Nổi Mề Đay Ở cổ Do Đâu Và Cách Chữa Trị Hiệu Quả [2022]
Nổi mề đay ở cổ là một bệnh ngoài da phổ biến, thường xảy vào lúc giao mùa. Khi mắc, người bệnh sẽ luôn cảm thấy ngứa ngáy và khó chịu. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Tùy vào từng nguyên nhân cụ thể mà sẽ có những cách điều trị khác nhau. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý, mời bạn đọc tham khảo bài viết sau.

Nguyên nhân gây nổi mề đay ở cổ?
Nổi mề đay ở cổ là tình trạng vùng da cổ nổi các nốt mẩn đỏ, gây cảm giác ngứa ngáy và khó chịu. Cơ chế sinh bệnh là do cơ thể khi tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng sẽ kích thích sản sinh ra histamin – là chất có vai trò trong phản ứng viêm. Chất này kết hợp với các chất hóa học ở dưới da làm phá vỡ mạch máu và gây ra tình trạng tích tụ và rò rỉ chất lỏng trong da, khiến bề mặt vùng da cổ bị sưng phồng và nổi đỏ lên. Đồng thời, histamin cũng tác động đến dây thần kinh cảm giác, khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy, bứt rứt.
Việc xác định nguyên nhân cụ thể khiến cổ bị nổi mề đay không phải lúc nào cũng dễ dàng. Nhưng chúng ta vẫn có thể dự đoán được, vì thông thường tình trạng này xuất hiện là do một số yếu tố phổ biến sau đây:
Nổi mề đay ở cổ do thay đổi thời tiết
Vào thời điểm giao mùa, nhiệt độ tăng giảm đột ngột sẽ có thể khiến cho nhiều người bị dị ứng, nổi mẩn. Nguyên nhân là vào những thời điểm này độ ẩm không khí, nồng độ phấn hoa sẽ có sự thay đổi, khiến cho cơ thể của những người nhạy cảm không kịp thích nghi. Từ đó mà dẫn tới phản ứng ra ngoài da, gây nổi mề đay ở cổ, tay, chân hoặc toàn thân.
Do dị ứng thức ăn
Một số người có cơ địa nhạy cảm, khi thu nạp các loại thực phẩm như: trứng, sữa, hải sản, phô mai, socola,… có thể sẽ bị nổi mề đay ở vùng cổ và các vùng da khác. Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này là do hệ miễn dịch xác định nhầm protein trong những loại thực phẩm này là yếu tố ngoại lai, kích thích cơ thể tiết histamin bảo vệ, gây nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy.
Nổi mề đay ở cổ do dị ứng thuốc
Nổi mề đay ở cổ có thể là do bị dị ứng thuốc. Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, nếu cơ thể mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc thì có thể dẫn đến hiện tượng dị ứng. Những loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm β – lactam, thuốc chống viêm aspirin, thuốc kháng histamin tổng hợp, vacxin,… là những loại dễ gây dị ứng nhất. Các triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng thuốc là: nổi mề đay, nổi mẩn đỏ, buồn nôn, đau bụng,…

