Nổi Mẩn Đỏ Ở Háng Không Ngứa Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân, Cách Chữa
Vùng da xung quanh háng là khu vực nhạy cảm, tiếp xúc gần với cơ quan sinh dục và hệ bài tiết nên thường bị các vi khuẩn, nấm mốc tấn công. Khi bị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa, nhiều người cảm thấy lo lắng nhưng lại không biết “chia sẻ nỗi niềm” cùng ai. Vậy, hãy để bài viết dưới đây mang đến cho bạn lời giải đáp về nguyên nhân, triệu chứng và cách khắc phục bệnh lý tế nhị này.

Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa là triệu chứng bệnh gì?
Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa là triệu chứng ngoài da thường gặp, đặc biệt là ở những người đang trong độ tuổi dậy thì. Tình trạng này có thể gây ra bởi các yếu tố ngoại sinh như: nấm mốc, vi khuẩn,… Hoặc đôi khi, đây là dấu hiệu của một vấn đề nào đó trong cơ thể. Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa:
Dị ứng tiếp xúc gây nổi mẩn ngứa ở háng
Dị ứng tiếp xúc là tình trạng da bị kích ứng khi cơ thể tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài môi trường như nguồn nước bẩn, sữa tắm có nhiều hóa chất, dung dịch vệ sinh không đảm bảo, mặc quần áo có dính bụi bẩn, lông động vật,…
Khi bị dị ứng tiếp xúc, người bệnh sẽ có dấu hiệu nổi mẩn ngứa ở háng, hoặc đôi khi không gây ngứa. Đây là bệnh da liễu khá phổ biến và lành tính. Người bệnh chỉ cần ngừng tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng thì bệnh sẽ tự khỏi sau vài ngày.
Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa do dị ứng thuốc gây
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc chống động kinh, thuốc lợi tiểu không đúng liều lượng sẽ dẫn đến các phản ứng chống lại hệ miễn dịch. Cơ thể sẽ bị kích thích gây ra hiện tượng nổi mẩn đỏ không ngứa ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể, bao gồm ở háng.
Tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa thường chỉ kéo dài vài ngày sau khi người bệnh ngừng sử dụng thuốc. Tuy nhiên với trường hợp người bệnh có cơ địa yếu, thường dễ bị mẫn cảm quá mức với các kích ứng và có thể gây ra hiện tượng suy hô hấp.
Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa do phát ban
Phát ban xảy ra nhiều vào mùa hè và thường gặp ở trẻ sơ sinh, đối tượng có thân nhiệt cao và làn da nhạy cảm. Khi nhiệt độ tăng cao, kết hợp với không khí hanh khô sẽ làm cơ thể nóng lên và đổ nhiều mồ hôi. Tuyến mồ hôi hoạt động liên tục làm các nang lông nở ra, tạo điều kiện cho các vi khuẩn, bụi bẩn xâm nhập vào da và hình thành ban đỏ.
Dấu hiệu đặc trưng của phát ban là nổi mẩn đỏ toàn thân, các nốt mẩn chứa chất lỏng trắng và không gây ngứa. Thông thường, mẩn đỏ sẽ tập trung thành từng mảng tại những vùng da ẩm ướt, đổ nhiều mồ hôi như: háng, dưới cánh tay, ngực.
Bệnh hắc lào
Hắc lào là bệnh da liễu gây ra bởi nấm Dermatophytes, có thể lây lan qua việc sử dụng chung quần áo, khăn tắm,… Người bị bệnh thường sẽ xuất hiện các đốm mẩn đỏ hình đồng xu ở vùng háng, không gây ngứa và đau rát. Bệnh hắc lào tuy không nguy hiểm nhiều đến sức khỏe của người bệnh nhưng gây ra sự bất tiện, khó chịu trong sinh hoạt hằng ngày.
