Nổi mẩn ngứa ở cổ là bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả [ĐỪNG BỎ LỠ]
Vùng da cổ bỗng nhiên xuất hiện các nốt sần đỏ, khô căng khiến bạn có cảm giác bị châm chích, ngứa ngáy rất khó chịu. Dù không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe nhưng tình trạng này làm bạn thấy phiền toái. Vậy hiện tượng nổi mẩn ngứa ở cổ là bệnh gì? Có nguyên nhân từ đâu? Phương pháp điều trị nào hiệu quả? Cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Nổi mẩn ngứa ở cổ là dấu hiệu của bệnh gì?
Nổi mẩn ngứa ở cổ có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào với các biểu hiện bên ngoài như mẩn đỏ nổi tập trung thành từng mảng hay rải rác, mọc dày trên cổ kèm cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Điều này kích thích người bệnh luôn muốn chà xát hay gãi vào vùng da đó. Tuy nhiên hành động này có thể làm da bị tổn thương và nhiễm trùng nặng hơn.
Ngoài nổi mẩn đỏ ở cổ, nhiều người còn xuất hiện một số triệu chứng đi kèm như đỏ da, sưng đau, xuất hiện mụn nước, da khô,… Và đó có thể là dấu hiệu của một trong những bệnh lý sau đây:
Bệnh viêm da tiếp xúc
Viêm da tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng, nổi mẩn đỏ, viêm nhiễm khi tiếp xúc trực tiếp với một số chất kích thích hay các yếu tố dị ứng khác.
Bệnh thường xuất hiện khi da gặp phải một số yếu tố gây kích ứng như kim loại, phấn hoa, lông động vật, nước hoa, mỹ phẩm… Tùy theo cơ địa và thể trạng của mỗi người mà mức độ biểu hiện trên da có thể khác nhau. Một số chỉ bị ngứa, đỏ ở cổ nhưng trong nhiều trường hợp nghiêm trọng, da có thể bị nổi mẩn và bong tróc.
Bệnh vảy nến
Đây là bệnh lý xuất phát từ việc các tế bào da phát triển quá mức khiến các tế bào chết đọng lại và kết vảy trên da làm tắc lỗ chân lông. Khi vẩy nến xuất hiện ở cổ, tình trạng này kéo dài sẽ gây ngứa, khó chịu cho da, khô nứt, đau rát và thậm chí là nhiễm trùng, viêm da chảy máu.
Các triệu chứng của bệnh vẩy nến có thể kéo dài hàng tuần hay hàng tháng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể tiến triển xấu, làm tăng nguy cơ viêm khớp, tiểu đường, bệnh tim…
Bệnh viêm nang lông
Khi các nang lông bị vi khuẩn và nấm xâm nhập sẽ gây ra tình trạng kích ứng trên da, dẫn đến các biểu hiện viêm nhiễm. Bệnh có thể xuất hiện nhiều nơi trên cơ thể, bao gồm cả cổ.
Khi bị viêm nang lông, trên da người bệnh sẽ xuất hiện các nốt u sần, màu hồng hoặc đỏ, gây ngứa ngáy khó chịu. Trong một số trường hợp, các nốt này sẽ chảy dịch vàng, trắng như mủ, dễ nhiễm trùng.
Bệnh ghẻ
Đây là một bệnh da liễu khá phổ biến, hình thành do một loại ký sinh trên da gọi là Sarcoptes scabiei, Hominis (cái ghẻ) gây nên. Biểu hiện của bệnh ghẻ có thể xuất hiện ở cổ và nhiều vùng da khác trên cơ thể với các nốt đỏ, mụn nước mọc thành chùm và ngứa dữ dội về đêm.
Bệnh ghẻ có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, tuy nhiên thường phổ biến ở trẻ em, những người có hệ thống miễn dịch yếu, người sống trong môi trường không được vệ sinh sạch sẽ, …
Viêm mô tế bào
Viêm mô tế bào cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn ngứa ở cổ. Đây là bệnh lý thường xảy ra với những người có hệ thống miễn dịch yếu hay có vấn đề về lưu thông máu. Bệnh gây ra tình trạng nhiễm trùng vi khuẩn ở các lớp sâu trong da và đi sâu vào các cơ quan bên trong cơ thể.
