Nổi mề đay ở lưng: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Nổi mề đay ở lưng và bụng là bệnh lý da liễu phổ biến ở nhiều độ tuổi. Tuy không nguy hiểm nhưng hiện tượng này gây ảnh hưởng đến đời sống và tâm lý của nhiều người. Xác định được nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp bạn tìm ra được biện pháp điều trị thích hợp. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết để phần nào đoán định được tình trạng của mình.

Nổi mề đay ở lưng là kết quả phản ứng của các mao mạch bên dưới da với các tác nhân gây hại
Nổi mề đay ở lưng là kết quả phản ứng của các mao mạch bên dưới da với các tác nhân gây hại

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở lưng

Nổi mề đay ở lưng là kết quả phản ứng của các mao mạch bên dưới da với các tác nhân gây hại xuất phát từ bên trong hoặc bên ngoài cơ thể. Lúc này, cơ thể sẽ tiết ra một hoạt chất trung gian có tên là histamin, khiến da nổi mẩn đỏ và có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. 

Bệnh rất dễ nhận biết nhưng khó xác định được nguyên nhân cụ thể. Tuy nhiên, có thể kể đến một vài tác nhân chính gây ra tình trạng nổi mề đay ở lưng như sau:

  • Thay đổi thời tiết thất thường: Nhiều người có cơ địa yếu, nhạy cảm, khi thời tiết thay đổi đột ngột sẽ làm cho cơ thể không kịp thích nghi dẫn đến tình trạng nổi mẩn, mề đay.
  • Do côn trùng cắn: Nếu nọc độc côn trùng tiếp xúc với vùng da lưng thì bạn cũng sẽ có thể nổi mề đay do nguyên nhân này. Những loại côn trùng thường có độc là kiến ba khoang, ong, bọ chét…
  • Dị ứng thuốc: Một số các loại thuốc chống viêm, kháng sinh nhóm beta lactam, thuốc kháng histamin tổng hợp… thường khiến cho người dung nạp chúng bị nổi mề đay ở lưng, tay, chân hoặc thậm chí toàn thân.
  • Dị ứng thức ăn: Bản chất gây bệnh là do hệ miễn dịch “nhầm lẫn” thực phẩm được dung nạp vào cơ thể là yếu tố ngoại lai, gây hại cho cơ thể. Do đó, cơ thể sẽ phản ứng và giải phóng các chất trung gian histamin chống lại tác nhân này và gây nổi mề đay ở lưng. Những thực phẩm thường dễ gây dị ứng là hải sản cá, tôm, cua, trứng, sữa…
Các loại thực phẩm giàu protein như cá, tôm, cua, trứng, sữa… có thể gây ra tình trạng nổi mề đay ở lưng cho một số người
Các loại thực phẩm giàu protein như cá, tôm, cua, trứng, sữa… có thể gây ra tình trạng nổi mề đay ở lưng cho một số người
  • Do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn: Sự xuất hiện của các loại vi trùng, virus gây nhiễm trùng như virus viêm gan B, viêm gan C, nhiễm khuẩn đường ruột, nhiễm khuẩn tai – mũi – họng cũng là nguyên nhân gây nổi mề đay ở lưng
  • Suy giảm chức năng gan: Chức năng gan suy giảm sẽ dẫn tới tình trạng gián đoạn chuyển hóa chất, chậm đào thải. Điều này làm tăng tích tụ chất độc hại trong cơ thể và dưới da, từ đó gây nổi mề đay ở lưng, bụng….
  • Do ảnh hưởng bệnh lý khác: Dưới ảnh hưởng của một số bệnh lý như tuyến giáp tự miễn, lupus ban đỏ, cryoglobulinemia,… gây nên tình trạng rối loạn tiết tố, giảm khả năng miễn dịch của cơ thể. Yếu tố này là tăng nguy cơ mắc bệnh đối với người bệnh.