U mềm lây
U mềm lây là bệnh nhiễm trùng da do một loại virus có tên khoa học là Molluscum contagiosum gây ra. Bệnh gây ra những thương tổn trên da như nổi mẩn đỏ hoặc nổi các nốt màu trắng sáp ở vùng háng. Những nốt mẩn đỏ thường cứng, nhẵn, không có các dấu hiệu ngứa ngáy và thường có nước dịch. Khi nước dịch vỡ sẽ làm mẩn lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể.
Bệnh hăm da bẹn
Giống như phát ban đỏ, hăm da thường xuất hiện ở những vùng da đổ nhiều mồ hôi. Nguyên nhân dẫn đến hăm da chính là do ma sát làm da nóng lên. Các vùng trên cơ thể thường nổi mẩn đỏ không ngứa là: háng, các kẽ bàn chân, kẽ ngực, các nếp gấp ở bụng, dưới cổ. Trong một số trường hợp, hăm da có thể gây ra tình trạng mẩn ngứa cho người bệnh.

Mụn cóc sinh dục
Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa chính là một trong những dấu hiệu phổ biến của bệnh mụn cóc sinh dục. Nhìn chung, mụn cóc sinh dục là bệnh phổ biến và không quá nguy hiểm. Bệnh thường xảy ra đối với những người đã có quan hệ tình dục.
Mụn cóc sinh dục thường phát triển ở các mô mềm ẩm cạnh bộ phận sinh dục và gây ra tình trạng nổi mẩn đỏ ở háng. Các nốt mẩn này có kích thước nhỏ như những hạt mụn nước li ti và không gây ngứa ngáy.
Bệnh giang mai
Giang mai là bệnh do vi khuẩn có tên khoa học là Treponema pallidum gây ra. Giang mai thường lây nhiễm qua ba đường: từ mẹ sang con, quan hệ tình dục không an toàn và đường máu. Thời gian ủ bệnh giang mai tương đối dài, thông thường từ 10 đến 90 ngày.
Các nốt mẩn đỏ do giang mai gây ra có hình bầu dục, cứng, nhẵn và không chứa mủ. Người bị bệnh giang mai giai đoạn đầu thường có các triệu chứng nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa, không đau. Sau một thời gian, các nốt mẩn sẽ xuất hiện nhiều ở lòng bàn tay, bàn chân và lây lan toàn bộ cơ thể.
Các triệu chứng khác đi kèm nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa
Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa chủ yếu là các bệnh ngoài da lành tính, không gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên, nổi mẩn ở háng gây ra nhiều bất tiện trong đời sống hàng ngày. Theo chia sẻ của các chuyên gia sức khỏe, bên cạnh triệu chứng nổi mẩn đỏ ở háng, người bệnh còn có thể xuất hiện một số triệu chứng sau:
- Các nốt mẩn đỏ sau một thời gian xuất hiện nhiều hơn, làm cho vùng mô da dưới háng trở nên sưng phù.
- Bị đau rát, buốt khi quan hệ tình dục.
- Đi vệ sinh trở nên khó khăn hơn do bị tiểu buốt.
- Xung quanh vùng xương chậu hay bị mỏi nhức, khó chịu.
- Bộ phận sinh dục bị phồng, có dấu hiệu tiết dịch nhiều hơn. Ở một số người dịch tiết ra thường có màu vàng hoặc xanh.
Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, sốt cao, viêm họng, nổi hạch bạch huyết. Các triệu chứng kéo dài khiến người bệnh mất ngủ, sụt cân, ảnh hưởng đến sức khỏe. Khi xuất hiện các triệu chứng này đi kèm tình trạng nổi mẩn đỏ, bạn nên đến bác sĩ để được kiểm tra, xét nghiệm và điều trị kịp thời.