Nếu không được can thiệp kịp thời, bệnh sẽ gây ra các vấn đề nghiêm trọng như hình thành mủ, phá hủy mô xung quanh hoặc thậm chí là ngộ độc máu và viêm màng não…
Một số bệnh lý khác
Ngoài những bệnh lý kể trên, nổi mẩn ngứa ở cổ còn có thể liên quan đến một số bệnh lý như:
Bệnh tiểu đường: Khô ngứa ở da là một biến chứng của bệnh lý này. Theo các chuyên gia nội tiết đái tháo đường, khi lượng đường trong máu tăng cao, cơ thể mất nhiều nước, đồng thời các dây thần kinh bị kích thích sẽ gây ra sự rối loạn trong việc bài tiết “chất thải” ở da khiến da bị khô ngứa.
Bệnh đa xơ cứng: Bệnh lý này xảy ra khi hệ thống bảo vệ cơ thể khỏi các virus bị tấn công và phá hủy những tế bào gây ảnh hưởng thần kinh trong não và tủy sống. Một trong những triệu chứng mà nhiều người gặp phải khi mắc bệnh này chính là cảm giác tê, ngứa, châm chích khó chịu…
Nguyên nhân gây nổi mẩn ngứa ở cổ
Nổi mẩn ngứa ở cổ là vấn đề đau đầu của nhiều người gặp phải bởi có quá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này. Một số nguyên nhân phổ biến sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng của mình:
- Thời tiết: Khi thời tiết thay đổi đột ngột, chúng ta chưa kịp thích ứng với các điều kiện tự nhiên, hệ miễn dịch suy yếu, đây sẽ là cơ hội tốt nhất để các loại vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể dễ dàng. Ngoài ra, môi trường thiếu độ ẩm không khí cũng là thời cơ cho các virus phát triển một cách mạnh mẽ, cơ thể thiếu sức đề kháng sẽ dễ mắc phải các vấn đề nổi mẩn ngứa ở cổ.
- Thực phẩm: Các đồ ăn cay, nóng, hải sản, đồ hộp, trứng, sữa… là một trong những tác nhân phổ biến nhất gây nên chứng ngứa mẩn đỏ ở cổ bởi nhiều người thường ít nhận ra sự liên quan giữa triệu chứng này với thực phẩm. Cùng với đó, đồ uống có cồn hay các loại có chất kích thích như trà đặc, café… cũng dễ gây nên tình trạng dị ứng.
- Di truyền: Di truyền cũng được kể đến như một trong những nguyên nhân chính gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ ngứa ở da cổ. Một người có ông, bà hay bố, mẹ mắc một số bệnh lý liên quan đến miễn dịch dị ứng như viêm da cơ địa, lupus ban đỏ, hen phế quản,… sẽ có khả năng bị mề đay hay mẩn ngứa trên da.
- Các dị nguyên: Khi tiếp xúc với các dị nguyên điển hình như phấn hoa, bụi bẩn, lông động vật… da cổ một số người sẽ có khả năng bị kích ứng, nổi mẩn đỏ ngứa. Trường hợp này thường xảy ra với những người có cơ địa nhạy cảm và mức độ dị ứng cũng sẽ khác nhau.
Khi nào bạn nên đi khám bác sĩ?
Một số tình trạng nổi mẩn ngứa ở cổ sẽ có thể tự biến mất sau khoảng vài giờ đến vài ngày mà không cần can thiệp y tế. Nhưng có một số trường hợp, đấy là biểu hiện của bệnh lý mãn tính, lúc này bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám chữa kịp thời:
- Tình trạng nổi mẩn đỏ ở cổ kéo dài hơn hai tuần, triệu chứng không cải thiện
- Ngứa dữ dội khiến bạn mất tập trung trong công việc, gây khó ngủ
- Mẩn ngứa ở cổ xuất hiện đột ngột, không thể giải thích rõ ràng nguyên nhân
- Lây lan hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ cơ thể
- Đi kèm với một số triệu chứng khác như mệt mỏi cực đổ, sụt cân, thay đổi thói quen đại tiện, sốt, khó thở, giảm cân, đau đầu,…
Cách điều trị hiệu quả tình trạng mẩn ngứa ở cổ
Nổi mẩn ngứa ở cổ là vấn đề rất nhiều người gặp phải với những nguyên nhân và mức độ biểu hiện khác nhau. Để chữa trị một các nhanh chóng và hiệu quả, bạn có thể áp dụng một số các biện pháp sau:
Chữa nổi mẩn ngứa đỏ ở cổ bằng mẹo dân gian
Các bài thuốc dân gian được đúc kết từ xa xưa thường sử dụng các nguyên liệu thiên nhiên nên khá an toàn, lành tính và được nhiều người áp dụng. Dưới đây là một số mẹo phổ biến nhằm hạn chế nổi mẩn ngứa ở cổ cho những người ưa chuộng loại phương pháp này:
- Trị mẩn ngứa bằng bột yến mạch: Ngâm mình trong nước ấm pha thêm baking soda và bột yến mạch trộn lẫn có thể giúp giảm ngứa nhanh chóng, làm mềm và dịu da.