Triệu chứng khi bị nổi mề đay ở lưng

Nổi mề đay ở lưng thường rất dễ nhận biết bằng mắt thường. Bạn có thể phát hiện bệnh qua những triệu chứng cơ bản sau:

  • Xuất hiện các nốt mẩn đỏ, sẩn phù trên vùng da lưng và thậm chí có thể lan rộng ra vùng da khác trên cơ thể. Các nốt sần có kích thước khác nhau, mọc thành mảng hoặc rải rác.
  • Người bệnh có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy, kèm theo nóng rát. Càng về chiều và đêm, cảm giác ngứa ngáy càng tăng.
  • Bệnh tiến triển nặng sẽ có thêm các triệu chứng như sốt cao, khó thở, mệt mỏi, mất ngủ, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nhiễm trùng từ vết thương trên da do người bệnh gãi mạnh,… 
Triệu chứng của nổi mề đay ở lưng có thể dễ nhận biết bởi các nốt mẩn đỏ, sẩn, phù trên vùng da lưng
Triệu chứng của nổi mề đay ở lưng có thể dễ nhận biết bởi các nốt mẩn đỏ, sẩn, phù trên vùng da lưng

Cách điều trị mề đay ở lưng và bụng phổ biến nhất

Nổi mề đay ở lưng hay tại các vị trí khác trên cơ thể có thể kéo dài nhiều giờ, nhiều tuần. Thường thì các nốt mề đay sẽ tự biến mất mà không cần can thiệp điều trị. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát lại, đồng thời việc bệnh lý kéo dài thường gây ảnh hưởng tới cuộc sống, tâm lý của người bệnh. 

Đặc biệt, nếu bệnh chuyển từ giai đoạn cấp tính sang mãn tính sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và gây ra nhiều biến chứng. Do đó, thực hiện thăm khám và điều trị bệnh lý sớm là thực sự cần thiết. Dưới đây là một số cách chữa mề đay ở lưng và bụng phổ biến nhất. 

Chữa mề đay ở lưng bằng các mẹo dân gian

Khi dấu hiệu nổi mề đay bắt đầu xuất hiện với các triệu chứng nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa mề đay theo phương pháp dân gian đơn giản, hiệu quả sau:

  • Tắm lá bạc hà: Dùng lá bạc hà đem đun thành nước tắm hàng ngày. Khi tắm dùng bã lá chà xát vào vùng da bị mẩn, sưng nóng giúp giảm tình trạng viêm, ngăn nhiễm trưng, hạ thân nhiệt và giảm cảm giác ngứa ngay.
  • Uống nước gừng: Gừng tươi rửa sạch, gọt vỏ, thái sợi, thêm giấm đường phèn rồi đun sắc lấy nước uống, sẽ giúp giảm viêm, giảm ngứa. Cách này đặc biệt thích hợp với người bị nổi mề đay vùng lưng do nhiễm lạnh.
  • Lá tía tô: Lá tía tô rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy phần nước cốt để uống hoặc đun lấy nước tắm. Phương pháp này có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và hồi phục các vùng da bị tổn thương rất tốt.

Nếu muốn biết thông chi tiết về tác dụng, hiệu quả và cách thực hiện những mẹo dân gian chữa tại nhà, bạn đọc có thể tham khảo thêm tại bài viết: Top 12 cách trị nổi mề đay tại nhà giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng

Lá tía tô chữa nhiều dược chất có tác dụng chữa mề đay hiệu quả
Mẹo sử dụng tía tô trong chữa mề đay ở lưng, giúp giảm ngứa ngáy, hỗ trợ lành vết thương trên da

Sử dụng các mẹo dân gian trong điều trị mề đay ở lưng rất đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, cách này chỉ có tác dụng hỗ trợ, giảm các triệu chứng mà không thể chữa dứt điểm bệnh lý. Mặt khác, việc sử dụng các loại thảo dược thiên nhiên cần đảm bảo nguyên liệu sạch, không dính hóa chất để tránh nguy cơ nhiễm trùng cho vết thương trên da.