Các cách điều trị nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa
Háng là bộ phận nhạy cảm trên cơ thể. Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa sẽ làm bạn khó chịu, tự ti, ngại gần gũi với “người ấy”. Vì vậy, để điều trị tình trạng này, bạn có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây:
Điều trị nổi mẩn đỏ ở háng bằng bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian sẽ có thể phát huy tác dụng với trường hợp nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa, giúp người bệnh kiểm soát tình trạng bệnh. Ví dụ như:
- Tinh dầu trà: Tinh dầu trà chứa nhiều hoạt chất tự nhiên giúp kháng viêm, diệt khuẩn vô cùng hiệu quả. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp tinh dầu trà và dầu dừa để thoa lên vùng da bị nổi mẩn ở háng vào mỗi buổi sáng và trước khi đi ngủ để cải thiện triệu chứng.
- Sài đất: Chọn một ít sài đất tươi, rửa sạch và giã nhỏ với muối. Dùng hỗn hợp vừa giã đắp lên vùng da nổi mẩn đỏ ở háng để các hoạt chất thấm sâu vào da. Một số hoạt chất có trong sài đất sẽ giúp chữa trị các nốt mẩn đỏ ngứa và các triệu chứng viêm da.
- Tỏi đen: Tỏi có tính ấm, can vị được sử dụng để sát khuẩn, tiêu viêm các vùng da nổi mẩn, dị ứng, mề đay. Ngoài ra chất chống oxy hóa trong tỏi giúp cải thiện làn da mạnh khỏe, tăng sức đề kháng cho da. Người bệnh có thể ngâm tỏi đen với rượu để thoa lên vùng da nổi mẩn đỏ ở háng.
Các bài thuốc dân gian chỉ phù hợp khi sử dụng cho những trường hợp bệnh nhẹ, các triệu chứng nổi mẩn ở háng không nghiêm trọng. Người bệnh cần kiên trì khi lựa chọn phương thức chữa bệnh này.
Điều trị nổi mẩn đỏ ở háng bằng thuốc Tây y
Hiện nay, nhiều người sử dụng thuốc Tây để điều trị các triệu chứng nổi mẩn đỏ ở háng. Tùy vào từng biểu hiện và triệu chứng mà người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây:
- Thuốc kháng Histamin H1 dạng uống: Thuốc có công dụng kháng viêm, giảm nhanh các triệu chứng nổi mẩn đỏ ở háng.
- Thuốc bôi sát trùng ngoài da: Thuốc Steroid, dung dịch Jarish, thuốc mỡ corticoid có tác dụng tiêu độc, kháng viêm, hạn chế nhiễm khuẩn ở các vùng da nổi mẩn hiệu quả.
- Thuốc làm ẩm da: Một số loại thuốc làm ẩm da thường được sử dụng là urea 10% hoặc petrolatum, chất làm ẩm da, kem dưỡng chứa kẽm. Các loại thuốc này có công dụng cung cấp các dưỡng chất cần thiết để da duy trì độ ẩm nhất định, hạn chế tình trạng sưng phù, bóc vảy do da khô tại vùng háng.
Thuốc Tây y thường có nhiều tác dụng phụ nên người bệnh cần sử dụng thuốc theo đơn kê hoặc theo hướng dẫn của dược sĩ để đảm bảo an toàn.

Điều trị bằng thuốc Nam
Thuốc Nam có ưu điểm lành tính, hiệu quả điều trị tận gốc, phù hợp với mọi trường hợp bệnh nhân. Nếu đang bị nổi mẩn đỏ ở háng do dị ứng tiếp xúc, phát ban, mề đay, các bạn có thể tham khảo BÀI THUỐC MỀ ĐAY ĐỖ MINH của Nhà thuốc nam gia truyền 5 đời Đỗ Minh Đường chúng tôi.