- Chữa nổi mẩn ngứa ở cổ bằng lá khế: Bạn có thể sử dụng lá khế để sắc lấy nước uống hoặc vò lá rồi xoa nhẹ phần da cổ bị ngứa để cải thiện tình trạng của mình. Phương pháp này rất lành tính và có thể được áp dụng cho cả nhóm đối tượng trẻ em.
- Sử dụng lô hội: Lô hội chứa nhiều vitamin E, rất có ích trong việc làm mát và tái tạo làn da, vì vậy bạn có thể dùng gel lô hội đã lọc tạp chất hoặc thậm chí là lá lô hội tươi được rửa sạch nhựa để cắt giảm các cơn ngứa khó chịu.
Trị mẩn ngứa ở cổ dứt điểm bằng thuốc Tây
Các loại thuốc Tây sẽ có tác dụng chống viêm nhiễm, kháng khuẩn và đẩy lùi tình trạng nổi mẩn ngứa ở cổ. Tùy vào mức độ bệnh từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các loại thuốc phù hợp. Dưới đây là 2 loại thuốc phổ biến:
- Thuốc bôi ngoài da
Nếu tình trạng ngứa đỏ da cổ mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu, chưa có các biểu hiện nghiêm trọng, bạn có thể tham khảo một số loại thuốc không kê đơn như thuốc mỡ, kem dưỡng ẩm như Eucerin, Cetaphil hay CeraVe để làm mát da, giảm ngứa.
Nếu tình trạng không thuyên giảm, bạn nên đến bác sĩ để được chỉ định các loại thuốc như kem Corticosteroid hay các loại thuốc kháng histamin: Fexofenadin, loratadin để chữa trị tận gốc vấn đề của mình.
- Thuốc uống:
Một số loại thuốc thường được bác sĩ da liễu chỉ định trong việc ngăn ngừa cơn ngứa ngáy, nổi mẩn, sưng đỏ là các thuốc kháng viêm Histamin như Loratadin, Promethazin, Acrivastin, Claritin, Chlopheniramin… hay thuốc uống ức chế hệ thống miễn dịch như Tacrolimus hoặc Pimecrolimus…
Tuy nhiên, khi sử dụng các loại thuốc Tây, bạn cần chú ý dùng đúng liều lượng, tuân thủ các chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng vì điều đó có thể khiến tình trạng của bạn trở nên trầm trọng hơn hay dễ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Chữa nổi mẩn ngứa ở cổ hiệu quả bằng Đông y
Theo lương y Đỗ Minh Tuấn (truyền nhân đời thứ 5 dòng họ Đỗ Minh) – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, trong Đông y, các biểu hiện viêm nhiễm nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy ngoài da, trong đó có da cổ chủ yếu bắt nguồn từ việc cơ thể đề kháng yếu, bị các yếu tố ngoại tà như phong hàn, thấp, nhiệt… xâm nhập, lâu dần sinh ra huyết táo, sinh dưỡng da yếu, dẫn đến khô rát, nổi mẩn đỏ, châm chích ngứa ngáy.
Nguyên tắc điều trị của thuốc Đông y là tập trung loại bỏ căn nguyên gây ra bệnh từ bên trong, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch chống lại các tác gây nhân bệnh. Nhờ đó, bệnh được điều trị tận gốc mang lại hiệu quả bền vững.
Bài thuốc Mề đay Đỗ Minh – Xử lý TẬN GỐC nổi mẩn ngứa, mề đay từ thảo dược tự nhiên
Nổi bật trong số các bài thuốc Đông y chữa mề đay, mẩn ngứa là bài thuốc nam gia truyền 150 năm của dòng họ Đỗ Minh. Trải qua hơn 1 thế kỷ ứng dụng vào thực tế điều trị, Mề đay Đỗ Minh đã trở thành lựa số 1 của hàng ngàn bệnh nhân trên cả nước.
