Chuyên gia giải đáp vấn đề: Nổi mề đay có kiêng gió không?

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Lương Y Đỗ Minh Tuấn | Lĩnh vực khám chữa: Da liễu | Nơi công tác: Phòng chẩn trị YHCT Đỗ Minh Đường – Cơ sở Hà Nội

Dân gian xưa cho rằng, nổi mề đay là do cơ thể bị nhiễm phong hàn. Do đó, người bệnh cần phải kiêng gió, kiêng nước để hạn chế các nốt mẩn đỏ ngứa lan rộng. Vậy thực tế, nổi mề đay có kiêng gió không? Hãy cùng xem câu trả lời từ phía chuyên gia da liễu.

Mề đay có kiêng gió không?

Mề đay là một bệnh da liễu, có biểu hiện chung là nổi đám mẩn đỏ, phát ban, ngứa da. Tình trạng nổi mề đay diễn ra khi có yếu tố gây kích ứng, làm cho cơ thể tiết ra một chất trung gian histamin. Sau đó các mạch máu tiết ra chất lỏng, nằm dưới lớp da làm nổi lên các nốt mẩn đỏ ngứa.

Chuyên gia giải đáp thắc mắc nổi mề đay có kiêng gió không
Chuyên gia giải đáp thắc mắc nổi mề đay có kiêng gió không

Theo chia sẻ của lương y, thầy thuốc Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền Đỗ Minh Đường:

“Các yếu tố gây bệnh mề đay chính là do phong – hàn – thấp – nhiệt. Do đó để tránh làm mề đay bùng phát mạnh, người bệnh cần phải kiêng khem gió lạnh, không tắm với nước thường hay nước lạnh.

Tuy nhiên, cùng cần phải lưu ý rằng, người bệnh chỉ cần kiêng khem ở mức độ vừa phải. Tức là không nên ở trong phòng quá ngột ngạt, kín đáo cũng như không cần che chắn quá mức khi ra khỏi nhà. Vì điều này, vô tình sẽ khiến da bị bức bí, không có sự trao đổi giữa các tế bào da với không khí, làm tình trạng mề đay càng lúc nghiêm trọng hơn.”

Như vậy, để biết được “nổi mề đay có kiêng gió không?”, người bệnh cần đi khám để xác định nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh. Nếu bị dị ứng thời tiết lạnh, từng bị mề đay do nhiễm phong hàn thì bạn cần chú ý tránh gió hoàn toàn. Nhưng nếu các nốt mẩn ngứa do các yếu tố khác thì bạn vẫn có thể ra ngoài. Trong trường hợp cần thiết phải ra ngoài, bạn nên hạn chế những nơi khói bụi, ô nhiễm, có hóa chất độc hại và chú ý che chắn, bảo vệ da.

Ngoài kiêng gió, nổi mề đay cần kiêng những gì?

Ngoài câu hỏi “Nổi mề đay có kiêng gió không?” nhiều người còn thắc mắc cần phải kiêng những gì để có thể hỗ trợ điều trị, kiểm soát bệnh thật tốt. Đặc biệt là trong vấn đề sinh hoạt hằng ngày, cùng với chế độ ăn uống khoa học. Dưới đây là những lưu ý do lương y, thầy thuốc Đỗ Minh Tuấn tư vấn, chia sẻ:

Ngòai kiêng gió, người bị bệnh còn cần chú ý nhiều vấn đề khác đề hạn chế mề đay bùng phát

