Nổi Mề Đay Khắp Người: Nguyên Nhân Và Cách Trị Hiệu Quả 2022
Nổi mề đay khắp người là một dạng dị ứng ngoài da, một loại phản ứng cấp hoặc mãn tính của mao mạch do dị ứng phù ở da hoặc niêm mạc. Biểu hiện của bệnh là các vùng da gồ lên từng mảng với nhiều hình dạng khác nhau, mẩn đỏ, ngứa ngáy, có thể mọc ở một số vùng khác nhau hoặc đôi khi là ngứa nổi mề đay toàn thân.
Nổi mề đay khắp người là gì?
Khác với hiện tượng nổi mề đay tại một vùng da cố định trên cơ thể, nổi mề đay ngứa khắp người hay nổi mề đay toàn thân thường được coi là diễn biến nặng nề hơn của căn bệnh, gây cảm giác khó chịu nghiêm trọng.

Đặc biệt, khi mề đay xuất hiện tại vùng miệng, mũi, mắt, người bệnh cần hết sức chú ý, tránh gây ra những biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân nổi mề đay ngứa toàn thân
Nguyên nhân mề đay toàn thân cũng giống như nguyên nhân gây ra bệnh mề đay nói chung, là do việc giải phóng các histamine, bradykinin, bạch cầu C4, prostaglandin D2 và các chất kích thích khác từ tế bào mast và tế bào ưa acid trong tổ chức da, gây thoát mạch của chất lỏng lớp hạ bì, dẫn đến tổn thương da gây sần phù.
Đồng thời, lượng histamine được giải phóng vào lớp hạ bì sẽ gây ra sự kích thích tại các điểm mút thần kinh da, tạo nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
Nhìn chung, nổi mề đay toàn thân cũng là một dạng biểu hiện của dị ứng, có thể do dị ứng với các tác nhân từ môi trường, khí hậu hoặc cũng có thể do thành phần của thực phẩm, đồ uống, thuốc điều trị…
Do đó, việc đầu tiên cần phải làm khi xuất hiện nổi mề đay ngứa khắp người là xác định nguyên nhân gây bệnh từ đó cách li người bệnh khỏi các yếu tố đó đồng thời thực hiện các giải pháp chữa trị phù hợp.
Biểu hiện bệnh ngứa nổi mề đay khắp người
Khi cơ thể xuất hiện một vùng da nào đó nổi mẩn đỏ có nhiều khả năng lan rộng ra và nổi toàn thân. Biểu hiện cụ thể của bệnh có thể nhận biết như:
- Các nốt mẩn có màu đỏ hoặc màu trắng, có chứa dung dịch chất lỏng bên trong. Chất lỏng này nếu bị vỡ ra và tiếp xúc với vùng da lành bệnh cũng khiến cho vùng da đó nổi mẩn.
- Hiện tượng ngứa ngáy xuất hiện nhiều nhất vào buổi sáng, chiều tối và đêm khuya. Nhiều khi cơn ngứa râm ran, có khi bùng phát thành từng đợt kéo dài rồi biến mất và tái phát nhiều lần.
- Cơ thể mệt mỏi, khó chịu, thậm chí có thể ngất xỉu khi bị dị ứng nổi mề đay. Hiện tượng này xảy ra khi các nốt mẩn ảnh hưởng tới hệ hô hấp, chặn đường thở, dẫn đến thiếu oxy vào cơ thể.
- Toàn thân nóng hoặc lạnh tùy theo cơ chế nổi mẩn do bị phong hàn hay phong nhiệt.

Nếu gặp phải triệu chứng kể trên người bệnh nên chủ động tìm đến các phương pháp làm giảm cơn ngứa tại nhà bằng cách đắp khăn lạnh lên vùng da nổi mẩn, tránh làm lây lan ra toàn thân. Để chắc chắn hơn, người bệnh nên đến các cơ sở, phòng khám uy tín để chữa trị ngay trong thời gian phù hợp.
Cách điều trị ngứa nổi mề đay khắp người hiệu quả nhất
Khi mề đay nổi toàn thân, lúc này bệnh đã phát triển khá nặng. Do đó, việc chữa trị bằng các phương pháp chữa mẹo dân gian hoặc tự sơ chế dược liệu tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng chứ không thể điều trị triệt để bệnh.
Phương pháp điều trị bằng thuốc Tây y sẽ loại trừ các chất gây ra tình trạng nổi mề đay trong cơ thể bằng việc sử dụng các loại thuốc kháng histamine hoặc thuốc corticoid dưới dạng uống hoặc bôi ngoài da.
Còn với Đông y, việc điều trị nổi mề đay khắp người được tiến hành bằng cách áp dụng các bài thuốc có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên. Thuốc điều trị nổi mề đay thường bao gồm các vị như: Kim ngân hoa, bồ công anh, diệp hạ châu, cà gai, nhân trần, sài đất, ngải cứu, thỏ ti…
Cách phòng tránh dị ứng nổi mề đay khắp người
Bệnh nổi mề đay ngứa toàn thân hoàn toàn có thể phòng tránh được bằng những biện pháp cụ thể như sau:
- Luôn giữ môi trường sống sạch sẽ, không để cho vi khuẩn, vi trùng có cơ hội sinh sôi, phát triển.
- Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại như nước rửa chén bát, nước lau nhà, các loại mỹ phẩm. Hoặc khi sử dụng cần đeo bao tay để ngăn chặn sự tiếp xúc trực tiếp.
- Khi đi ra ngoài, luôn đeo khẩu trang và bảo vệ các vùng da nhạy cảm như mặt, mũi, cổ.
- Không nên sử dụng thuốc tây quá nhiều gây ra nóng gan và các tác dụng phụ.
- Với các loại đồ ăn lạ, nên nếm thử để xem cơ thể có phản ứng, kích ứng da hay không rồi mới sử dụng tiếp.