Do côn trùng cắn, chích hoặc môi trường ô nhiễm
Nọc độc hay dịch tiết của các loại côn trùng như: ong, bướm, sâu, kiến… khi tiếp xúc trực tiếp trên bề mặt vùng da cổ hoặc đi vào cơ thể người có thể gây ra phản ứng dị ứng. Phản ứng này dẫn đến tình trạng nổi mề đay, ngứa ngáy, thậm chí có thể gây khó thở.
Bên cạnh đó, môi trường ô nhiễm, có chứa nhiều thành phần như: bụi bẩn, phấn hoa, lông chó mèo… cũng có thể là tác nhân khiến bạn bị nổi mề đay.
Do một số bệnh lý
Những người đang mắc phải một số bệnh lý như: viêm khớp dạng thấp, bệnh thận mãn tính, bệnh tuyến giáp,… cũng có thể bị nổi mề đay ở cổ hoặc toàn thân. Hiện tượng này là do phản ứng tự miễn dịch của cơ thể. Đặc biệt, đối với những người bị các bệnh lý về gan thì tình trạng nổi mề đay sẽ diễn ra nặng hơn. Bởi gan là nhà máy thải độc của cơ thể, khi bị tổn thương thì các chức năng của cơ quan này cũng bị suy giảm, làm quá trình đào thải độc tố ra ngoài bị gián đoạn và bộc phát ra ngoài da.
Ngoài những tác nhân gây nổi mề đay ở cổ kể trên, nhiều trường hợp không tìm ra được tác nhân gây bệnh. Các triệu chứng của bệnh cũng thường xuyên bị tái phát và sau đó sẽ tự biến mất. Tình trạng này gọi là nổi mề đay vùng cổ vô căn hay tự phát.
Triệu chứng của nổi mề đay ở cổ
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa bệnh nổi mề đay ở vùng cổ với các bệnh viêm da khác. Lý do là bởi các triệu chứng của những bệnh lý thường khá giống nhau. Dưới đây là một số dấu hiệu của mề đay ở cổ:
- Vùng da cổ xuất hiện các nốt sần với nhiều kích thước khác nhau từ chấm nhỏ li ti cho đến từng đám có đường kính 1 – 2 cm, nặng hơn là từng mảng. Nốt sần có màu đỏ, hồng hoặc trắng xám ở giữa màu hồng.
- Cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cũng là dấu hiệu điển hình của bệnh lý này. Việc càng gãi ngứa khiến vùng mề đay càng lan rộng. Nhưng không gãi ngứa thì người bệnh sẽ không chịu nổi vì bứt rứt.
- Các nốt mề đay ở cổ có thể tự biến mất sau vài giờ hoặc lâu nhất cũng không quá vài tuần. Khi mề đay biến mất sẽ không để lại sẹo hay các sắc tố khác trên da.

Trong trường hợp bệnh chuyển biến nặng thì mề đay không chỉ xuất hiện ở cổ mà còn nổi ở các vị trí khác như tay, chân hay toàn thân mà sẽ xuất hiện thêm những triệu chứng nguy hiểm khác, như:
- Nếu mề đay mọc ở trong khí quản sẽ dẫn đến tình trạng khó thở, đe dọa đến tính mạng.
- Nếu mề đay xâm nhập vào trong đường tiêu hóa thì có thể gây ra các cơn đau quặn bụng, buồn nôn hay tiêu chảy.
- Nếu mề đay phát triển ở não sẽ dẫn đến hiện tượng phù nề não, rất nguy hiểm.
- Ngoài ra, một số biến chứng có thể gặp khác như: tụt huyết áp, trụy tim, sốc phản vệ khi dùng thuốc, thậm chí là tử vong nhưng hiếm gặp.
Cách chữa trị nổi mề đay vùng cổ hiệu quả
Tùy theo tác nhân gây bệnh mà có cách chữa trị cho phù hợp. Đối với những trường hợp bị bệnh do dị ứng với các yếu tố như: thức ăn, thời tiết, bụi bẩn, lông chó mèo,… và bệnh ở mức độ nhẹ, thì có thể áp dụng những biện pháp điều trị tại nhà mà không cần dùng thuốc. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng hơn, có dấu hiệu viêm nhiễm, lở, trầy da thì người bệnh cần đến cơ sở y tế để thăm khám, can thiệp kịp thời.
Chữa nổi mề đay ở cổ bằng mẹo dân gian
Chữa mề đay bằng mẹo dân gian được nhiều người lựa chọn bởi tính an toàn và tiện dụng. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả khi bệnh ở giai đoạn khởi phát, với các triệu chứng nhẹ. Người bệnh cũng cần lưu ý, khi thực hiện cần lựa chọn nguyên liệu sạch, đảm bảo rõ nguồn gốc để tránh làm da nhiễm khuẩn.
Dưới đây là một số cách chữa hiệu quả bạn có thể áp dụng:
- Chườm lạnh: Biện pháp này thường được áp dụng khi bị mề đay ở vùng cổ. Bởi vì, nhiệt độ lạnh sẽ làm mạch máu co lại dẫn đến giảm bớt tình trạng ngứa ngáy và sưng phồng. Trước khi chườm túi hoặc khăn lạnh trực tiếp lên vùng da cổ, bạn nên làm sạch vùng da này.
- Dùng nha đam: Dùng thìa để nạo phần gel nha đam trong suốt và thoa trực tiếp lên vùng da ở cổ bị mề đay. Cách chữa trị này sẽ giúp sát trùng, làm dịu bớt cảm giác nóng rát ở da.
- Tắm lá chè: Đây là cách chữa trị được áp dụng trong các trường hợp nổi mề đay, mẩn ngứa, rôm sảy,… có tác dụng làm giảm các triệu chứng ngứa ngáy, nóng rát. Đồng thời, trong thành phần của loại thảo dược này còn chứa tanin giúp phục hồi da bị tổn thương.
Nếu bạn đọc muốn biết thông chi tiết về cách thực hiện những mẹo dân gian chữa tại nhà thì có thể tham khảo thêm tại bài viết: Top 12 cách trị nổi mề đay tại nhà giúp đẩy lùi bệnh nhanh chóng

