, mỏng và dễ nổi sẩn ngứa, phát ban.
- Do tiếp xúc nhiều với ánh nắng: Các tia UV trong nắng mặt trời được biết đến là tác nhân gây hại cho da khiến da bị khô sạm và lão hóa. Do da mặt là phần nhạy cảm lại thường xuyên không được che đẩy nhiều nên với nhiều người đây là lý do khiến da bị kích thích nổi mề đay ở mặt.
- Do nhiệt độ thay đổi đột ngột: Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột của môi trường sẽ khiến cho da mặt không thích ứng kịp và dẫn đến tình trạng mẩn ngứa. Lúc này, mề đay ngoài nổi mề đay trên mặt còn có thể xuất hiện ở cả tay, chân, bụng, ngực hoặc toàn thân.
- Do da quá khô: Bề mặt da thường được bảo vệ bởi lớp màng lipid – có tác dụng duy trì độ ẩm và giảm ảnh hưởng của các tác nhân bên ngoài. Nhưng vì lý do nào đó, có thể do thời tiết hoặc cơ thể thiếu nước, … da trở nên quá khô, khiến màng lipid bị phá hủy và da sẽ bị mẩn ngứa.
- Do côn trùng cắn: Đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng nổi mề đay ở mặt. Nọc độc của côn trùng sẽ khiến cho da nổi những mụn nước li ti gây cảm giác ngứa ngáy, căng nóng và ửng đỏ. Một số loài côn trùng thường gây mề đay cho da là kiến ba khoang, các loài sâu, bọ,…
- Nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân kể trên, nổi mề đay trên da mặt còn có thể xảy ra do tiếp xúc với các dị nguyên như bụi bẩn, nấm mốc, phấn hoa, lông động vật, … Hoặc cũng có thể do cơ địa bị dị ứng với thực phẩm hoặc gặp phải phản ứng phụ của một số loại thuốc. Những trường hợp này thường có khả năng nổi mề đay cả những vùng da khác.
Dấu hiệu nổi mề đay ở mặt thường gặp
Nổi mề đay ở mặt cũng có những dấu hiệu tổn thương tương tự như nổi mề đay ở cổ, lưng,… hay các vùng da khác. Đặc trưng của bệnh là
Nổi mề đay trên mặt đặc trưng bởi tổn thương da xuất hiện ồ ạt, lan rộng khắp vùng má, trán và cằm. Ngoài sang thương da, mề đay còn gây ngứa, khó chịu và châm chích. Khi da mặt bị mề đay thì thường có các biểu hiện phổ biến như sau:
- Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, sẩn ngứa, có kích thước, hình dáng to nhỏ khác nhau.
- Toàn bộ vùng da mặt ứng đỏ, hơi sưng, cảm giác nóng rát, bị châm chích và ngứa ngáy.
- Da có thể bị nứt nẻ, bong tróc, kèm theo có các mụn nước trắng nhỏ li ti
- Môi, mắt và tai có dấu hiệu sưng đỏ
- Các đám mề đay có thể lan xuống vùng cổ và vai.
- Một số trường hợp có dấu hiệu sốt nhẹ,
Khi gặp các dấu hiện kể trên, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Đặc biệt, nếu sau nhiều ngày, hiện tượng sưng đỏ, ngứa ngáy không thuyên giảm, bạn cần sớm thăm khám để được chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và điều trị kịp thời. Tránh để lâu sẽ dẫn tới những hệ quả xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe và thẩm mỹ sau này.
Nổi mề đay ở mặt có nguy hiểm không?
Nổi mề đay ở mặt có nguy hiểm không là thắc mắc của khá nhiều người. Câu trả lời từ phía các bác sĩ chuyên khoa là bệnh không quá nguy hiểm và cũng không khó điều trị. Tuy nhiên, tình trạng này ảnh hưởng khá lớn đến tâm trạng, sức khỏe, đời sống sinh hoạt của bệnh nhân.
Đặc biệt, trong nhiều trường hợp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, người bệnh có thể chuyển sang giai đoạn mề đay mãn tính. Lúc này, bạn sẽ liên tục bị các cơn ngứa ngáy ghé thăm, những vùng mẩn đỏ sẽ lan rộng, khiến da bị bong tróc da và gây ra một số biến chứng:
- Biến chứng bội nhiễm: Hành động gãi ngứa, chà xát mạnh liên tục sẽ làm cho da bị tổn thương nặng. Cùng với đó là việc chăm sóc da không đúng cách sẽ dẫn tới nguy cơ bội nhiễm, nhiễm trùng huyết. Lúc này, việc điều trị sẽ rất khó khăn và sau đó có thể để lại sẹo.