KHÁM PHÁ: Bài thuốc gia truyền 150 năm Mề đay Đỗ Minh dứt điểm nổi mẩn đỏ, ngứa, dị ứng, mề đay
MỀ ĐAY ĐỖ MINH – Bí quyết trị bệnh HIỆU QUẢ, AN TOÀN, hơn 150.000 bệnh nhân chứng thực
Đây là bài thuốc ĐỘC QUYỀN và chỉ được kê đơn tại nhà thuốc Đỗ Minh Đường. Chúng tôi không bán tràn lan tại các hiệu thuốc, nhà thuốc tư nhân khác. Chúng tôi cũng không hợp tác hay ủy quyền cho các đơn vị khác khai thác. Do đó, mọi người cần chú ý để tránh bị lừa.
Quay lại với bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh, đây là bài thuốc:
Được bào chế từ 100% THẢO DƯỢC SẠCH, KHÔNG TÁC DỤNG PHỤ
Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh gồm 3 loại thuốc nhỏ. Mỗi loại thuốc được bào chế từ 20-30 vị thuốc khác nhau.
- Thuốc đặc trị bệnh: Diệp hạ châu bồ công anh, hạ khô thảo,…
- Thuốc bổ gan dưỡng huyết: Cà gai leo, bồ công anh, nhân trần, lá chanh,…
- Thuốc bổ thận giải độc: Tơ hồng xanh, xích đồng, hoàng kỳ,…
Tính tổng vị thuốc sử dụng trong bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh là gần 50 loại khác nhau. Mỗi dược liệu có thành phần dược tính khác nhau nhưng khi được hòa trộn theo TỶ LỆ VÀNG bí truyền 5 đời dòng họ Đỗ Minh kết hợp theo nguyên tắc QUÂN – THẦN – TÁ – SỨ, chúng sẽ bổ trợ và cho hiệu quả tốt nhất.
Kể từ khi ra đời đến nay (từ thế kỷ XIX), bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh đã được hơn 150.000 bệnh nhân tin tưởng sử dụng, 90% đạt kết quả tốt và đặc biệt 100% KHÔNG GẶP TÁC DỤNG PHỤ. Sở dĩ như vậy bởi:
- Bài thuốc không trộn lẫn tân dược và chất bảo quản.
- Dược liệu có nguồn gốc rõ ràng, thu hái tại các vườn thảo dược hữu cơ, phát triển thuần tự nhiên, không chứa tàn dư chất bảo quản thực vật của nhà thuốc chúng tôi ở Hòa Bình, Hưng Yên và Gia Lâm (Hà Nội).
- Sử dụng 100% DƯỢC LIỆU SẠCH, được kiểm định cẩn thận về chất lượng và thành phần dược tính.
Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh phù hợp với cả trường hợp bệnh nhân là người già, trẻ em, bà bầu, phụ nữ đang cho con bú.
Bài thuốc vừa trị bệnh vừa hỗ trợ tăng cường sức đề kháng
Như đã đề cập tới ở trên, bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của chúng tôi gồm có 3 loại thuốc nhỏ. Mỗi loại thuốc sẽ có chức năng, nhiệm vụ riêng nhưng kết hợp lại nó sẽ giúp trị DỨT ĐIỂM tình trạng dị ứng, phát ban, mề đay và hỗ trợ bồi bổ, nâng cao thể trạng cho người bệnh.
Chia sẻ về cơ chế tác động của bài thuốc, lương y Đỗ Minh Tuấn – GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường chúng tôi, cho biết: “Bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh lấy tiêu độc, trừ tà làm cốt lõi, kháng viêm, định thần làm bổ trợ, trị bệnh theo cơ chế SONG TIÊU – ĐỒNG DƯỠNG.
Song tiêu ở đây có nghĩa là tiêu viêm, tiêu độc, đào thải độc tố, loại bỏ căn nguyên gây bệnh, phục hồi làn da bị tổn thương. Đồng dưỡng là dưỡng huyết, dưỡng tâm, bồi bổ, phục hồi chức năng tạng phế, nâng cao hệ miễn dịch, ngừa tái phát”.
Hiệu quả bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh của chúng tôi đã được nhiều người bệnh phản hồi lại.