Điều trị bằng thuốc
Sau khi áp dụng những biện pháp điều trị trên mà bệnh vẫn không thuyên giảm, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán cụ thể về tình trạng. Lúc này, bác sĩ có thể kê một số loại thuốc chữa nổi mề đay như:
- Thuốc kháng histamin H1: Loại thuốc này có tác dụng làm giảm các triệu chứng dị ứng như mề đay, nổi mẩn. Do thuốc gây ức chế chọn lọc thụ thể histamin H1.
- Corticoid: Thuốc này chỉ dùng với trường hợp bệnh ở dạng cấp tính, khi dây thanh quản bị phù, viêm mạch không đáp ứng loại thuốc kháng histamin.
- Adrenalin: Thường được kết hợp với thuốc kháng histamin để sử dụng cho những trường hợp người bệnh bị phù mạch cấp tính.
- Thuốc bôi: Thuốc có chứa các chất kháng histamin và corticoid có tác dụng giảm viêm và ngứa ngáy, rất thích hợp để bôi lên vùng cổ.
Những lưu ý khi bị nổi mề đay ở cổ
Để phòng ngừa, hạn chế và hỗ trợ cho quá trình điều trị nổi mề đay diễn ra nhanh chóng, đạt kết quả, người bệnh cần chú ý thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày, cụ thể:
- Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, làm sạch bụi bẩn, bã nhờn, đồng thời giảm bớt tình trạng nóng rát và ngứa ngáy.
- Mặc áo quần thông thoáng, chất vải có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn, đồng thời hạn chế mề đay lan rộng sang vùng khác.
- Hạn chế ăn các loại thức ăn giàu chất đạm, protein; thực phẩm tính hàn; đồ cay nóng; đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt. Đặc biệt, nên tránh dùng các đồ uống có chứa cồn như bia rượu, các loại nước ngọt có ga.
- Uống nhiều nước, đồng thời bổ sung vitamin và các khoáng chất để nâng cao sức đề kháng. Hệ miễn dịch nếu được cải thiện sẽ làm giảm các triệu chứng nổi mề đay vùng cổ, ngăn ngừa hoặc hạn chế sự xâm nhập của các vi khuẩn gây hại.

Nổi mề đay ở cổ là chứng bệnh phổ biến, ít gây nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống. Ngoài việc tham khảo những cách chữa trị ở trên, người bệnh nên xây dựng một chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, kết hợp luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức đề kháng, giúp cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi mọi bệnh tật.
Có thể bạn quan tâm:
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!