- Viêm kết mạc dị ứng: Trong trường hợp nổi mề đay trên mặt lan rộng, bao quanh cả vùng mắt thì rất có thể sẽ gây ra hiện tượng sưng kết mạc, viêm kết mạc dị ứng và ảnh hưởng tới thị lực.
- Biến chứng phù mạch: Những khu vực bị phù mạch sẽ có hiện tượng sưng đau, bỏng rát, thường xuất hiện ở mắt, môi, lưỡi, miệng. Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị nóng sốt, khó thở, tức ngực do bị mề đay xâm nhập vào họng gây sưng viêm.
Cách trị nổi mề đay trên mặt tại nhà
Khi bị nổi mề đay ở mặt, rất nhiều người cảm thấy lo lắng và không biết làm thế nào để xử lý được tình trạng này. Trong trường hợp không quá nghiêm trọng, bạn có thể áp dụng một số cách trị nổi mề đay tại nhà, giúp xoa dịu tình trạng ngứa ngáy và hạn chế mề đay lan rộng. Bao gồm những biện pháp sau:
Giảm ngứa ngáy bằng bài thuốc dân gian
Kho tàng bài thuốc dân gian của người xưa có lưu truyền khá nhiều mẹo giúp chữa mề đay, hạn chế mẩn đỏ, ngứa ngáy. Một số thảo dược như lá khế, rau má, …. có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chống viêm, làm dịu các vết sưng đỏ từ đó làm người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
- Chữa nổi mề đay ở mặt bằng lá tía tô: Lá tía tô tươi rửa sạch, xay nhuyễn cùng 1000ml nước, rồi đem đun sôi hỗn hợp này. Sau đó, để nguội và lọc lấy nước uống hàng ngày, mỗi ngày 3-5 lần, uống liên tục trong 1 tháng.
- Bài thuốc từ rễ cam thảo: Chặt rễ cam thảo thành từng khúc, rửa sạch và đun thành nước uống hàng ngày, thay cho nước lọc. Uống khoảng 1 tuần sẽ thấy các triệu chứng mề đay được cải thiện.
- Bài thuốc từ rau má: Rau má rửa sạch, xay nhuyễn cùng nước rồi chắt lấy nước cốt để uống hàng ngày. Hoặc bạn cũng có thể phơi khô rau má rồi hãm lấy nước uống giống như chè xanh.
Hạn chế sẹo thâm bằng mặt nạ tự nhiên
Nổi mề đay trên mặt thường dễ để lại sẹo, do vậy để hạn chế vết sẹo thâm và khiến da sạm màu, bạn có thể sử dụng một số loại thảo dược tự nhiên để làm dịu tổn thương da. Nhưng cũng cần lưu ý, chỉ áp dụng biện pháp này cho những trường hợp bị nổi mề đay trên mặt không có vết thương hở và bội nhiễm.
- Mặt nạ nghệ: Trộn 2 thìa bột nghệ với 2 thìa sữa tươi không đường. Dùng hỗn hợp này thoa lên mặt trong 15 phút.
- Mặt nạ lô hội: Lô hội gọt vỏ, rửa sạch, xay nhuyễn rồi dùng để đắp lên mặt tuần 2-3 lần để giúp da giảm ngứa, bớt sần sùi và mịn màng hơn.
- Mặt nạ dứa: Dứa gọt vỏ, bỏ mắt, rửa sạch, để ráo nước, thái miếng nhỏ rồi đem giã nát và đắp lên mặt khoảng 10-15 phút. Thực hiện 2-3 lần/tuần sẽ giúp giảm ngứa, giảm sưng.
- Mặt nạ yến mạch: Trộn đều 1 thìa bột yến mạch với 1 thìa mật ong và 1 thìa sữa chua không đường. Sau đó dùng hỗn hợp này đắp lên mặt 10-15 phút. Thực hiện 2-3 lần/ tuần.
Lưu ý: Trước và sau khi đắp mặt nạ bạn cần làm sạch da bằng nước để đảm bảo hiệu quả tốt nhất, tránh làm da bị viêm nhiễm.
Thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống
Ngoài sử dụng 2 biện pháp nói trên, bạn còn cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống để tăng cường sức đề kháng, phục hồi những tổn thương ở da và ngăn ngừa nổi mề đay ở mặt trở nặng hoặc tái phát. Bao gồm:
- Chăm sóc, giữ gìn vệ sinh thân thể và da mặt mỗi ngày
- Loại bỏ những sản phẩm chăm sóc da có mùi quá nồng hoặc chứa nhiều hóa chất mạnh
- Trong thời gian bị nổi mề đay ở mặt nên tạm ngừng trang điểm để tránh làm da bị kích ứng và tổn thương nhiều hơn.
- Sử dụng các loại kem chống nắng, kem dưỡng da thích hợp để bảo vệ làn da của mình trước các tác nhân gây hại.
- Tránh không để da mặt tiếp xúc với tia cực tím trong nắng mặt trời, nên tạo thói quen đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài.
- Tăng cường bổ sung những thực phẩm có chứa nhiều vitamin, khoáng chất và polyphenol để giúp duy trì độ ẩm và tăng hàng rào bảo vệ da.
- Hạn chế thu nạp các thực phẩm dễ gây dị ứng và làm tổn hại da như hải sản, chất kích thích như bia rượu, cà phê,…
Nổi mề đay ở mặt – khi nào cần đi khám?
Nổi mề đay ở mặt, khi nào cần đi khám là câu hỏi của rất nhiều người chẳng may gặp phải bệnh lý nay. Theo các bác sĩ chuyên khoa, nếu người bệnh bị nổi mề đay ở mặt, đồng thời xuất hiện những triệu chứng như sau thì cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị sớm, bao gồm:
- Mề đay nổi trên mặt nhiều ngày không có xu hướng giảm
- Đau đầu, chóng mặt, cảm giác choáng váng, mất thăng bằng
- Tức ngực, khó thở, nhịp tim bất thường
- Buồn nôn và nôn mửa
- Khô lưỡi, sưng môi, sưng cổ họng
Đây là những dấu hiệu cho thấy, tình trạng nổi mề đay ở mặt của bạn đang khá nặng, để lâu sẽ có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm như sốc phản vệ, phù mạch, suy nhược cơ thể,…
Khi đi khám, bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán lâm sàng và chỉ định thực hiện một số xét nghiệm để kết luận và xác định mức độ bệnh của bạn. Căn cứ vào đó, các bác sĩ sẽ có thể kê cho bạn thuốc bôi ngoài và một số loại thuốc kháng sinh nhằm kiểm soát và tránh mề đay lan rộng sang các vùng da khác.
- Thuốc kháng histamin H1: Đây là loại thuốc đặc trị bệnh mề đay, có tác dụng ngăn ngừa tình trạng giải phóng Histamin gây viêm, ngứa, nổi mẩn đỏ.
- Thuốc bôi chứa corticoid: Corticoid là hoạt chất chống viêm và chống dị ứng mạnh, thường được dùng trong điều trị mề đay, viêm da cơ địa và các dạng tổn thương da mãn tính, cấp độ nặng.
- Thuốc ức chế miễn dịch: Trong trường hợp người bệnh không có đáp ứng với những loại thuốc trên, bác sĩ có thể cân nhắc việc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch để làm giảm các triệu chứng của nổi mề đay ở mặt.
- Thuốc khác: Ngoài ra, bác sĩ có thể kê thêm một số loại vitamin, thuốc bổ nhằm giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, đào thải độc tố ra bên ngoài.
Người bệnh lưu ý, những loại thuốc trên có chứa một số thành phần có thể gây ra các tác dụng phụ, ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa, gan thận. Do đó, chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Trong quá trình uống thuốc cần đặc biệt tuân thủ hướng dẫn, không được uống quá liều hoặc bỏ thuốc dở giữa chừng.
Nổi mề đay ở mặt là bệnh lý thông thường, có thể được kiểm soát và chữa khỏi nếu bạn biết cách chăm sóc. Tuy nhiên, vùng da ở mặt có đặc điểm mỏng manh, nhạy cảm, dễ tổn thương, do đó bạn cần thận trọng khi lựa chọn biện pháp xử lý. Áp dụng các biện pháp không thích hợp có thể khiến mề đay lan rộng và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm.
Có thể bạn quan tâm:
Top 3 loại thuốc trị mề đay có hiệu quả tốt nhất hiện nay mà ai cũng cần biết
Nổi mề đay kiêng gì và nên làm gì để phòng tránh bệnh tái phát
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!