Video: Diễn viên Nguyệt Hằng và một số bệnh nhân chia sẻ về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh
Ngoài ra, nhiều người cũng để lại bình luận trực tiếp trên các bài đăng trên fanpage của Nhà thuốc chúng tôi. Độc giả có thể tham khảo thêm:
THAM KHẢO: [GÓC PHẢN HỒI] Hiệu quả bài thuốc Mề đay Đỗ Minh qua khảo sát và chia sẻ của người bệnh
Dùng bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh bao lâu thì khỏi bệnh? Đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của tất cả bệnh nhân khi quan tâm tới bài thuốc này của chúng tôi. Trên thực tế, thời gian điều trị ở mỗi người sẽ khác nhau, tùy thuộc vào cơ địa, thể trạng, mức độ bệnh. Thông thường CHỈ SAU 1 LIỆU TRÌNH, triệu chứng nổi mẩn đỏ ở háng sẽ thuyên giảm đáng kể. Tuy nhiên có những trường hợp bệnh nhân thể trạng kém, bị mề đay, phát ban mãn tính, cơ địa chậm đáp ứng với thuốc thì cần phải dùng tới 3-4 tháng thuốc mới khỏi dứt điểm.
Nhìn chung là sau khi thăm khám, các lương y, bác sĩ tại nhà thuốc chúng tôi sẽ tư vấn LIỆU TRÌNH CÁ NHÂN HÓA phù hợp và đồng hành cùng mọi người trong suốt thời gian điều trị. Với bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh, nếu người bệnh không có thời gian đun sắc thuốc, chúng tôi sẽ sử dụng hệ thống nồi chưng cất hiện đại để hỗ trợ bào chế thuốc thành dạng cao đặc, đóng lọ thủy tinh. Thuốc dạng cao vẫn giữ nguyên hàm lượng dược tính của các cây thuốc, giúp người bệnh dễ hấp thu hơn.
Mọi thông tin chi tiết về bài thuốc Mề Đay Đỗ Minh, các bạn có thể liên hệ trực tiếp đến Nhà thuốc nam Đỗ Minh Đường chúng tôi. Chữa sớm khỏi sớm, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe!
Một số lời khuyên của bác sĩ khi bị nổi mẩn đỏ ở háng
Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa là bệnh da liễu khá lành tính. Tuy nhiên người bệnh không nên chủ quan, bỏ qua các triệu chứng khác của bệnh bởi đây có thể là dấu hiệu của các bệnh lý khác. Khi xuất hiện các nốt mẩn đỏ ở háng không ngứa kèm theo một số triệu chứng bất thường, người bệnh nên đến các cơ sở y tế uy tín để được xét nghiệm, chẩn đoán bệnh chính xác.
Ngoài ra khi bị nổi mẩn đỏ ở háng, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau để cải thiện tình trạng bệnh:
- Tắm rửa, vệ sinh cơ thể hàng ngày bằng các sản phẩm làm sạch có độ pH phù hợp với cơ thể. Người bệnh nên trao đổi với bác sĩ da liễu để lựa chọn sản phẩm thích hợp.
- Sau khi tắm, nên dùng khăn sạch lau kĩ người và vùng háng, tránh mặc đồ khi người còn ẩm ướt.
- Nên lựa chọn các loại quần trong thoáng mát, thoải mái để vùng háng được thoáng mát.
- Không tự ý dùng tay nặn, gãi vào các nốt mẩn đỏ, tránh hiện tượng chảy máu, bội nhiễm da.
- Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, rèn luyện thể dục để giúp nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, chống lại bệnh
Nổi mẩn đỏ ở háng không ngứa là vấn đề nhạy cảm nên nhiều người bệnh thường giấu diếm, e ngại không đi khám hay dùng thuốc điều trị. Suy nghĩ sai lầm này khiến cho các triệu chứng nổi mẩn trở nên nguy hiểm hơn. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân mình, người bệnh nên sớm đi gặp bác sĩ thăm khám và điều trị.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!