Chăm sóc, bảo vệ da khi bị mề đay

Khi bị nổi mề đay, việc chú ý chăm chăm sóc và bảo vệ da là điều cần thiết để giúp ngăn ngừa bệnh phát triển trên diện rộng. Theo đó, người bệnh cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Tuyệt đối không được gãi: Gãi là hành động đầu tiên, khi người bệnh mắc mề đay. Tuy nhiên, nếu người bệnh cứ gãi không kiểm soát, sẽ khiến cho vùng da tổn thương bị trầy xước. Từ đó, các vi khuẩn sẽ tấn công vào da làm tăng nguy cơ bội nhiễm.
  • Không dùng thuốc bừa bãi: Một số bệnh nhân thường có thói quen dùng thuốc tại nhà. Tuy nhiên, những loại thuốc trị mề đay đều có chứa một số tác dụng phụ gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
  • Hạn chế sử dụng mỹ phẩm: Mỹ phẩm, hóa chất cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng mề đay. Chính vì thế, khi bạn đang trong quá trình điều trị mề đay, không nên sử dụng những loại mỹ phẩm, sữa tắm, hay kem dưỡng. Nếu cần thiết, bạn nên sử dụng những sản phẩm chuyên biệt cho người bị dị ứng hoặc các sản phẩm có thành phần tự nhiên.
  • Hạn chế ra nắng: Ánh nắng được xếp vào nhóm nguyên nhân gây ra mề đay bởi nhiệt độ. Tia UV đặc biệt là tia beta có bức xạ rất cao, khi cơ thể tiếp xúc với ánh nắng, sẽ gây tình trạng kích ứng da, khiến cho mề đay dễ lay lan hơn.
  • Không tiếp xúc với thú cưng: Lông của thú cưng, các loại động vật như chó, mèo cũng là tác nhân làm cho dị ứng, mề đay xâm nhập. Chính vì thế, khi bạn bị mề đay nên tránh xa các vật nuôi quanh nhà, đồng thời hãy vệ sinh những nơi mà chúng đã đi qua, tránh có đám lông rụng còn rơi đâu đó.
  • Không được tắm với nước quá lạnh hoặc quá nóng: Khi da tiếp xúc với nước quá lạnh hoặc quá nóng sẽ trở nên mẫn cảm hơn. Từ đó, làm cho tình trạng mề đay nhanh chóng lây lan sang các vùng da lành khác.
Ngoài kiêng gió, người bệnh cần chú ý thực hiện kiêng cử trong chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày.

Một số thực phẩm người bị mề đay nên kiêng ăn

Ngoài việc nổi mề đay có kiêng gió không, nên kiêng cữ gì trong sinh hoạt hằng ngày thì vấn đề người bệnh quan tâm nữa là nổi mề đay kiêng ăn gì? Dưới đây là câu trả lời cho bạn:

  • Các thực phẩm giàu chất đạm: Các loại thủy hải sản đều chứa rất nhiều protein, có thể khiến cơ thể kích thích sản sinh histamin gây nổi mề đay.
  • Thức ăn cay nóng: Ớt, tiêu, là những thức ăn gây nóng cơ thể, tăng độc tố cho gan, từ đó lớp độc tích tụ dưới da và hình thành mề đay, mẩn đỏ.
  • Đồ ăn quá mặn, ngọt, nhiều dầu mỡ, thực phẩm đóng hộp: Đây đều là những thực phẩm làm cho cơ thể chậm hấp thu, khiến mề đay lâu lành hơn bình thường.
  • Không sử dụng rượu bia, chất kích thích, đồ uống có cồn: Nhóm thức uống này, luôn nằm trong bảng lưu ý của bác sĩ, khi tư vấn cho bệnh nhân bị mề đay. Vì chúng làm tăng nguy cơ nhiễm độc gan, làm mề đay càng có cơ hội bùng phát.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của chuyên gia về vấn đề “Nổi mề đay có kiêng gió không?”. Ngoài ra khi bị bệnh thì cần chú ý kiêng những gì để giúp hạn chế sự bùng phát của bệnh. Hy vọng với những thông tin trên đây, bạn đọc đã biết cách bảo vệ mình khi bị bệnh mề đay.

Xem thêm:

5/5 - (2 bình chọn)

XEM THÊM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Zalo
Chat với chúng tôi