Trên đây chỉ là một vài cách phòng tránh chung cho tất cả mọi người. Riêng đối với những trường hợp do dị ứng với một loại chất xác định cụ thể, cần tránh xa và không tiếp xúc để ngăn ngừa bệnh.
Lưu ý khi bị nổi mề đay ngứa toàn thân
Bên cạnh việc điều trị theo liệu trình của các bác sỹ, người bệnh cũng cần phải lưu ý một số điều để bệnh mau chóng khỏi.
Những điều cần kiêng khi nổi mề đay
Khi bị dị ứng nổi mề đay khắp người, đầu tiên và điều quan trọng nhất là cần kiêng tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng, nổi mề đay. Để xác định dị nguyên, có thể dùng phương pháp loại trừ.
Ngoài ra, còn một số điều người bệnh nên kiêng để tránh căn bệnh trở nên nặng nề hơn như:
-
Kiêng thực phẩm giàu đạm: Những thực phẩm giàu đạm như hải sản, thịt bò… là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng dị ứng, nổi mề đay ngứa khắp người, đặc biệt với những người có cơ địa thường xuyên bị dị ứng, hệ miễn dịch suy yếu…
- Kiêng thực phẩm cay nóng, chất kích thích: Để làm giảm triệu chứng của tình trạng nổi mề đay khắp người, ngứa ngáy toàn thân.
- Giảm đường, muối trong chế độ ăn vì hai nhóm gia vị này có thể làm tăng phản ứng quá mẫn gây dị ứng, nổi mẩn ngứa, mề đay.
-
Tránh lạm dụng thuốc: Mặc dù sử dụng thuốc có thể khiến cơn ngứa giảm đi nhanh chóng, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh mề đay gây ra nhưng người bệnh không nên quá lạm dụng, uống sai liều lượng làm mất hiệu quả của thuốc và gia tăng nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe.
Không tuân thủ theo các hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ chuyên khoa có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực với da, làm suy giảm chức năng gan thận, khiến hoạt động thải độc của cơ thể trở nên kém hiệu quả, chất độc bị tích tụ lâu trong cơ thể, khiến cho người bệnh dễ bị tái phát nhiều lần với mức độ nặng nề hơn.
Lưu ý tắm khi bị nổi mề đay
Nhiều người có quan niệm rằng khi bị dị ứng nổi mề đay khắp người cần đặc biệt kiêng gió, kiêng nước để tránh căn bệnh phát triển nặng nề hơn.
Tuy nhiên, ngoại trừ trường hợp tác nhân gây dị ứng đến từ nguồn nước, bạn không nên hạn chế tắm, vì vi khuẩn tích tụ nhiều trên da sẽ dễ gây ra các căn bệnh ngoài da khác.
Mặt khác, bạn cần chú ý là khi bị nổi mề đay ngứa toàn thân, da đã bị tổn thương, nhạy cảm, nên bạn không nên tắm nước quá nóng vì nhiệt độ cao sẽ dễ khiến da khô, khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn.
Bạn cũng không nên tắm nước quá lạnh dễ khiến cơ thể cảm lạnh do trong thời gian bị bệnh, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm so với bình thường.

Như vậy, bạn cần chú ý tắm nước ở nhiệt độ bình thường, không nên cọ xát vết mề đay quá nhiều tránh gây tổn thương da nặng nề hơn.
Bạn cũng có thể sử dụng nước tắm được nấu từ lá khế hoặc các cách chữa trị nổi mề đay khác phổ biến trong dân gian để thanh nhiệt, giải độc, giảm bớt tình trạng ngứa ngáy khó chịu.
Như vậy, bệnh mề đay nói chung và mẩn ngứa nổi mề đay khắp người là những căn bệnh ngoài da phổ biến. Tuy nhiên, nếu không điều trị đúng cách hoặc kiêng kị đúng mức, căn bệnh có thể tiến triển nặng nề, gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Chính vì thế, khi xuất hiện nổi mề đay ngứa khắp người, bạn cần hết sức chú ý và có những hành động phù hợp để sớm giải quyết tình trạng này.
Xem thêm:
- 12 Cách Trị Nổi Mề Đay Tại Nhà Đẩy Lùi Bệnh Nhanh Chóng
- Top 3 loại thuốc trị nổi mề đay mẩn ngứa mang lại hiệu quả bất ngờ
XEM THÊM
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!