Bài thuốc của dòng họ Đỗ Minh đặc trị mẩn ngứa, nổi mề đay là sự kết hợp hoàn hảo 3 TRONG 1, tác động từ gốc tới ngọn gồm: Bài thuốc đặc trị mẩn ngứa, thuốc bổ gan giải độc và thuốc bổ thận dưỡng huyết.
Thành phần của bài thuốc gồm hơn 30 loại thảo dược quý tự nhiên được các lương y nhà thuốc kết hợp theo TỶ LỆ VÀNG có công dụng tiêu viêm sưng, giải độc, trị dứt điểm triệu chứng mẩn ngứa. Đồng thời có tác dụng lưu thông khí huyết, tăng cường chức năng của gan, thận, nâng cao sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, ngăn ngừa bệnh quay trở lại.
Tại sao người bệnh tin dùng bài thuốc Mề đay Đỗ Minh chữa trị mẩn ngứa?
Không chỉ bởi hiệu quả của bài thuốc mang lại, Mề đay Đỗ Minh còn chiếm trọn sự tin tưởng của hàng ngàn người bệnh bởi:
- 100% thành phần dược liệu SẠCH: Toàn bộ số dược liệu được bào chế trong bài thuốc chữa mẩn ngứa, mề đay Đỗ Minh được lấy từ hệ thống chuyên canh hữu cơ do chính nhà thuốc Đỗ Minh Đường đầu tư làm chủ, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO.
- An toàn, KHÔNG tác dụng phụ: Nhà thuốc cam kết không sử dụng thuốc trừ sâu, không trộn tân dược và không tác dụng phụ. Do đó, bài thuốc hoàn toàn lành tính, an toàn và phù hợp với mọi đối tượng sử dụng.
- Sử dụng dễ dàng: Thuốc được sắc sẵn thành cao đặc, bảo quản trong lọ thủy tinh nhỏ. Vì vậy mỗi lần sử dụng người bệnh chỉ cần pha với nước ấm là có thể uống được luôn, không mất thời gian đun sắc như thuốc thang truyền thống.
[Hàng ngàn bệnh nhân đã chữa khỏi bệnh mề đay, mẩn ngứa nhờ bài thuốc Mề đay Đỗ Minh chỉ sau từ 2 – 3 liệu trình]
Hiện nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường đang có chương trình hỗ trợ thăm khám MIỄN PHÍ tất cả các bệnh nhân, nếu có thắc mắc cần giải đáp liên hệ chuyên gia nhà thuốc ngay:
Một số lưu ý giúp phòng tránh nổi mẩn ngứa ở cổ
Các biện pháp điều trị sẽ không thể đạt hiệu quả tốt nếu thiếu đi các biện pháp phòng tránh bệnh hàng ngày. Vì vậy, để giảm bớt tình trạng ngứa ngáy khó chịu cũng như hạn chế tối đa các nốt mẩn ngứa, hãy chú ý thực hiện những điều sau:
- Thay vì sử dụng quần áo có bông hóa học, vải tổng hợp thô cứng, len, sợi… hãy đổi sang ưu tiên các loại làm từ vải cotton hay các sợi tự nhiên khác không kích ứng da.
- Thay đổi chế độ ăn uống, tích cực ăn các loại thực phẩm dễ tiêu, giàu vitamin C, nước ép rau quả mát… để cải thiện hệ miễn dịch, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập.
- Hạn chế tiếp xúc các dị nguyên hay chất gây kích ứng khi có các dấu hiệu nổi ngứa.
- Lựa chọn các loại mỹ phẩm phù hợp cho da nhạy cảm
- Giữ gìn không gian sống và làm việc sạch sẽ để hạn chế các ổ vi khuẩn, nấm mốc tụ đọng.
Nổi mẩn ngứa ở cổ là tình trạng không hiếm gặp. Hy vọng bài viết trên với các thông tin cần thiết về đặc trưng, nguyên nhân cũng như cách điều trị có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này. Khi tình trạng có xu hướng trầm trọng và biến chứng bất thường, hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để giải quyết triệt để.
Có thể bạn quan tâm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!