Điều trị bệnh bằng thuốc Tây Y

Trong trường hợp chứng nổi mề đay tiếp tục lan rộng và có dấu hiệu bội nhiễm, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để được thăm khám, chẩn đoán. Lúc này, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định sử dụng các nhóm thuốc chữa nổi mề đay sau:

  • Thuốc kháng histamin H1: Thuốc có tác dụng làm giảm các triệu chứng bệnh lý mề đay như ngứa ngáy, mẩn đỏ và không có khả năng điều trị bệnh. Thường dùng là Loratadine, Cetirizin, Acrivastine, Fexofenadine… 
  • Nhóm thuốc Corticoid: Có tác dụng kháng viêm, giảm ngứa ngáy. Thường được sử dụng cho trường hợp mề đay cấp tính, hoặc khi người bệnh có dấu hiệu phù thanh phản, viêm mạch và không đáp ứng với nhóm thuốc kháng histamin.
  • Thuốc Adrenalin: Được sử dụng trong trường hợp nổi mề đay mãn tính, thường được kết hợp với thuốc kháng histamin nhằm điều trị các trường hợp bị dị ứng nghiêm trọng.
  • Thuốc bôi ngoài da: Thường dùng là Eumovate, Phenergan, Calamine, Menthol 1%, kháng sinh dạng thuốc mỡ,… có tác dụng giảm mẩn ngứa, giảm bong tróc, kháng khuẩn, chống lây lan.

Lưu ý: Các loại thuốc nói trên có thể gây ra tác dụng phụ. Do đó, người bệnh chỉ sử dụng các loại thuốc nói trên khi được bác sĩ kê đơn. Chú ý uống theo đúng chỉ dẫn, tuyệt đối không tự ý tăng giảm liều. Đặc biệt là với các đối tượng nhạy cảm như phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú, trẻ nhỏ.

Chữa nổi mề đay ở lưng, bụng bằng thuốc Đông y

Theo Đông Y, nguyên nhân chính gây nổi mề đay ở lưng hay các vị trí khác trên cơ thể là do chức năng thải độc gan suy giảm, nóng trong, khí huyết không thông. Vì vậy, khi chữa bệnh, các lương y sẽ sử dụng những các loại thảo dược có tác dụng tiêu viêm, giải độc, kháng khuẩn, bồi bổ chức năng ngũ tạng. Vừa giúp người bệnh chữa bệnh, vừa nâng cao sức đề kháng chống chọi với tác nhân gây hại. 

Một số loại thảo dược thường dùng để điều trị mề đay hiệu quả có thể kể đến là: bồ công anh, kim ngân cành, sài đất, diệp hạ châu, ca gai leo, bách hộ, hoàng kỳ, tơ hồng xanh… 

Các loại dược liệu này cũng chính là thành phần có trong bài thuốc nam gia truyền của nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Tuy nhiên qua hơn 150 năm ứng dụng điều trị, bài thuốc được cải tiến để phù hợp hơn với cơ địa người Việt. Với sự kết hợp của 3 phương thuốc nhỏ Thuốc đặc trị mẩn ngứa, thuốc bổ gan dưỡng huyết và thuốc bổ gan giải độc theo tỷ lệ bí truyền của dòng tộc Đỗ Minh, bài thuốc được đánh giá là có tác dụng chữa bệnh chuyên sâu, giúp ngăn ngừa tái phát hiệu quả. 

Bài thuốc nam của Đỗ Minh Đường đã lưu truyền được gần 150 năm

Đáng nói, các loại thảo dược dùng bào chế thuốc đều được Đỗ Minh Đường đầu tư vun trồng, chăm sóc theo kỹ thuật hiện đại. Người bệnh sẽ không cần phải lo lắng đến chất lượng thuốc. Nếu quan tâm, bạn đọc có thể inbox hoặc gọi đến số hotline 024 6253 6649 – 0963 302 349 để được tư vấn MIỄN PHÍ.

Những lưu ý khi bị nổi mề đay ở lưng

Việc thay đổi chế độ sinh hoạt và thói quen dinh dưỡng có ý nghĩa quan trọng, góp phần hỗ cho tiến trình điều trị nổi mề đay ở lưng diễn ra nhanh chóng, hiệu quả. Dưới đây là một số lưu ý trong chế độ ăn uống cũng như chăm sóc sức khỏe, người bệnh có thể tham khảo:

Xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý:

Khi bị nổi mề đay, người bệnh cần hạn chế các nhóm thực phẩm có nguy cơ cao gây dị ứng, bao gồm:

  • Thực phẩm chứa quá nhiều đạm, protein, chất béo động vật.
  • Thực phẩm có tính cay, nóng.
  • Thực phẩm chứa hàm lượng đường hoặc muối quá cao.
  • Các loại đồ uống có chứa chất kích thích, cồn.

Thay vào đó, người bệnh cần chủ động bổ sung các loại thực phẩm sau đây trong khẩu phần ăn của mình. Bao gồm:

  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin C.
  • Rau xanh và hoa quả chứa nhiều loại khoáng chất, vitamin tự nhiên.
  • Thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa và omega 3.
Ăn nhiều rau xanh, hoa quả để bổ sung vitamin, khoáng chất, tăng cường sức đề kháng

Chú ý đến chế độ sinh hoạt:

Để điều trị bệnh hiệu quả và hạn chế tình trạng nổi mề đay tiếp tục tái diễn, bên cạnh việc quan tâm tới chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần lưu ý đến các vấn đề sau:

  • Hạn chế việc gãi, cào, tác động mạnh nên vùng da bị sưng phù, mẩn đỏ.
  • Khi xác định được nguyên nhân gây nổi mề đay là các yếu tố ngoại cảnh như lông động vật, phấn hoa, thức ăn,… cần cách ly và hạn chế tiếp xúc.
  • Tránh các tiếp xúc trực tiếp với nắng hoặc gió. Khi cần đi ra ngoài, người bệnh nên mặc kín, sử dụng áo chống nắng,… để bảo vệ da.
  • Khi thời tiết trở lạnh đột ngột, cần giữ ấm cho cơ thể và hạn chế ra ngoài.
  • Người bị mề đay nên tắm bằng nước ấm, thay vì sử dụng nước quá lạnh hoặc quá nóng. Chỉ nên tắm 1 lần/ngày và không quá 10 phút/lần.
  • Chú ý vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thay giặt chăn ga thường xuyên để loại bỏ các loại vi khuẩn, nấm mốc gây bệnh.
  • Lựa chọn các sản phẩm sữa tắm, sữa dưỡng thể cần chú ý đến nguồn gốc, thành phần, đảm bảo không gây kích ứng da,… Nên ưu tiên các loại có chiết xuất tự nhiên.
  • Uống nhiều nước để bổ sung và giữ ẩm cho da.
  • Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại nhiều hơn các tác nhân gây bệnh, hỗ trợ kiểm soát bệnh lý.

Dù không nguy hiểm đến sức khỏe, nhưng nổi mề đay ở lưng gây không ít trở ngại đến cuộc sống của người bệnh, đặc biệt là khi bị tái phát nhiều lần. Do đó, việc phát hiện, chẩn đoán nguyên nhân để có hướng điều trị phù hợp, hiệu quả là rất cần thiết. Bên cạnh việc lựa chọn được biện pháp chữa bệnh thích hợp, bạn cần chú trọng xây dựng chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt hợp lý để đạt kết quả tốt nhất. 

Có thể bạn quan tâm:

5/5 - (2 bình chọn)

Cứ 10 trẻ thì có 2 – 3 bé mắc bệnh mề đay, không chỉ gây ra những cơn ngứa khó chịu và mệt mỏi, nếu không điều trị kịp thời, đúng cách bệnh còn có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng da, sốc phản vệ,… Những năm qua tỷ lệ cha mẹ đưa trẻ tìm đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường để khám, sử dụng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh ngày càng gia tăng.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat với chúng tôi
Zalo